Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau ly hôn (người trực tiếp và không trực tiếp nuôi con); quy định về thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.
I. Ly hôn là gì? Hậu quả pháp lý của ly hôn
Căn cứ theo quy định pháp luật, ly hôn là việc quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chấm dứt kể từ ngày bản án/quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp lý. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết ly hôn là Tòa án.
Việc ly hôn giữa hai vợ chồng được thể hiện dưới hai hình thức:
- Quyết định trong trường hợp ly hôn thuận tình: Khi vợ và chồng đã thỏa thuận thống nhất được toàn bộ các nội dung liên quan đến các vấn đề tình cảm, tài sản và con cái;
- Bản án trong trường hợp ly hôn đơn phương: Khi vợ và chồng có mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến ít nhất một trong các vấn đề tình cảm, tài sản hoặc con cái.
Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhân thân giữa vợ và chồng sẽ mặc nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái theo nội dung quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành.
II. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của cha mẹ đối với con cái
Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ bao gồm:
- Quan tâm, thương yêu và tôn trọng các quan điểm, ý kiến của con;
- Chăm lo đời sống tinh thần và điều kiện sinh hoạt, học tập để tạo môi trường phát triển cho con;
- Đối với con chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 18 tuổi nhưng mất năng lực hành vi/hạn chế khả năng lao động thì có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho con;
- Thực hiện việc đại diện hoặc giám hộ cho con theo quy định về pháp luật dân sự;
- Không được phân biệt đối xử, xúi giục hay ép buộc con thực hiện những hành vi trái đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật.
III. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau ly hôn
1. Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Ngoài các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cha mẹ nêu trên, sau khi ly hôn thì người được Tòa án ra quyết định là người trực tiếp nuôi con còn có các nghĩa vụ và quyền cụ thể sau:
➨ Quyền của người trực tiếp nuôi con |
- Được yêu cầu người không trực tiếp nuôi con và những thành viên trong gia đình người đó phải tôn trọng quyền được nuôi con của mình;
- Được yêu cầu người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định đối với con sau khi ly hôn.
|
➨ Nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con |
- Không được thực hiện các hành vi cản trở việc thăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con của người không trực tiếp nuôi con.
|
2. Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn cũng có các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cha mẹ đối với con cái theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình, đồng thời còn có các quyền và nghĩa vụ đặc biệt khác như:
➨ Quyền của người không trực tiếp nuôi con |
- Được thăm nom, chăm sóc con mà không bị ai cản trở.
|
➨ Nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con |
- Tôn trọng quyền của con về việc được sống chung với người trực tiếp nuôi;
- Cấp dưỡng cho con theo quy định pháp luật.
|
Lưu ý:
Trường hợp lạm dụng quyền thăm nom, chăm sóc con để gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của con theo quy định, người không trực tiếp nuôi con có thể bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con.
>> Có thể bạn quan tâm: Hạn chế quyền thăm con sau ly hôn (chi tiết hồ sơ & cách thực hiện).
IV. Quy định pháp luật về việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Việc quyết định người trực tiếp nuôi con sau ly hôn có thể thực hiện theo thỏa thuận giữa hai vợ chồng hoặc phán quyết của Tòa án tại thời điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt.
Tuy nhiên sau ly hôn, nếu có một trong các căn cứ dưới đây, đồng thời nhận được yêu cầu của cha/mẹ/tổ chức được pháp luật quy định thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Cụ thể là:
- Cha và mẹ của con có nội dung thỏa thuận thống nhất về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con trên cơ sở xem xét lợi ích cho con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đảm bảo được đầy đủ các điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.
Lưu ý:
Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét thêm nguyện vọng của con.
>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.
V. Các câu hỏi về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái sau ly hôn
1. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn là gì?
Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhân thân giữa vợ và chồng sẽ mặc nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái theo nội dung quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành.
2. Người trực tiếp nuôi con sau ly hôn có các quyền và nghĩa vụ đặc biệt nào?
Ngoài các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cha mẹ theo quy định, sau khi ly hôn, người trực tiếp nuôi con còn có các nghĩa vụ và quyền cụ thể sau:
- Được quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con và những thành viên trong gia đình người đó phải tôn trọng quyền được nuôi con của mình;
- Được quyền yêu cầu người còn lại không trực tiếp nuôi con phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định đối với con sau khi ly hôn;
- Không được thực hiện các hành vi cản trở việc thăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con của người không trực tiếp nuôi con.
3. Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có các quyền và nghĩa vụ đặc biệt nào?
Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có các quyền và nghĩa vụ đặc biệt sau:
- Nghĩa vụ tôn trọng quyền của con về việc được sống chung với người trực tiếp nuôi;
- Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật;
- Quyền, nghĩa vụ được thăm nom, chăm sóc con mà không bị ai cản trở.
Lưu ý:
Trong trường hợp lạm dụng quyền thăm nom, chăm sóc con để gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của con theo quy định, người không trực tiếp nuôi con có thể bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT