Hướng dẫn viên du lịch là gì? Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn của hướng dẫn viên du lịch? Cơ quan nào cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch? Làm thẻ HDV du lịch.
Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch là gì?
Hướng dẫn viên du lịch (viết tắt là HDVDL hay HDV du lịch) là những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch lữ hành, được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch.
Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch chủ yếu là hướng dẫn, cung cấp thông tin về các điểm du lịch, giải thích về lịch sử, văn hóa, địa lý… của các địa điểm tham quan. Đồng thời, hướng dẫn viên du lịch còn là người kết nối các dịch vụ liên quan và hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo nội dung của chương trình du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch được chia thành 3 nhóm căn cứ theo phạm vi hành nghề, bao gồm:
1. Hướng dẫn viên du lịch nội địa
Hướng dẫn viên du lịch nội địa là những người chuyên hướng dẫn và cung cấp thông tin cho các chuyến du lịch trong nước cho khách tham quan là công dân Việt Nam trên phạm vi toàn quốc.
2. Hướng dẫn viên du lịch quốc tế
Hướng dẫn viên du lịch quốc tế là những người có kỹ năng và kiến thức về du lịch không chỉ trong nước mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Họ sẽ là người hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế trong các chuyến du lịch trong nước và ra nước ngoài.
3. Hướng dẫn viên du lịch tại điểm
Hướng dẫn viên du lịch tại điểm là những người chuyên hướng dẫn cho du khách trong các chuyến tham quan tại một địa điểm cụ thể. Thông thường, các khu di tích lịch sử, bảo tàng hoặc công viên quốc gia… sẽ có hướng dẫn viên du lịch tại điểm để thuyết minh, truyền đạt, cung cấp thông tin của địa điểm tham quan đó.
>> Tìm hiểu thêm: Các loại hướng dẫn viên du lịch.
Căn cứ Điều 65 Luật Du lịch, quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch được quy định cụ thể như sau:
1. Quyền của hướng dẫn viên du lịch
Quyền của hướng dẫn viên du lịch được quy định cụ thể như sau:
- Được nhận tiền lương và các khoản thù lao khác theo hợp đồng;
- Được tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
- Được tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp;
- Được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn và dịch vụ của du khách (áp dụng với các trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng).
2. Nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch
Nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch được quy định cụ thể như sau:
- Thực hiện công việc theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
- HDV du lịch hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy nơi tham quan và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương. Đồng thời, HDV du lịch cũng cần phải tuân thủ;
- Truyền tải thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình và phải có thái độ văn minh, tận tình, chu đáo với khách du lịch;
- Hỗ trợ bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, sức khỏe của khách du lịch;
- Tham gia các khóa cập nhật kiến thức theo quy định (đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa);
- Luôn đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong suốt quá trình hành nghề.
Lưu ý:
- Trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi về chương trình du lịch thì HDVDL phải báo cáo với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành trước khi quyết định;
- Khi hành nghề, hướng dẫn viên du lịch quốc tế/nội địa phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và giấy phân công nhiệm vụ của công ty;
- Trong trường hợp khách du lịch là người nước ngoài thì HDVDL quốc tế/nội địa phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Muốn làm hướng dẫn viên du lịch cần những gì?
Để trở thành HDV du lịch, bạn cần phải đáp ứng được:
- Điều kiện hành nghề HDV du lịch;
- Tiêu chuẩn làm HDV du lịch.
1. Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch
Để có thể hành nghề hướng dẫn viên du lịch, bạn cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu được quy định tại Mục 1 Công văn 120/TCDL-LH:
➧ Đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế, cần có:
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoặc thẻ hướng dẫn viên nội địa;
- Hợp đồng lao động với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành (*);
- Hợp đồng hướng dẫn với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc phải có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch. Khi đó, tùy vào từng phân loại hướng dẫn viên mà quy định về hợp đồng cũng như văn bản phân công sẽ được quy định khác nhau, cụ thể:
- Đối với hướng dẫn viên ký hợp đồng (**) với công ty lữ hành:
- Có HĐLĐ với công ty lữ hành, công ty cung cấp các dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội, nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
- Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch.
- Đối với hướng dẫn viên là hội viên (***) của tổ chức xã hội, nghề nghiệp hoặc có ký hợp đồng với công ty lữ hành, công ty cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch:
- Có HĐLĐ với công ty lữ hành, công ty cung cấp các dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội, nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
- Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
➧ Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, cần có:
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm;
- Giấy tờ phân công của cá nhân, tổ chức quản lý điểm du lịch và khu du lịch.
Ghi chú:
(*) Trường hợp không có hợp đồng lao động thì hướng dẫn viên du lịch phải là hội viên của tổ chức xã hội, nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
(**) Hợp đồng được ký giữa hướng dẫn viên và công ty lữ hành có thể là:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Hợp đồng xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ;
- Hợp đồng lao động theo công việc cụ thể nào đó có thời hạn dưới 12 tháng.
(***) Điều này được thể hiện tại 1 trong các giấy tờ sau:
- Văn bản xác nhận của tổ chức xã hội, nghề nghiệp;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Hợp đồng xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ;
- Hợp đồng lao động theo công việc cụ thể nào đó có thời hạn dưới 12 tháng với công ty lữ hành hoặc công ty cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch.
Xem thêm:
>> Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;
>> Người nước ngoài làm HDV du lịch ở Việt Nam được không.
Tiêu chuẩn của hướng dẫn viên du lịch thường đề cập đến kiến thức, kỹ năng và đạo đức mà họ cần phải đạt được để hoạt động một cách chuyên nghiệp và an toàn trong ngành du lịch.
Về cơ bản, các tiêu chuẩn của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:
- Có sức khỏe tốt;
- Có kiến thức sâu rộng về các địa điểm du lịch, văn hóa, lịch sử, địa lý và các thông tin liên quan;
- Có khả năng giao tiếp tốt không chỉ bằng ngôn ngữ chính (tiếng mẹ đẻ) mà còn bằng các ngôn ngữ phổ biến khác, đặc biệt là trong ngành du lịch quốc tế;
- Có kỹ năng hướng dẫn du khách một cách hiệu quả, bao gồm cả việc quản lý nhóm, điều chỉnh lịch trình và tạo ra một trải nghiệm du lịch tích cực cho du khách;
- Có kiến thức về an toàn và khả năng xử lý các tình huống khẩn cấp khi cần thiết, đảm bảo an toàn cho du khách trong suốt chuyến đi;
- Có tư cách và đạo đức, bao gồm sự tôn trọng và sự chuyên nghiệp trong giao tiếp với du khách, các đối tác và cộng đồng địa phương;
- Có sự hiểu biết và tuân thủ các quy định pháp luật, quy định liên quan đến ngành du lịch, bao gồm cả quy định về visa (thị thực), an toàn và bảo vệ môi trường.
Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế/nội địa/tại điểm
1. Cơ quan nào cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch?
Dưới đây là 2 cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch:
- Sở Du lịch;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Về hình thức nộp hồ sơ, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:
- Nộp trực tiếp;
- Nộp qua đường bưu điện.
2. Quy trình, thủ tục xin cấp thẻ HDV du lịch quốc tế/nội địa/tại điểm
Về cơ bản, thủ tục làm thẻ hướng dẫn viên du lịch sẽ được quy định như sau:
Đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nội địa
➧ Bước 1: Nộp hồ sơ cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế/nội địa đến cơ quan có thẩm quyền;
➧ Bước 2: Chờ nhận thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế/nội địa;
Trong thời hạn 15 ngày (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế/nội địa. Trong trường hợp từ chối, cơ quan sẽ phải trả lời bằng văn bản.
Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm
➧ Bước 1: Nộp hồ sơ cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm đến cơ quan có thẩm quyền;
➧ Bước 2: Chờ nhận thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm;
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp thẻ hướng dẫn viên (đối với người đề nghị cấp thẻ đã đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ).
3. Lệ phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
Loại thẻ |
Lệ phí |
Thẻ HDV du lịch quốc tế/nội địa |
650.000 đồng/thẻ |
Thẻ HDV du lịch tại điểm |
200.000 đồng/thẻ |
>> Xem chi tiết: Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
Câu hỏi thường gặp về quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch
1. Hướng dẫn viên du lịch là gì?
Hướng dẫn viên du lịch là những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch lữ hành, được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch. Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch chủ yếu là hướng dẫn, cung cấp thông tin về các điểm du lịch, giải thích về lịch sử, văn hóa, địa lý… của điểm tham quan.
2. Các loại hướng dẫn viên du lịch khi phân theo phạm vi hành nghề gồm những gì?
Hướng dẫn viên du lịch được chia thành 3 nhóm căn cứ theo phạm vi hành nghề, bao gồm:
- HDV du lịch quốc tế;
- HDV du lịch nội địa;
- HDV du lịch tại điểm.
>> Xem chi tiết: Phân loại hướng dẫn viên du lịch.
3. Quyền của hướng dẫn viên du lịch gồm những gì?
Hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề có quyền được:
- Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
- Nhận tiền lương và các khoản thù lao theo hợp đồng;
- Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp;
- Thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn và dịch vụ của du khách (áp dụng với các trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng).
4. Nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch gồm những gì?
Hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ phải:
- Thực hiện công việc theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
- Hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy nơi tham quan và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
- Truyền tải thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của họ…
>> Xem chi tiết: Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch.
5. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nội địa là gì?
Để có thể hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nội địa, bạn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có thẻ HDV du lịch quốc tế/nội địa;
- Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc HDVDL là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
- Có hợp đồng hướng dẫn với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc phải có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch.
6. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch tại điểm là gì?
Điều kiện để trở thành hướng dẫn viên du lịch tại điểm, gồm có:
- Thẻ HDV du lịch tại điểm;
- Giấy tờ phân công của cá nhân, tổ chức quản lý điểm du lịch và khu du lịch.
7. Tiêu chuẩn của hướng dẫn viên du lịch gồm những gì?
Dưới đây là một số tiêu chuẩn chung của hướng dẫn viên du lịch, bao gồm:
- Có sức khỏe tốt;
- Có kiến thức về du lịch;
- Có khả năng giao tiếp tốt;
- Có kỹ năng hướng dẫn du khách;
- Có kiến thức về an toàn và khả năng xử lý các tình huống khẩn cấp…
>> Xem chi tiết: Tiêu chuẩn của hướng dẫn viên du lịch.
8. Có mấy loại thẻ hướng dẫn viên du lịch?
Căn cứ vào 3 nhóm hướng dẫn viên du lịch mà có 3 loại thẻ tương ứng gồm:
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa;
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
>> Xem chi tiết: Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
9. Cơ quan nào cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch?
Để xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, bạn tiến hành nộp hồ sơ đến Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.