Quyền sử dụng đất là gì? Quy trình, thủ tục làm sổ đỏ (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) với đất tặng cho như thế nào? Quy định về tặng cho đất là gì?
Hiện nay, nhiều gia đình, cha mẹ thường sang tên cho con đất đai, nhà ở gắn liền với đất theo hình thức tặng cho thay vì thừa kế. Vậy thủ tục làm sổ đỏ đối với đất được tặng cho được tiến hành như thế nào? Cần đáp ứng điều kiện gì? Bài viết dưới đây của Anpha sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Quyền sử dụng đất là gì?
Quyền sử dụng đất là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các thuộc tính của đất. Theo đó, tổ chức, cá nhân sở hữu quyền sử dụng đất có quyền khai thác thuộc tính đất đai để phục vụ cho nhu cầu, mục tiêu của mình một cách hợp pháp.
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhà nước trao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau và gián tiếp quản lý đất đai thông qua các hình thức trao quyền đó.
Tặng cho quyền sử dụng đất là gì?
Tặng cho quyền sử dụng đất là quyền của người sử dụng đất được quy định trong Luật Đất đai 2013. Tặng, cho quyền sử dụng đất được xem là một hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng giá trị thanh toán bằng không.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ thể khác nhưng không có sự trao đổi về vật chất để đổi lấy quyền sử dụng đất đó.
Thủ tục làm sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) với đất tặng cho
1. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) với đất được tặng cho còn được gọi là thủ tục cho tặng đất hay thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất.
Quy trình xin giấy chứng nhận sử dụng đất trong trường hợp tặng cho tại cơ quan nhà nước được thực hiện theo 4 bước sau đây:
➧ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chủ thể có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuẩn bị 1 bộ hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
➧ Bước 2: Nộp hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
- UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất;
- Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện/quận;
- Văn phòng đăng ký đất đai nếu tại địa phương chưa có chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng đăng ký đất đai tại Hà Nội - Đà Nẵng - TP. HCM.
➧ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ của công dân
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và ra thông báo bổ sung nếu người đề nghị thực hiện hồ sơ chưa đầy đủ hay chưa nộp lệ phí.
Sau khi hồ sơ đầy đủ, cơ quan tiếp nhận ghi vào sổ tiếp hồ sơ và gửi biên nhận ngày hẹn kết quả cho công dân.
➧ Bước 4: Giải quyết hồ sơ và trả kết quả
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ của công dân;
- Đối với các xã miền núi, vùng sâu vùng xa hoặc vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì thời hạn giải quyết được tăng thêm 15 ngày.
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, cơ quan giải quyết hồ sơ ra thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuế cho người thực hiện thủ tục. Cá nhân, hộ gia đình yêu cầu thực hiện thủ tục tiến hành nộp thuế theo quy định và xuất trình giấy tờ về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế tại thời điểm nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký tài sản gắn liền với đất - 15 ngày.
Thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được tặng cho (hay hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất) được quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
Hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất gồm có:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (mẫu số 09/ĐK);
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được xác lập hợp pháp;
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (*);
- Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất thể hiện việc đồng ý cho chủ sở hữu của tài sản gắn liền với được tặng cho tài sản trong trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Các loại giấy tờ theo quy định tại các Điều 31, 33, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thể hiện việc đăng ký tài sản gắn liền với đất (giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, rừng cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng, công trình xây dựng không phải là ở…);
- Các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật, tùy từng trường hợp cụ thể.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất.
Lưu ý:
(*) Trường hợp bên tặng cho chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cung cấp bản gốc 1 trong các giấy tờ dưới đây thay cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013:
- Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước ngày 15/10/1993;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời;
- Giấy tờ về thừa kế, nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng;
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá hoặc mua nhà hợp pháp;
- Các loại giấy tờ khác liên quan đến việc xác lập quyền sử dụng đất được cấp trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính Phủ và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai 2013 (sổ mục kê, sổ kiến điền được xác lập hợp pháp trước ngày 18/12/1980);
- Các loại giấy tờ chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước thẩm quyền chế độ cũ cấp;
- Giấy tờ của lâm trường, nông trường quốc doanh thể hiện việc giao đất cho người lao động để làm nhà ở, giấy tờ thể hiện danh sách người dân được di dân lên vùng kinh tế mới hoặc khu tái định cư…).
Người sử dụng đất được tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
➧ Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trừ 2 trường hợp sau:
- Người tặng cho là người nước ngoài/người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài nhận được quyền sử dụng đất thông qua thừa kế, nhưng họ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do thuộc đối tượng không được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam;
- Người tặng cho là người có quyền sử dụng đất thông qua thừa kế nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
➧ Đất không có tranh chấp
Việc tặng cho chỉ có thể thực hiện khi quyền sử dụng đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết hoàn toàn. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người được nhận quyền sử đất và tránh các vấn đề phát sinh sau này.
➧ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
➧ Còn thời hạn sử dụng đất
- Đối với đất được nhà nước giao hoặc cho thuê có thời hạn, việc tặng cho quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi đất còn trong thời hạn sử dụng;
- Hết thời hạn giao hoặc cho thuê đất thì quyền sử dụng đất của người được giao hoặc cho thuê cũng chấm dứt, nên sẽ không thể thực hiện tặng cho người khác.
➧ Các điều kiện khác theo Điều 191, Điều 192 Luật Đất đai 2013
Ngoài 4 điều kiện trên, việc tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 191, Điều 192 của Luật Đất đai 2013 và đảm bảo thuộc các trường hợp được phép tặng cho. Cụ thể:
- Đối với đất trồng lúa, bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất phải là cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp;
- Đối với đất ở, đất nông nghiệp thuộc khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì bên nhận tặng cho phải là cá nhân, hộ gia đình sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
- Đối với đất của cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được nhà nước giao để sử dụng chỉ được tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được UBND cấp xã xác nhận cá nhân, hộ gia đình đó không còn nhu cầu sử dụng đất do chuyển đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động.
Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục làm sổ đỏ với đất tặng cho
1. Hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất gồm những gì?
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK;
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được xác lập hợp pháp;
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất thể hiện việc đồng ý cho chủ sở hữu của tài sản gắn liền với được tặng cho tài sản trong trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật, tùy từng trường hợp cụ thể.
>> Xem chi tiết: Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được tặng cho.
2. Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất là gì?
Việc tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Một là, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Hai là, đất không có tranh chấp;
- Ba là, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Bốn là, còn thời hạn sử dụng đất;
- Năm là, đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 191, Điều 192 của Luật Đất đai 2013 và đảm bảo thuộc các trường hợp được phép tặng cho.
>> Xem chi tiết: Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất.
3. Làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất ở đâu?
Cha mẹ muốn tặng cho nhà đất cho con cái thì phải tiến hành thủ tục tặng cho nhà đất tại cơ quan có thẩm quyền. Tùy từng tỉnh thành mà có thể làm thủ tục tại 1 trong 3 cơ quan sau:
- UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất;
- Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện/quận;
- Văn phòng đăng ký đất đai nếu tại địa phương chưa có chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
4. Đất đang tranh chấp có thể làm thủ tục cho tặng được không?
Không. Việc tặng cho chỉ có thể thực hiện khi quyền sử dụng đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết hoàn toàn.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Nhi Lê - Phòng Pháp lý Anpha