Quy định quy trình tống đạt văn bản tố tụng - Tống đạt là gì?

Các phương thức tống đạt văn bản là gì? Quy định về quy trình tống đạt văn bản tố tụng trực tiếp cho cá nhân/tổ chức và thẩm quyền tống đạt văn bản tố tụng.

I. Tống đạt là gì? 

1. Khái niệm tống đạt

Tống đạt được hiểu là việc cơ quan tiến hành tố tụng (như Tòa án, Viện kiểm sát hay cơ quan thi hành án) thực hiện việc thông báo, bàn giao giấy tờ, tài liệu cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và các cá nhân/tổ chức có liên quan theo quy định cụ thể của pháp luật tố tụng.

Các giấy tờ, tài liệu tống đạt bao gồm:

  • Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
  • Giấy triệu tập, giấy báo, giấy mời của cơ quan tiến hành tố tụng;
  • Bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền;
  • Bản cáo trạng, quyết định kháng nghị... của Viện kiểm sát;
  • Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan thi hành án có thẩm quyền;
  • Các văn bản tố tụng khác có liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc;
  • Các quyết định, thông báo, biên bản có liên quan trong quá trình tố tụng như: quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ/tạm đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định khởi tố vụ án/bị can…
2. Các phương thức tống đạt văn bản tố tụng

Căn cứ theo quy định pháp luật, các phương thức tống đạt văn bản tố tụng bao gồm: 

  • Phương thức niêm yết công khai;
  • Phương thức trực tiếp giao văn bản cho người nhận;
  • Phương thức điện tử theo yêu cầu của người nhận phù hợp với quy định pháp luật;
  • Phương thức thực hiện việc thông báo thông qua phương tiện truyền thông đại chúng;
  • Phương thức tống đạt qua dịch vụ bưu chính hoặc cá nhân/tổ chức được ủy quyền tống đạt;
  • Phương thức tống đạt khác theo quy định.

II. Người có thẩm quyền thực hiện tống đạt văn bản tố tụng

Tống đạt văn bản tố tụng do các cá nhân/tổ chức có thẩm quyền theo quy định sau đây thực hiện:

  • Người tiến hành tố tụng hoặc các cá nhân thuộc cơ quan ban hành văn bản cần tống đạt được phân công nhiệm vụ thực hiện việc tống đạt;
  • UBND cấp xã/phường nơi người tham gia tố tụng cư trú hoặc trụ sở cơ quan/tổ chức nơi người tham gia tố tụng làm việc trong trường hợp Tòa án có yêu cầu;
  • Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng);
  • Nhân viên làm việc tại các đơn vị dịch vụ bưu chính;
  • Cá nhân/tổ chức có thẩm quyền tống đạt;
  • Những người có thẩm quyền khác theo quy định pháp luật.

III. Quy định về thủ tục, quy trình tống đạt văn bản tố tụng trực tiếp 

Thủ tục tống đạt trực tiếp văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định sau:

  • Văn bản tố tụng được tống đạt đến địa chỉ của người nhận theo phương thức và nội dung mà các đương sự đã gửi yêu cầu cho Tòa án;
  • Văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho cá nhân theo đúng quy định;
  • Trường hợp người được tống đạt thay đổi nơi cư trú và đã thông báo thông tin đến Tòa án thì tài liệu, giấy tờ tống đạt phải được giao tại địa chỉ mới;
  • Đương sự nhận tài liệu tống đạt phải ký nhận hoặc điểm chỉ theo đúng quy định. Trường hợp người nhận tống đạt không thông báo thông tin địa chỉ mới thay đổi cho Tòa án biết thì xử lý theo quy định cụ thể tại Điều 179 và Điều 180 của Bộ luật Tố tụng dân sự;
  • Trường hợp người được tống đạt văn bản tố tụng từ chối nhận tài liệu thì người thực hiện việc tống đạt phải lập biên bản. Nội dung của biên bản cần nêu rõ lý do việc từ chối nhận, đồng thời biên bản phải có xác nhận của đại diện tổ dân phố/công an xã về việc đương sự từ chối nhận;
  • Trường hợp người được tống đạt vắng mặt tại địa chỉ cư trú thì người thực hiện tống đạt phải lập biên bản và giao cho 1 trong các đối tượng bên dưới, người nhận thay phải cam kết giao tận tay cho người được tống đạt:
    • Giao cho người thân thích ở cùng nơi cư trú của người nhận với điều kiện người này đủ yêu cầu về năng lực dân sự theo quy định;
    • Giao cho tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn để họ ký nhận hoặc điểm chỉ thay.
  • Trường hợp người được tống đạt vắng mặt tại địa chỉ cư trú mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ mới sau khi thay đổi của họ thì người có thẩm quyền tống đạt phải:
    • Lập biên bản về việc tống đạt không thành có xác nhận của đại diện tổ dân phố/công an xã;
    • Thực hiện tống đạt văn bản tố tụng theo hình thức niêm yết công khai theo đúng quy định.

Lưu ý:

1) Trong các trường hợp nêu trên, biên bản về việc tống đạt sau khi lập phải được lưu trong hồ sơ vụ án giải quyết.

2) Nếu người nhận tống đạt không phải là cá nhân mà là cơ quan/tổ chức thì việc tống đạt tài liệu phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện hợp pháp khác và những người này phải ký nhận theo đúng quy định.

IV. Các câu hỏi liên quan đến quy định pháp luật về tống đạt văn bản tố tụng

1. Văn bản tố tụng cần tống đạt bao gồm các tài liệu, giấy tờ nào?

Văn bản tố tụng cần tống đạt bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau: 

  • Bản án/quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
  • Giấy triệu tập, giấy báo, giấy mời của cơ quan tiến hành tố tụng;
  • Bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền;
  • Bản cáo trạng, quyết định kháng nghị... của Viện kiểm sát;
  • Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan thi hành án có thẩm quyền;
  • Các văn bản tố tụng khác có liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc;
  • Các quyết định, thông báo, biên bản có liên quan trong quá trình tố tụng như: quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ/tạm đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định khởi tố vụ án/bị can…

2. Tống đạt văn bản tố tụng có thể thực hiện theo các phương thức nào?

Căn cứ theo quy định pháp luật, các phương thức tống đạt văn bản tố tụng bao gồm: 

  • Phương thức niêm yết công khai;
  • Phương thức trực tiếp giao văn bản cho người nhận;
  • Phương thức điện tử theo yêu cầu của người nhận phù hợp với quy định pháp luật;
  • Phương thức thực hiện việc thông báo thông qua phương tiện truyền thông đại chúng;
  • Phương thức tống đạt qua dịch vụ bưu chính hoặc cá nhân/tổ chức được ủy quyền tống đạt;
  • Phương thức tổng đạt khác theo quy định.

3. Cá nhân hay cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện tống đạt văn bản tố tụng?

Việc thực hiện tống đạt văn bản tố tụng do các cá nhân/tổ chức có thẩm quyền theo quy định sau đây thực hiện:

  • Người tiến hành tố tụng hoặc các cá nhân thuộc cơ quan ban hành văn bản cần tống đạt được phân công nhiệm vụ thực hiện việc tống đạt;
  • UBND cấp xã/phường nơi người tham gia tố tụng cư trú hoặc trụ sở cơ quan/tổ chức nơi người tham gia tố tụng làm việc trong trường hợp Tòa án có yêu cầu;
  • Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng);
  • Nhân viên làm việc tại các đơn vị dịch vụ bưu chính;
  • Cá nhân/tổ chức có thẩm quyền tống đạt;
  • Những người có thẩm quyền khác theo quy định pháp luật.

Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH