Quy định và hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế

Quy định tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc và có di chúc. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế. Tải miễn phí hồ sơ khởi kiện chia di sản thừa kế.

I. Tranh chấp thừa kế là gì? Các loại tranh chấp về thừa kế

1. Tranh chấp thừa kế là gì?

Tranh chấp thừa kế là một trong những tranh chấp dân sự phổ biến về việc mâu thuẫn giữa những người thừa kế về lợi ích liên quan đến việc phân chia, quản lý di sản của người đã mất để lại. 

2. Các loại tranh chấp về thừa kế 

Có 4 loại tranh chấp thừa kế chính bao gồm:

  1. Tranh chấp về chia di sản thừa kế: Là loại tranh chấp phổ biến nhất liên quan đến yêu cầu chia di sản thừa kế của những người thừa kế di sản;
  2. Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế: Là tranh chấp phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế, ví dụ như tranh chấp theo yêu cầu của người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với những người thừa kế được chỉ định theo di chúc thừa kế;
  3. Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế: Là tranh chấp phát sinh từ yêu cầu xác định người thừa kế không được quyền hưởng di sản do người đã mất để lại;
  4. Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản liên quan đến di sản của người chết.

II. Quy định về tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc/có di chúc

1. Chủ thể có quyền khởi kiện tranh chấp về thừa kế

Pháp luật hiện nay quy định có 2 hình thức thừa kế (gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật) nên các chủ thể thuộc 2 hình thức này có quyền khởi kiện tranh chấp, cụ thể:

  • Thừa kế theo di chúc: Những người thừa kế được người chết chỉ định hưởng di sản theo nội dung di chúc;
  • Thừa kế theo pháp luật (không theo di chúc): Những người thừa kế theo hàng thừa kế.

Tham khảo thêm: 

>> Quy định về thừa kế theo di chúc và không theo di chúc;

>> Quy định về hàng thừa kế.

2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Căn cứ theo Điều 26, Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế được quy định như sau:

  • Tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện: Giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản;
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Giải quyết tranh chấp thừa kế trong trường hợp tài sản/đương sự ở nước ngoài;
  • Tòa án nơi bị đơn cư trú: Giải quyết tranh chấp trong trường hợp di sản thừa kế là động sản;
  • Tòa án nơi có bất động sản: Giải quyết tranh chấp liên quan đến phân chia di sản thừa kế là bất động sản.
3. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Tùy vào loại tranh chấp thừa kế, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế tính từ thời điểm mở thừa kế, cụ thể:

  • Tranh chấp chia di sản thừa kế: 
    • Đối với động sản: 10 năm;
    • Đối với bất động sản: 30 năm.
  • Xác nhận/bác bỏ quyền thừa kế: 10 năm;
  • Buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản: 3 năm.

III. Hồ sơ khởi kiện chia di sản thừa kế (tranh chấp tài sản thừa kế)

Danh mục các tài liệu khởi kiện tranh chấp thừa kế bao gồm những giấy tờ trong bảng sau đây.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế gồm:

  1. Đơn khởi kiện;
  2. Di chúc (nếu có);
  3. Giấy tờ pháp lý cá nhân của người khởi kiện và người bị kiện (CMND/CCCD/hộ chiếu, xác nhận thông tin cư trú…);
  4. Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  5. Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người khởi kiện (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…);
  6. Các tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người để lại sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  7. Các giấy tờ liên quan khác (nếu có) như:
  • Biên bản giải quyết trong họ tộc;
  • Biên bản giải quyết tại UBND xã/phường;
  • Văn bản từ chối nhận di sản…

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế.

IV. Hướng dẫn trình tự giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản tại Tòa án

Trình tự các bước giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án gồm các bước sau đây:

➧ Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND có thẩm quyền.

Người nộp nộp hồ sơ khởi kiện có thể chọn một trong các hình thức theo quy định, cụ thể bao gồm: 

  • Nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến TAND có thẩm quyền;
  • Nộp online qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

➧ Bước 2: Tòa án gửi thông báo nộp tiền tạm ứng án phí tranh chấp tài sản cho người khởi kiện.

Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và gửi cho người khởi kiện.

➧ Bước 3: Nhận thông báo đóng tạm ứng án phí và nộp tạm ứng án phí tranh chấp thừa kế tài sản.

Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải hoàn thành nộp tiền tạm ứng án phí tranh chấp tài sản thừa kế. Sau đó, đương sự nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí để Tòa án tiến hành các thủ tục tố tụng khác theo quy định.

➧ Bước 4: Tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng.

Sau khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra thông báo thụ lý, sau đó giải quyết vụ án theo đúng trình tự thủ tục tố tụng pháp luật quy định.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp chia tài sản thừa kế.

V. Các câu hỏi thường gặp khi giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản

1. Toà án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế?

Căn cứ theo Điều 26, Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế được quy định như sau:

  • Tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện: Giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản;
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Giải quyết tranh chấp thừa kế trong trường hợp tài sản/đương sự ở nước ngoài;
  • Tòa án nơi bị đơn cư trú: Giải quyết tranh chấp trong trường hợp di sản thừa kế là động sản;
  • Tòa án nơi có bất động sản: Giải quyết tranh chấp liên quan đến phân chia di sản thừa kế là bất động sản.

>> Xem chi tiết: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế.

2. Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bao lâu?

Thời hiệu để khởi kiện yêu cầu chia di sản đối với động sản là 10 năm và đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

>> Xem chi tiết: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế.

3. Tranh chấp thừa kế tài sản bao gồm những loại nào?

Tranh chấp thừa kế tài sản bao gồm 4 loại:

  • Tranh chấp về chia di sản thừa kế; 
  • Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế; 
  • Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế; 
  • Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

>> Xem chi tiết: Các loại tranh chấp về thừa kế.

Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH