Cách khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật (không di chúc)

Trường hợp nào được thừa kế theo pháp luật? Các hàng thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc? Hồ sơ, thủ tục khai nhận di sản thừa kế không có di chúc.

Thừa kế không theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật là hình thức thừa kế được thực hiện theo hàng thừa kế, điều kiện và thủ tục khai nhận di sản thừa kế được pháp luật quy định cụ thể. Cùng Kế toán Anpha tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

I. Trường hợp thừa kế theo pháp luật (thừa kế không có di chúc)

Việc thừa kế theo pháp luật (hay thừa kế không theo di chúc) chỉ được thực hiện trong các trường hợp như sau:

  1. Người để lại di sản chết mà không để lại di chúc;
  2. Di chúc được lập không có hiệu lực pháp lý;
  3. Những người được hưởng thừa kế theo di chúc mất trước hoặc mất cùng thời điểm với người đã mất;
  4. Cơ quan được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm di chúc có hiệu lực;
  5. Người được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, quy định về thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với: 

  1. Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  2. Phần di sản được định đoạt trong nội dung phần di chúc bị vô hiệu.

II. Quy định các hàng thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế không theo di chúc là cá nhân, được phân theo hàng thừa kế dựa trên các mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. 

Quy định thứ tự các hàng thừa kế gồm những người thân thích sau đây của người để lại di sản:

➧ Hàng thừa kế thứ 1 bao gồm: 

  • Vợ hoặc chồng; 
  • Con đẻ, con nuôi;
  • Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi.

➧ Hàng thừa kế thứ 2 bao gồm:

  • Ông, bà nội; ông, bà ngoại; 
  • Anh, chị, em ruột; 
  • Cháu ruột nếu người để lại di sản là ông, bà nội; ông, bà ngoại.

➧ Hàng thừa kế thứ 3 bao gồm:

  • Cụ nội, cụ ngoại;
  • Bác, chú, cậu, cô, dì ruột;
  • Cháu ruột nếu người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột;
  • Chắt ruột trong trường hợp người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 >> Tham khảo ngay: Dịch vụ sang tên sổ đỏ, sổ hồng - Chỉ từ 4.000.000 đồng.

III. Tài liệu, hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật (không có di chúc)

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật (thừa kế không theo di chúc) bao gồm các tài liệu sau đây:

Bộ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế không theo di chúc gồm:

  1. Phiếu yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận di sản thừa kế;
  2. CCCD/hộ chiếu của người được thừa kế;
  3. Tài liệu pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa người chết và người thừa kế: 
  • Giấy đăng ký khai sinh;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn…
  1. Giấy chứng tử hoặc tài liệu có giá trị tương đương (xác nhận đã mất của cơ quan có thẩm quyền) của người để lại di sản thừa kế;
  2. Tài liệu chứng minh về tài sản của người để lại di sản thừa kế: 
  • Sổ đỏ, sổ hồng; 
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe; 
  • Giấy chứng nhận cổ phần/phần vốn góp; 
  • Sổ tiết kiệm…

>> TẢI MIỄN PHÍ: Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của phòng/văn phòng công chứng).

IV. Quy trình, thủ tục khai nhận di sản thừa kế không theo di chúc

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo hình thức thừa kế theo pháp luật gồm 5 bước như sau:

➧ Bước 1: Chuẩn bị, nộp bộ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật tới cơ quan công chứng;

➧ Bước 2: Cơ quan công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận di sản thừa kế sau khi kiểm tra bộ hồ sơ đầy đủ, phù hợp theo quy định;

➧ Bước 3: Cơ quan công chứng niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày làm việc tại trụ sở UBND xã nơi thường trú cuối cùng của người chết;

➧ Bước 4: Cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp sau 15 ngày niêm yết nhưng không có nội dung khiếu nại, tố cáo;

➧ Bước 5: Sau khi công chứng, người thừa kế nhận văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận di sản để thực hiện thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>> Tham khảo: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.

V. Câu hỏi thường gặp về thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

1. Bố mất không để lại di chúc, con đã thành thai nhưng chưa sinh ra được thừa kế không?

Con đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu người chồng mất và không để lại di chúc, với điều kiện đứa con đó vẫn còn sống khi được sinh ra.

Trường hợp người con chết trước khi sinh ra thì phần di sản đó thuộc về những người thừa kế theo pháp luật khác. 

>> Xem thêm: Các hàng thừa kế theo pháp luật.

2. Tổ chức nào có thẩm quyền thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật?

Phòng công chứng và văn phòng công chứng là cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận di sản thừa kế.

3. Nội dung niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận di sản thừa kế?

Nội dung niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận di sản thừa kế phải bao gồm các nội dung:

  • Họ và tên của người để lại di sản; 
  • Họ và tên những người thừa kế; 
  • Mối quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế; 
  • Danh mục các di sản thừa kế. 

Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH