Hồ sơ - thủ tục Ly Hôn Đơn Phương Có Yếu Tố Nước Ngoài

Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là gì? Điều kiện & mẫu đơn ly hôn đơn phương với người nước ngoài. Cách ly hôn đơn phương với người nước ngoài.

Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là gì?

1. Ly hôn đơn phương (ly dị đơn phương) là gì?

Ly hôn đơn phương hay ly dị đơn phương là trường hợp ly hôn chỉ xuất phát từ mong muốn của một bên. Khi đó, vợ hoặc chồng đơn phương yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn do không có được sự đồng thuận của người kia về ít nhất một trong các vấn đề sau:

  • Chấm dứt quan hệ vợ chồng (ký vào đơn ly hôn);
  • Phân chia tài sản khi ly hôn;
  • Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn.

>> Xem chi tiết: Ly hôn đơn phương là gì?

2. Như thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Căn cứ tại Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định, việc ly hôn được xem là có yếu tố nước ngoài khi:

  • Vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài;
  • Cả vợ và chồng đều là người nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam vào thời điểm ly hôn.
➨ Từ các quy định kể trên, có thể hiểu ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là việc chỉ vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hoặc cả 2 vợ chồng đều là người nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam.

Điều kiện đơn phương ly hôn với người nước ngoài

Để được Tòa án chấp nhận yêu cầu giải quyết ly hôn, cá nhân phải đáp ứng được một trong các điều kiện tương ứng với các trường hợp ly hôn dưới đây:

➨ Trường hợp người yêu cầu ly hôn là vợ hoặc chồng
  • Có căn cứ chứng minh việc người kia có hành vi bạo lực gia đình;
  • Có chứng cứ chứng minh người kia vi phạm nghiêm trọng về quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân khiến đời sống vợ chồng không thể tiếp tục kéo dài;
  • Người yêu cầu ly hôn có vợ/chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.
➨ Trường hợp người yêu cầu giải quyết ly hôn là mẹ/cha/người thân khác của vợ/chồng
Có căn cứ chứng minh việc người bị yêu cầu ly hôn có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần của người còn lại.

Lưu ý: 

Riêng đối với trường hợp người trực tiếp nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn không phải là vợ/chồng, Tòa án chỉ chấp nhận khi vợ/chồng (tức người thân của người nộp đơn) bị mất nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác.

Thủ tục ly hôn với người nước ngoài - Cách làm đơn ly hôn đơn phương

1. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục ly hôn, thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân.

Cụ thể, trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài (bao gồm ly hôn đơn phương và cả ly hôn thuận tình), cơ quan thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu ly hôn là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi cư trú, làm việc tại Việt Nam của vợ/chồng.

2. Hồ sơ ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài - Tải mẫu đơn ly hôn đơn phương

Bộ hồ sơ, giấy tờ cá nhân cần chuẩn bị để làm thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài, ly dị với người nước ngoài bao gồm:

  1. Đơn khởi kiện (mẫu số 23-DS);
  2. Bản gốc giấy chứng nhận kết hôn (nếu mất bản gốc thì nộp bản sao có chứng thực);
  3. Bản sao giấy khai sinh của các con (trường hợp có con chung);
  4. Bản sao y chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của vợ và chồng;
  5. Bản sao y chứng thực giấy xác nhận thông tin cư trú/xác nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú của vợ và chồng;
  6. Các tài liệu và chứng từ chứng minh tài sản chung (trường hợp có tranh chấp về tài sản):
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
    • Giấy đăng ký xe;
    • Sổ tiết kiệm…
  7. Các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu đơn ly hôn đơn phương (đơn khởi kiện).

Lưu ý:

1) Nếu có bằng chứng chứng minh người kia có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình… cá nhân cần cung cấp cho Tòa án để làm căn cứ xem xét về việc cho ly hôn, phân chia tài sản và quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

2) Nếu một trong các giấy tờ trong bộ hồ sơ ly hôn ở trên do cơ quan nước ngoài cấp thì cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi nộp lên Tòa án.

3) Nếu việc đăng ký kết hôn thực hiện tại nước ngoài thì cần phải làm thủ tục ghi chú kết hôn vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp theo quy định.

4) Trường hợp đương sự xin vắng mặt khỏi phiên xét xử ly hôn thì bổ sung vào hồ sơ đơn đề nghị Tòa án xét xử ly hôn vắng mặt, đồng thời phải có người đại diện tham dự phiên tòa (quy định tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

3. Quy trình ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Cụ thể trình tự thực hiện như sau:

➤ Bước 1. Nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương tại TAND tỉnh, thành phố có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong bộ hồ sơ ly hôn đơn phương theo hướng dẫn của Anpha ở trên, cá nhân tiến hành nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo 3 cách sau:

  • Cách 1: Đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu chính;
  • Cách 3: Ủy quyền cho luật sư hoặc người quen đến nộp hồ sơ tại Tòa án (có kèm văn bản ủy quyền công chứng/chứng thực theo quy định).

➤ Bước 2. Tòa án thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương hợp lệ của công dân, Tòa án thực hiện:

  • Tính số tiền tạm ứng án phí ly hôn tương ứng với trường hợp ly hôn của nguyên đơn;
  • Thông báo cho công dân đóng tạm ứng án phí ly hôn.

➤ Bước 3. Nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn theo thông báo của Tòa án

Sau khi nhận được giấy thông báo từ Tòa án, nguyên đơn (người yêu cầu ly hôn) có trách nhiệm đóng tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, sau đó nộp lại biên lai đóng tạm ứng án phí cho Tòa án.

Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn đóng tạm ứng án phí của cá nhân là trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án.

>> Tham khảo thêm: Án phí ly hôn đơn phương.

➤ Bước 4. Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định

Sau khi nhận được biên lai đóng tiền tạm ứng án phí ly hôn của công dân, Tòa án chính thức thụ lý vụ án.

Theo đó, trong thời hạn 3 ngày làm việc tính từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án thực hiện:

  • Phân công thẩm phán thụ lý vụ án ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài;
  • Tiến hành xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ và tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định.

Tại phiên hòa giải, Tòa án thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài cấp sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm:

>> Thủ tục ly hôn đơn phương;

>> Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.

4. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

Đối với thủ tục ly hôn đơn phương nói chung, thời gian Tòa án giải quyết cho ly hôn cấp sơ thẩm theo quy định pháp luật khoảng từ 4 - 6 tháng. 

Tuy nhiên, trên thực tế nếu vụ án ly hôn của đương sự có xuất hiện các yếu tố như: ly hôn vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con… thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Nếu sau khi nhận bản án ly hôn cấp sơ thẩm của Tòa án, nguyên đơn hoặc bị đơn có kháng cáo, thời gian giải quyết thủ tục ly hôn có thể kéo dài thêm khoảng từ 3 - 4 tháng tính từ thời điểm Toà án tiếp nhận kháng cáo của đương sự (ly hôn cấp phúc thẩm).

Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian Tòa án giải quyết cho ly hôn khoảng từ 12 - 24 tháng (do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp theo quy định).

Câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Muốn ly hôn đơn phương với chồng là người nước ngoài thì nộp đơn ly hôn ở đâu?

Trường hợp bạn muốn đơn phương ly hôn với chồng là người nước ngoài thì nộp đơn ly hôn đến TAND tỉnh, thành phố nơi cư trú, làm việc của chồng.

Trường hợp bị đơn (chồng) đang không ở Việt Nam thì nộp tại TAND tỉnh, thành phố nơi cư trú, làm việc của bị đơn trước khi xuất cảnh.

2. Hồ sơ ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài gồm những giấy tờ gì?

Bộ hồ sơ, giấy tờ cá nhân cần chuẩn bị để làm thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài (ly dị với người nước ngoài) bao gồm:

  1. Đơn khởi kiện (mẫu số 23-DS);
  2. Bản gốc giấy chứng nhận kết hôn (nếu mất bản gốc thì nộp bản sao có chứng thực);
  3. Bản sao giấy khai sinh của các con (trường hợp có con chung);
  4. Bản sao y chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của vợ và chồng;
  5. Bản sao y chứng thực giấy xác nhận thông tin cư trú/xác nhận tạm trú/thẻ tạm trú của vợ và chồng;
  6. Các tài liệu và chứng từ chứng minh tài sản chung (trường hợp có tranh chấp về tài sản):
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
    • Giấy đăng ký xe;
    • Sổ tiết kiệm…
  7. Các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có).

Ngoài ra, nếu có bằng chứng chứng minh người kia có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình… cá nhân cần cung cấp cho Tòa án để làm căn cứ xem xét về việc cho ly hôn, phân chia tài sản và quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn xin ly hôn đơn phương (đơn khởi kiện).

3. Thủ tục đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm những bước nào?

Để được Tòa án giải quyết cho ly hôn có yếu tố nước ngoài, ly hôn với người nước ngoài, cá nhân thực hiện theo quy trình các bước sau:

  • Bước 1. Nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương tại TAND tỉnh, thành phố có thẩm quyền;
  • Bước 2. Tòa án thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Bước 3. Nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn theo thông báo của Tòa án;
  • Bước 4. Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định.

>> Xem chi tiết thủ tục: Ly hôn đơn phương với người nước ngoài.

4. Ly hôn đơn phương vắng mặt được không?

Được. Nếu vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, đương sự có thể nộp đơn đề nghị Tòa án xét xử ly hôn vắng mặt nhưng phải có người đại diện tham dự phiên tòa xét xử. Tuy nhiên vẫn có sự hạn chế như sau:

  • Nếu nguyên đơn không có mặt tại Tòa 2 lần liên tiếp thì được coi là từ bỏ việc khởi kiện → Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn đơn phương;
  • Nếu bị đơn vắng mặt tại phiên triệu tập hợp lệ lần 1, phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 vẫn không có mặt → Tòa án xét xử ly hôn vắng mặt bị đơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục ly hôn vắng mặt.

5. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là bao lâu?

Đối với thủ tục ly hôn đơn phương nói chung, thời gian Tòa án giải quyết cho ly hôn cấp sơ thẩm theo quy định pháp luật khoảng từ 4 - 6 tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế nếu vụ án ly hôn của đương sự có xuất hiện các yếu tố như: ly hôn vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con… thì thời gian có thể kéo dài hơn.

6. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài?

Đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài (bao gồm ly hôn đơn phương và cả ly hôn thuận tình), cơ quan thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu ly hôn là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi cư trú, làm việc tại Việt Nam của bị đơn.

7. Án phí ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài bao nhiêu? Ai là người đóng?

Trường hợp ly hôn đơn phương nói chung (không quy định có yếu tố nước ngoài hay không có yếu tố nước ngoài), mức án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng (nếu không có tranh chấp về tài sản).

Nguyên đơn (người yêu cầu ly hôn) là người chịu án phí sơ thẩm khi ly hôn đơn phương. Việc chịu án phí này không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu giải quyết ly hôn của nguyên đơn hay không.

>> Tham khảo chi tiết: Án phí ly hôn đơn phương.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH