Các quy định giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp nhà ở

Quy định hòa giải tranh chấp đất đai (giải quyết tranh chấp nhà ở, đất đai). Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ và chưa có sổ đỏ.

Tranh chấp đất đai, nhà ở là một trong những tranh chấp phổ biến và phức tạp nhất hiện nay liên quan đến những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Để nắm rõ các quy định cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở, mời bạn cùng Anpha tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết sau đây.

I. Tranh chấp đất đai, nhà ở là gì?

Tranh chấp đất đai, nhà ở là sự mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất hoặc sở hữu tài sản gắn liền với đất. Mâu thuẫn này có thể là giữa hai hoặc nhiều bên có liên quan đến đất đai, nhà ở.

II. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở gắn liền với đất

Tùy vào từng trường hợp tranh chấp đất đai, nhà ở cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có thể là:

  • Tòa án nhân dân (TAND);
  • Ủy ban nhân dân (UBND.

1.1. Trường hợp Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở gắn liền với đất

Việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án trong các trường hợp:

  • Đương sự có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
  • Đương sự không có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và không chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền mà chọn khởi kiện ra Tòa án.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án được xác định như sau:

Cơ quan thẩm quyền Trường hợp
TAND cấp huyện Tranh chấp không có đương sự ở nước ngoài, không có tài sản ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp
TAND cấp tỉnh Tranh chấp có đương sự ở nước ngoài/có tài sản ở nước ngoài/cần phải ủy thác tư pháp
Tranh chấp về đất đai có tính chất phức tạp từ TAND cấp huyện đẩy lên

1.2. Trường hợp UBND giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở gắn liền với đất

Việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND trong trường hợp:

  • Đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ có giá tương đương theo quy định của Luật Đất đai;
  • Đồng thời, đương sự không chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định như sau:

Cơ quan Trường hợp Lưu ý

Chủ tịch UBND cấp huyện

Tranh chấp giữa hộ gia đình/cá nhân

Nếu đương sự không đồng ý với kết quả giải quyết thì có quyền:

- Khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính

- Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Tranh chấp mà một bên là tổ chức/cơ sở tôn giáo/đương sự có yếu tố nước ngoài

Nếu đương sự không đồng ý với kết quả giải quyết thì có quyền:

- Khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính

- Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Lưu ý:

Hiện nay, đối với trường hợp tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất thì theo quy định pháp luật, việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, nơi có đất tranh chấp là thủ tục bắt buộc.

Để được Tòa án/UBND cấp trên xem xét thụ lý, giải quyết thì người yêu cầu phải cung cấp biên bản hòa giải đã được lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

Theo đó, biên bản hòa giải tranh chấp đất đai phải bao gồm các nội dung sau:

  1. Thời gian, địa điểm thực hiện việc hòa giải tranh chấp đất đai;
  2. Thành phần những người tham dự buổi hòa giải;
  3. Nội dung tóm tắt tranh chấp, trong đó bao gồm: nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp…;
  4. Ý kiến của hội đồng giải quyết;
  5. Những nội dung các bên thỏa thuận được/không thỏa thuận được.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai.

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhà ở

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhà ở thuộc về các cơ quan sau:

➨ Tòa án nhân dân

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về nhà ở giữa các cá nhân, tổ chức liên quan đến hợp đồng về nhà ở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư.

➨ UBND cấp tỉnh

UBND tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với:

  • Tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước giao cho địa phương quản lý;
  • Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư và các vấn đề liên quan đến việc quản lý/sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung.

Lưu ý:

1) Trường hợp nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước được giao cho cơ quan trung ương quản lý thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng.

2) Sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp, nếu đương sự không đồng ý thì có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.

III. Quy định về hòa giải tranh chấp đất đai, nhà ở

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp về đất đai, nhà ở hòa giải với nhau trước khi giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, đối với các loại tranh chấp đất đai, nhà ở sau đây thì không bắt buộc phải hòa giải mà các bên tranh chấp vẫn có quyền khởi kiện để đề nghị Tòa án giải quyết:

  • Tranh chấp về quyền thừa kế di sản là đất đai, nhà ở;
  • Tranh chấp liên quan đến giao dịch về đất đai, nhà ở như: mua bán, thế chấp, thuê…;
  • Tranh chấp phân chia tài sản trong quá trình ly hôn.

Có thể bạn quan tâm:

>> Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai;

>> Tranh chấp tài sản thừa kế;

>> Tranh chấp tài sản sau ly hôn.

IV. Các câu hỏi liên quan đến quy định về giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở

1. Các tranh chấp đất đai nào không bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án?

Đối với các loại tranh chấp đất đai sau đây thì không bắt buộc phải hòa giải mà các bên tranh chấp vẫn có quyền khởi kiện để đề nghị Tòa án giải quyết:

  • Tranh chấp về quyền thừa kế di sản là đất đai, nhà ở;
  • Tranh chấp liên quan đến giao dịch về đất đai, nhà ở như: mua bán, thế chấp, thuê…;
  • Tranh chấp phân chia tài sản trong quá trình ly hôn.

>> Xem thêm: Các tình huống tranh chấp đất đai.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp nào?

Việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án trong các trường hợp:

  • Đương sự có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
  • Đương sự không có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và không chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền mà chọn khởi kiện ra Tòa án.

>> Tham khảo chi tiết: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

3. Danh mục hồ sơ tài liệu khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án bao gồm những tài liệu nào?

Danh sách các giấy tờ và tài liệu cần thiết để nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án có thẩm quyền bao gồm:

  1. Đơn khởi kiện (nêu rõ thông tin người khởi kiện, người bị kiện, nội dung tranh chấp, yêu cầu của người khởi kiện và các thông tin liên quan khác theo quy định);
  2. Giấy tờ pháp lý cá nhân của người khởi kiện (CMND/CCCD/hộ chiếu, xác nhận thông tin cư trú...);
  3. Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp (nếu có);
  4. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của người khởi kiện (sổ đỏ/sổ hồng hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất);
  5. Giấy tờ, tài liệu liên quan đến tranh chấp đất đai (nếu có - tài liệu liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất…);
  6. Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan đến tranh chấp chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Lưu ý:

Riêng đối với trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì biên bản hòa giải tại UBND cấp xã, nơi có đất tranh chấp là giấy tờ bắt buộc phải có.

4. Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai phải bao gồm các nội dung nào?

Các nội dung cơ bản của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:

  1. Thời gian, địa điểm thực hiện việc hòa giải tranh chấp đất đai;
  2. Thành phần những người tham dự buổi hòa giải;
  3. Nội dung tóm tắt tranh chấp, trong đó bao gồm: nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp…;
  4. Ý kiến của hội đồng giải quyết;
  5. Những nội dung các bên thỏa thuận được/không thỏa thuận được.

>> Tham khảo và tải miễn phí: Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai.

Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH