Dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Nhận tư vấn luật - giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, tranh chấp thương mại

1. Chi phí giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại

Tổng đài luật sư Anpha nhận tư vấn luật và giải quyết hầu hết các loại tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng. Cụ thể như là:

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn kỹ thuật;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu…

Phí dịch vụ chính xác sẽ tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của từng loại hợp đồng và giao dịch thương mại. Nhưng Kế toán Anpha cam kết luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất và không phát sinh bất kỳ phí nào trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Lưu ý:

Tiền tạm ứng án phí giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại không bao gồm trong gói dịch vụ.

GỌI NGAY

2. Giấy tờ, tài liệu khách hàng cần cung cấp cho Anpha

Các thông tin, giấy tờ quan trọng mà khách hàng cần cung cấp cho luật sư của Kế toán Anpha khi làm dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại theo như bảng dưới đây.

Khách hàng cần gửi cho luật sư các tài liệu, giấy tờ sau đây:

  1. Tài liệu về tư cách pháp lý:
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Điều lệ hoạt động;
    • Giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có).
  2. Hợp đồng tranh chấp thương mại và các phụ lục sửa đổi, bổ sung (nếu có);
  3. Các giấy tờ, tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng như: công văn, thông báo, biên bản họp, email, tin nhắn trao đổi giữa các bên tranh chấp;
  4. Các tài liệu khác làm căn cứ cho yêu cầu khởi kiện. 

Luật sư Anpha cam kết gì khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại?

Khi giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại, thương hiệu Kế toán Anpha luôn được khách hàng biết đến và được ghi nhận bởi chất lượng dịch vụ, sự chuyên nghiệp và tận tâm. Bởi Anpha có đội ngũ luật sư cùng các chuyên viên pháp lý giỏi nghề, nhạy bén với mọi thay đổi của luật và luôn cam kết:

  1. Tất cả những thông tin tư vấn luật liên quan tranh chấp thương mại luôn tuân thủ quy định của pháp luật nhưng vẫn đảm bảo kết quả có lợi nhất cho khách hàng;
  2. Trực tiếp tham gia đàm phán, thỏa thuận hòa giải tranh chấp cho khách hàng trước khi khởi kiện;
  3. Hỗ trợ thu thập các tài liệu và chứng cứ cần thiết chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
  4. Soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ và các văn bản có liên quan trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án;
  5. Trực tiếp tham gia tố tụng tại Tòa án cũng như thực hiện mọi thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật dưới 1 trong 2 tư cách:
    • Là luật sư của khách hàng;
    • Là người được khách hàng ủy quyền.
  6. Bảo mật tuyệt đối toàn bộ thông tin của khách hàng trong quá trình thực hiện dịch vụ.
✦ Luật sư trực tiếp tham gia: đàm phán, hòa giải & tố tụng tại Tòa

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại của luật sư Anpha

Luật sư của Kế toán Anpha giải quyết tranh chấp thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại dựa trên 2 phương thức:

  1. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, thương lượng;
  2. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án.

Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại theo 2 phương thức trên được thực hiện như sau.

1. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, thương lượng

Sau khi tiếp nhận thông tin về vấn đề tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại của khách hàng, luật sư tại Anpha sẽ tiến hành xử lý vụ việc theo quy trình sau đây:

  • Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại phù hợp nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
  • Tham gia đàm phán và tìm kiếm giải pháp hòa giải hoặc thỏa thuận hợp lý, nhằm giải quyết ổn thỏa tranh chấp mà không cần có sự can thiệp của Tòa án.
2. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Khi công tác đàm phán, thỏa thuận giữa các bên không thành công, luật sư của Anpha sẽ trực tiếp làm thủ tục khởi kiện cho khách hàng, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại theo trình tự sau đây:

  • Bước 1: Soạn thảo đơn kiện và bổ sung các giấy tờ pháp lý cần thiết để hoàn thiện hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền;
  • Bước 3: Sau khi nhận đơn kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí giải quyết tranh chấp thương mại;
  • Bước 4: Luật sư Anpha sẽ trực tiếp nhận thông báo đóng tạm ứng án phí và nộp tiền tạm ứng án phí thay khách hàng trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận thông báo của Tòa án;
  • Bước 5: Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, luật sư Anpha sẽ nhận biên lai và nộp lại cho Tòa án;
  • Bước 6: Tòa án thực hiện việc thụ lý vụ án, xem xét giải quyết vụ án và đưa ra bản án hoặc quyết định phù hợp theo đúng trình tự thủ tục tố tụng. 

Quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa

➧ Thời hiệu khởi kiện: 2 năm kể từ lúc quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Tuy nhiên, có một số trường hợp thời hiệu khởi kiện có thể rút ngắn hoặc kéo dài lâu hơn, cụ thể:

  • Đối với tranh chấp hợp đồng bảo hiểm: 3 năm kể từ lúc tranh chấp xảy ra;
  • Đối với tranh chấp liên quan hợp đồng thuê tàu: 2 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng;
  • Đối với tranh chấp về hư hỏng, mất mát hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: 1 năm kể từ lúc trả hàng hay lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng;
  • Đối với tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng hải: 2 năm kể từ ngày kết thúc hành động cứu hộ…

➧ Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: 

  • Đối với vụ án thường: 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp: 3 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

➧ Thời hạn mở phiên tòa: 1 tháng kể từ ngày có quyết định xét xử sơ thẩm vụ án hoặc kéo dài 2 tháng (nếu có lý do chính đáng).

Lưu ý: 

Trên thực tế xét xử, thời gian giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án thường kéo dài hơn nhiều so với thời gian do pháp luật quy định.

Tranh chấp thương mại là gì? Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?

1. Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại là sự mâu thuẫn hoặc xung đột giữa các cá nhân và tổ chức có đăng ký kinh doanh trong hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch thương mại. 

Các tranh chấp này có thể phát sinh từ nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm:

  • Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại, giao dịch thương mại;
  • Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tranh chấp chuyển giao công nghệ;
  • Tranh chấp các giao dịch chuyển nhượng vốn góp;
  • Tranh chấp liên quan đến việc thành lập, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty…

2. Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?

Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại là sự bất đồng, mâu thuẫn phát sinh giữa các cá nhân và tổ chức có đăng ký kinh doanh khi thực hiện các điều khoản trong hợp đồng thương mại.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại.

Các câu hỏi liên quan đến dịch vụ giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

1. Chi phí giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Anpha là bao nhiêu?

Phí dịch vụ cụ thể sẽ tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của từng loại hợp đồng và giao dịch thương mại.

>> Xem chi tiết: Chi phí giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

2. Cần cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại?

Các thông tin bạn cần cung cấp cho Anpha gồm:

  1. Tài liệu về tư cách pháp lý:
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Điều lệ hoạt động;
    • Giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có).
  2. Hợp đồng tranh chấp và các phụ lục sửa đổi, bổ sung (nếu có);
  3. Các giấy tờ, tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng như: công văn, thông báo, biên bản họp, email, tin nhắn trao đổi giữa các bên tranh chấp;
  4. Các tài liệu khác làm căn cứ cho yêu cầu khởi kiện.

>> Xem chi tiết: Giấy tờ, tài liệu khách hàng cần cung cấp cho Anpha.

3. Luật sư Kế toán Anpha sẽ làm gì khi nhận dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại?

Công việc của luật sư Anpha khi làm dịch vụ tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại gồm:

  1. Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có lợi nhất, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
  2. Tham gia đàm phán, thỏa thuận hòa giải tranh chấp cho khách hàng trước khi khởi kiện;
  3. Hỗ trợ thu thập các tài liệu và chứng cứ cần thiết chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
  4. Soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ và các văn bản có liên quan trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án;
  5. Trực tiếp tham gia quá trình tố tụng tại Tòa án với tư cách người được ủy quyền và thực hiện những thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.

>> Xem chi tiết: Cam kết của luật sư Anpha khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.

4. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Anpha là gì?

Luật sư của Anpha giải quyết tranh chấp thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại dựa trên 2 phương thức:

  • Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, thương lượng;
  • Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án.

>> Xem chi tiết: Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại của luật sư Anpha.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH