Kinh nghiệm xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC

Anpha chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thiết bị PCCC, hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục xin giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chính vì thế, để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện về chủ thể, cơ sở kinh doanh, trang thiết bị… thì doanh nghiệp còn phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (giấy phép con). 

Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thiết bị PCCC

Có thể nói kinh doanh thiết bị PCCC là cơ hội tốt để kiếm lợi nhuận, bởi nó đáp ứng đúng nhu cầu của mọi người. Tuy nhiên, kinh doanh như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu khi ngày càng có nhiều cửa hàng được mở ra và mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao thì không phải ai cũng biết.

Và để giúp bạn kinh doanh thiết bị PCCC một cách dễ dàng và thuận lợi, Anpha chia sẻ đến bạn vài kinh nghiệm sau:

1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường nhằm mục đích xác định được đối thủ cạnh tranh và phương án kinh doanh mà họ đang áp dụng, đồng thời biết được đối tượng khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ. Từ đó, bạn xem xét đưa ra chiến lược cạnh tranh, kế hoạch cung ứng dịch vụ phù hợp. Điều này giúp bạn không phải mất quá nhiều công sức và chi phí cho quá trình thử nghiệm bán hàng ban đầu.

2. Lên chiến lược quảng cáo, marketing

Marketing giúp nhiều người biết đến cửa hàng bán thiết bị PCCC của bạn hơn. Bạn có thể lựa chọn marketing online trên các nền tảng trực tuyến, thông qua mạng xã hội, website hoặc các công cụ chạy quảng cáo. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn cách marketing truyền thống như treo bảng hiệu, phát tờ rơi, băng rôn… gần cửa hàng và các khu vực có đối tượng khách hàng mục tiêu.

Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi, tư vấn miễn phí hoặc các lớp học PCCC miễn phí (nếu bạn có kinh nghiệm trong việc PCCC) cũng là một trong những chiến lược quảng cáo phù hợp để tạo dựng thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.

3. Xây dựng niềm tin khách hàng

Niềm tin khách hàng là một trong những yếu tố giúp cửa hàng của bạn phát triển bền vững. Bởi khách hàng luôn có xu hướng mua hàng ở những nơi mà họ quen thuộc và tin tưởng.

Niềm tin khách hàng được quyết định bởi chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thái độ của người tư vấn, người bán hàng.

4. Tìm nguồn hàng uy tín 

Các thiết bị PCCC có giá không rẻ, chính vì thế bạn cần phải chứng minh rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm mà bạn kinh doanh. 

Mặt khác, vì tính chất nhạy cảm mà khách hàng thường có xu hướng chọn mua những thiết bị PCCC mà họ biết hoặc có thương hiệu lâu năm. Vì thế, bạn nên hạn chế nhập những sản phẩm chưa có thương hiệu hoặc có thương hiệu lạ để hạn chế tối đa tình trạng tồn kho.

5. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Vị trí kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, không những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn liên quan đến sự phát triển lâu dài và khả năng mở rộng cửa hàng.

Vì thế, bạn nên cân nhắc chọn những vị trí gần chung cư, văn phòng, nhà trọ, những nơi đông dân cư hoặc thuê vị trí trên mặt tiền đường lớn nếu bạn có điều kiện tài chính.

6. Dự trù cho trường hợp không như mong muốn

Kinh doanh không phải lúc nào cũng như mong muốn, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu. Vì thế, bạn nên chuẩn bị trước tinh thần và một số vốn dự phòng cho những trường hợp ngoài ý muốn xảy ra, cũng như đảm bảo đủ cho kế hoạch kinh doanh lâu dài.

Các ngành, nghề kinh doanh dịch PCCC

Căn cứ theo Điều 9a Luật PCCC số 40/2013/QH13, các ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy gồm:

  1. Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát;
  2. Tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật;
  3. Tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC;
  4. Thi công, lắp đặt hệ thống PCCC;
  5. Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC;
  6. Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC.

Hướng dẫn xin giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC

Vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vậy sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thì cá nhân/doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC để được hoạt động một cách hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp, bạn chưa đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì có thể tham khảo dịch vụ làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho 1 trong 2 mô hình: doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh tại Kế toán Anpha nhé.

Tham khảo:

>> Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp - 1.000.000 đồng;

>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể - 1.500.000 đồng.

---------

Dưới đây Anpha sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình xin giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC.

1. Hồ sơ xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC

Căn cứ vào Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC gồm những thành phần sau:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC (mẫu số PC33);
  2. Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh;
  3. Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho cá nhân thay thế nộp hồ sơ;
  4. CMND/CCCD/hộ chiếu của cá nhân đại diện nộp đơn;
  5. Văn bản hoặc chứng chỉ về trình độ chuyên môn về kiến thức PCCC của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh;
  6. Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở, vật chất, phương tiện, thiết bị PCCC đảm bảo cho hoạt động kinh doanh (*);
  7. Danh sách các cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC phù hợp với lĩnh vực PCCC của doanh nghiệp, cơ sở; kèm theo chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC; 
  8. Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.

Lưu ý: 

Các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ khi nộp tại cơ quan có thẩm quyền phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao, bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.

(*): Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh; Bảng kê khai các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh…

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy đủ điều kiện kinh doanh PCCC

Tùy vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh dịch vụ PCCC mà bạn chọn 1 trong 2 cơ quan sau để nộp hồ sơ:

Cục Cảnh sát PCCC & cứu nạn, cứu hộ

Phòng Cảnh sát PCCC & cứu nạn, cứu hộ

  • CSKD (*) dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC
  • Cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC
  • CSKD dịch vụ PCCC thành lập theo quyết định của cấp bộ
  • CSKD dịch vụ PCCC vốn nước ngoài

Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC trên địa bàn quản lý (ngoại trừ các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát PCCC & cứu nạn, cứu hộ)

(*) Cơ sở kinh doanh.

3. Cách thức nộp hồ sơ xin giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC

Bạn chọn 1 trong 3 cách nộp sau:

  • Nộp trực tiếp: tại Bộ phận Một cửa của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh;
  • Nộp trực tuyến tại cổng dịch vụ công (nếu có);
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính.

4. Thời gian nhận kết quả xin giấy đủ điều kiện kinh doanh PCCC

Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ:

  • Trường hợp đủ điều kiện: Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC;
  • Trường hợp không đủ điều kiện: Cơ quan thẩm quyền không cấp giấy chứng nhận có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. 

Lưu ý: 

Sau khi nộp hồ sơ, cán bộ sẽ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ giấy tờ: Cán bộ sẽ ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC03);
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ: Cán bộ sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ (Mẫu số PC04). 

>> Tham khảo: Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC. 

Câu hỏi thường gặp khi kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

1. Kinh doanh thiết bị PCCC gồm những khoản chi phí nào?

Để kinh doanh thiết bị PCCC, bạn cần chuẩn bị khá nhiều chi phí, chẳng hạn như:

  • Chi phí mặt bằng;
  • Chi phí nhập thiết bị PCCC về bán;
  • Chi phí thuê nhân viên, quản lý;
  • Chi phí cho các hoạt động marketing;
  • Chi phí làm các loại giấy phép để được hoạt động kinh doanh hợp pháp;
  • Các loại thuế phải nộp…

2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh dịch vụ, thiết bị PCCC có quan trọng không?

Có. Bởi địa điểm kinh doanh không những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn liên quan đến sự phát triển lâu dài và khả năng mở rộng cửa hàng. 

Với kinh doanh thiết bị PCCC, bạn có thể chọn những vị trí gần chung cư, văn phòng, nhà trọ, những nơi đông dân cư, ở đường lớn… để tăng độ nhận diện cửa hàng của bạn giúp nhiều người biết đến.


3. Có nên sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC không?

Bạn nên sử dụng dịch vụ thay vì tự làm nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Bởi sử dụng dịch vụ sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại cũng như tìm hiểu về thủ tục.

Tuy nhiên, bạn phải lựa chọn những nơi uy tín để đảm bảo rằng việc xin giấy chứng nhận của mình được diễn ra thuận lợi.


4. Thời gian được nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC là bao lâu?

Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC nếu hồ sơ đủ điều kiện. 

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ quan thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.


5. Các ngành, nghề nào được kinh doanh dịch vụ PCCC?

Các ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy gồm:

  • Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát;
  • Tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật;
  • Tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC;
  • Thi công, lắp đặt hệ thống PCCC;
  • Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC;
  • Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC.

6. Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ xin giấy chứng nhận kinh doanh PCCC?

Tùy vào lĩnh vực và địa điểm, ngành nghề kinh doanh dịch vụ PCCC mà bạn nộp hồ sơ tại 1 trong 2 cơ quan sau:

- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với:

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC;
  • Cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC;
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC được thành lập theo quyết định của cấp bộ;
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC có vốn đầu tư nước ngoài;

- Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh đối với:

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH