Ủy thác tư pháp là gì? Ủy thác tư pháp hình sự là gì? Trường hợp cần ủy thác tư pháp? Cơ quan thẩm quyền yêu cầu ủy thác, hồ sơ và thủ tục ủy thác tư pháp.
Hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự trong thời gian vừa qua giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào quá trình tố tụng giải quyết các vụ án hình sự và công tác phòng - chống tội phạm xuyên quốc gia.
Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
I. Ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự là gì?
1. Khái niệm ủy thác tư pháp
Ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự là một hình thức tương trợ tư pháp, trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài sẽ gửi yêu cầu bằng văn bản để thực hiện các hành vi tư pháp liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự.
Yêu cầu ủy thác tư pháp phải tuân theo quy định của pháp luật nước liên quan hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Các trường hợp cần thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp về hình sự
Căn cứ theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu về việc thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp cụ thể:
- Thu thập các tài liệu, chứng cứ tại nước được yêu cầu nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hình sự;
- Tống đạt các giấy tờ, tài liệu trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cho người đang ở nước được yêu cầu;
- Yêu cầu triệu tập những người làm chứng/giám định mà đang ở nước được yêu cầu uỷ thác;
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân đang ở nước mà mình mang quốc tịch;
- Các trường hợp khác mà pháp luật Việt Nam quy định.
>> Bài viết liên quan: Các quy định về tống đạt văn bản tố tụng.
II. Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp hình sự bao gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Viện kiểm sát nhân dân;
- Tòa án nhân dân.
Các cơ quan tiến hành tố tụng nêu trên có trách nhiệm thực hiện theo trình tự thủ tục quy định, đảm bảo rằng các yêu cầu ủy thác tư pháp phải được thực hiện một cách hiệu quả, đúng pháp luật và bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan.
Hồ sơ ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự bao gồm các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
- Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự yêu cầu ủy thác tư pháp hình sự;
- Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định bao gồm:
- Thời gian (bao gồm ngày, tháng, năm) và địa điểm lập;
- Thông tin về cơ quan có thẩm quyền yêu cầu: tên, địa chỉ;
- Thông tin của cơ quan được yêu cầu: tên, địa chỉ hoặc văn phòng chính;
- Các thông tin của cá nhân/cơ quan liên quan trực tiếp đến nội dung ủy thác tư pháp về hình sự;
- Các nội dung cụ thể về công việc được ủy thác bao gồm: thời hạn và mục đích ủy thác; tiến độ quá trình điều tra, truy tố, xét xử; nội dung tóm tắt vụ án hình sự…
Lưu ý:
Hồ sơ ủy thác tư pháp hình sự nêu trên phải được lập thành 3 bộ theo ngôn ngữ pháp luật quy định.
IV. Thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự
Trình tự thủ tục ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự cụ thể như sau:
➧ Bước 1: Cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) có yêu cầu ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đảm bảo nội dung - hình thức theo quy định và gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
➧ Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tối cao ghi thông tin tiếp nhận vào sổ ủy thác tư pháp, đồng thời kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ, có văn bản nêu rõ lý do;
- Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc thông qua kênh ngoại giao.
➧ Bước 3: Sau khi có kết quả, kể từ thời điểm nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chuyển kết quả đó cho cơ quan có yêu cầu trong thời hạn 5 ngày làm việc.
>> Tìm hiểu thêm: Ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự.
V. Các câu hỏi liên quan đến thủ tục ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự
1. Các trường hợp cần thực hiện ủy thác tư pháp hình sự?
Căn cứ theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu về việc thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp cụ thể:
- Thu thập các tài liệu, chứng cứ tại nước được yêu cầu nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hình sự;
- Tống đạt các giấy tờ, tài liệu trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cho người đang ở nước được yêu cầu;
- Yêu cầu triệu tập những người làm chứng/giám định mà đang ở nước được yêu cầu ủy thác;
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân đang ở nước mà mình mang quốc tịch;
- Các trường hợp khác mà pháp luật Việt Nam quy định.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp hình sự?
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp hình sự bao gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Viện kiểm sát nhân dân;
- Tòa án nhân dân.
Các cơ quan tiến hành tố tụng nêu trên có trách nhiệm thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định để đảm bảo rằng các yêu cầu ủy thác tư pháp được thực hiện một cách hiệu quả, đúng pháp luật và bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan.
3. Hồ sơ ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự bao gồm các tài liệu, giấy tờ nào?
Hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam trong lĩnh vực hình sự bao gồm các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau:
- Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự yêu cầu ủy thác tư pháp hình sự;
- Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định.
Lưu ý:
Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự nêu trên phải được lập thành 3 bộ theo ngôn ngữ pháp luật quy định.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT