Quy định về nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty bảo hiểm

Quy định nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, vốn thực có, vốn trên cơ sở rủi ro, vốn điều lệ công ty bảo hiểm để ký quỹ, dự trữ, đầu tư nước ngoài… như thế nào? Cùng Anpha tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quy định về vốn của công ty bảo hiểm

1. Vốn điều lệ của công ty kinh doanh bảo hiểm

Vốn điều lệ là tổng số tiền do thành viên cam kết góp/đã góp khi thành lập công ty TNHH hoặc là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã được đăng ký mua/đã bán khi mở công ty cổ phần và phải được ghi nhận trong điều lệ của công ty bảo hiểm.

Vốn điều lệ của công ty bảo hiểm nhân thọ được quy định từ 750 tỷ đồng - 1.300 tỷ đồng tùy vào từng loại bảo hiểm. Riêng với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, mức vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng và với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe mức vốn điều lệ tối thiểu từ 400 tỷ đồng.

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm.

2. Vốn chủ sở hữu của công ty kinh doanh bảo hiểm

Vốn chủ sở hữu bao gồm số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã góp, các quỹ dự trữ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các quỹ thuộc chủ sở hữu được trích lập từ lợi nhuận sau thuế theo quy định.

Đối với các công ty bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm được cấp phép hoạt động trước ngày 01/01/2023, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định theo quy định tại điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2023, các doanh nghiệp này sẽ phải có mức vốn chủ sở hữu không được thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

Những doanh nghiệp được cấp phép từ ngày 01/01/2023, vốn chủ sở hữu phải tối thiểu bằng mức vốn điều lệ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

3. Vốn thực có của công ty kinh doanh bảo hiểm

Là vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác được Bộ Tài chính ghi nhận hoặc giảm trừ theo quy định.

4. Vốn trên cơ sở rủi ro của công ty kinh doanh bảo hiểm

Xác định vốn trên cơ sở rủi ro dựa vào quy mô và lượng hóa tác động của các nhóm yếu tố rủi ro đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm.

>> Xem thêm: Thủ tục mở đại lý bảo hiểm.

Quy định sử dụng vốn của công ty bảo hiểm

Với nguồn vốn đa dạng như trên, nhà nước quy định các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ sử dụng nguồn vốn này vào các hoạt động cụ thể như sau: 

1. Hoạt động ký quỹ

Các công ty bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam. 

Tiền ký quỹ bằng 2% số vốn điều lệ và chỉ được rút toàn bộ số tiền ký quỹ khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động.

Doanh nghiệp bảo hiểm được phép sử dụng tiền ký quỹ này để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm trong trường hợp khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính. Số tiền này phải được bổ sung trong vòng 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp sử dụng tiền ký quỹ đó.

2. Dự phòng nghiệp vụ

Doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập khoản tiền này nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có khả năng phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

Việc trích lập phải đảm bảo một số các yêu cầu sau đây: 

  • Tách riêng cho từ nghiệp vụ bảo hiểm;
  • Phải đảm bảo tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết như thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Phân tách giữa hợp đồng bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm phạm vi trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
  • Có chuyên gia tính toán để tính toán và trích lập dự phòng;
  • Đảm bảo luôn có tài sản tương ứng với khoản dự phòng nghiệp vụ đã trích lập.

3. Quỹ dự trữ

Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm cần bắt buộc trích lập để bổ sung vốn chủ sở hữu và đảm bảo cho khả năng thanh toán.

Hàng năm công ty bảo hiểm sẽ phải trích 5% lợi nhuận sau thuế để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ bằng 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm. 

4. Đầu tư

Doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ để thực hiện hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: 

  • Tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, thanh khoản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư;
  • Không được đi vay để đầu tư hoặc ủy thác đầu tư vào kinh doanh bất động sản, chứng khoán, góp vốn vào doanh nghiệp khác;
  • Không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau, trừ trường hợp gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và đầu tư ra nước ngoài để lập doanh nghiệp hoặc chi nhánh tại nước ngoài;
  • Không được đầu tư trở lại cho các cổ đông/thành viên góp vốn hoặc những người có liên quan tới cổ đông/thành viên (trừ trường hợp cổ đông/thành viên là tổ chức tín dụng);
  • Không được sử dụng nguồn vốn đầu tư để mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành mà trong đó có mục đích nhằm cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp phát hành;
  • Đối với trường hợp ủy thác đầu tư thì tổ chức nhận ủy thác phải được cấp phép thực hiện việc nhận ủy thác phù hợp với nội dung nhận ủy thác.

5. Đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện dưới các hình thức sau đây:

  • Thành lập hoặc góp vốn thành lập, mua lại phần vốn góp/cổ phần doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài;
  • Mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại nước ngoài;

Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng 2 nguồn vốn dưới đây để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài: 

  • Phần vốn chủ sở hữu sau khi đã trừ đi phần vốn đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán;
  • Phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.

Việc đầu tư ra nước ngoài cũng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc như đầu tư trong nước và thêm một số những quy định sau: 

  • Tuân thủ quy định pháp luật;
  • Được chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính;
  • Cần bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán;
  • Phải được thực hiện dưới tên của công ty bảo hiểm;
  • Quản lý, theo dõi và tách biệt nguồn vốn, doanh thu, chi phí….của hoạt động đầu tư nước ngoài;
  • Không sử dụng tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù lỗ của hoạt động đầu tư nước ngoài. 

----------

Bạn đang cần tư vấn về việc thành lập công ty kinh doanh - môi giới bảo hiểm và cần giải đáp những thắc mắc về việc sử dụng vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Tham khảo ngay dịch vụ thành lập công ty của Anpha dưới đây:

Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh - môi giới bảo hiểm:

  • Phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng;
  • Nhận giấy phép kinh doanh sau 4 ngày làm việc;
  • Miễn phí tư vấn điều kiện, hồ sơ và quy trình thành lập doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Miễn phí tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình hoạt động.

>> Xem chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty bảo hiểm.

GỌI NGAY

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Hoàng Anh - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH