Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì? Thủ tục, lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý. Lợi ích khi đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với kinh tế - xã hội?

Hiện nay, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa đặc biệt là các mặt hàng nông sản (như chè, cà phê, hồ tiêu...) ngày càng được nhiều doanh nghiệp và địa phương chú trọng, bởi việc đăng ký chỉ dẫn địa lý không chỉ gia tăng giá trị, giúp quảng bá hiệu quả cho các đặc sản vùng miền mà còn được xem là yếu tố then chốt để đưa hàng hóa, nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Bài viết dưới đây của Anpha sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chỉ dẫn địa lý và điều kiện, thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa chỉ cho sản phẩm, dịch vụ.

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Chỉ dẫn địa lý (tiếng Anh là geographical indications) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ một địa phương, một khu vực, một quốc gia cụ thể. Hay hiểu đơn giản hơn, chỉ dẫn địa lý chính là tên của một vùng, một địa phương hoặc một quốc gia được gắn kèm với sản phẩm để giới thiệu cho người tiêu dùng biết về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó.

Ví dụ: 

Chè Thái Nguyên, nước mắm Phú Quốc, bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), quả vải thiều Thanh Hà (Hải Dương)... đều là các sản phẩm đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý. Khi đọc tên, người tiêu dùng có thể biết ngay là sản phẩm được trồng hoặc được sản xuất ở tỉnh thành nào.

Điều kiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc địa lý từ chính khu vực, địa phương, vùng miền hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  • Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, có chất lượng hoặc đặc tính riêng do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng miền hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Ví dụ: 

Về sản phẩm cam Cao Phong đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý:

Sản phẩm cam Cao Phong - được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00046 và chỉ dẫn địa lý này chỉ có giá trị với 5 giống cam là: cam V2, cam CS1, cam Xã Đoài Cao, cam Xã Đoài Lùn và cam Canh được trồng trong các khu vực gồm: thị trấn Cao Phong, xã Bắc Phong, xã Dũng Phong, xã Hợp Phong, xã Thu Phong, xã Thung Nai, xã Bình Thanh, xã Nam Phong và xã Thạch Yên thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Như vậy, ngoài 5 giống cam trên thì các giống cam khác được trồng và thu hoạch tại Hòa Bình hoặc các loại cam được trồng ngoài khu vực các xã, thị trấn kê trên không được sử dụng chỉ dẫn địa lý là cam Cao Phong.

Các giống cam Cao Phong được trồng với các quy chuẩn riêng, áp dụng phương pháp canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, nên chất lượng và sản lượng quả cao. Quả cam Cao Phong màu vàng đậm tự nhiên, mọng nước, có vị ngọt thanh mát, có mùi thơm đặc trưng riêng và có các tiêu chuẩn khác biệt với cam được trồng ở các vùng khác.

>> Tìm hiểu chi tiết: Thời hạn và điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm

1. Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý 

Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gồm có:

  • Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (2 bản - theo mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP);
  • Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước tối đa là 8x8cm và không nhỏ hơn 2x2cm);
  • Bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (2 bản);
  • Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (2 bản);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp chủ đơn nộp lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của Cục Sở hữu trí tuệ).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu 09 - Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Ngoài các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm có thể cần bổ sung 1 trong các giấy tờ sau:

  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý thông qua đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu thuyết minh về điều kiện sử dụng và cách thức trình bày chỉ dẫn địa lý để đảm bảo khả năng phân biệt giữa các chỉ dẫn địa lý (nếu là chỉ dẫn địa lý đồng âm);
  • Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở nước có chỉ dẫn địa lý đó (nếu là chỉ dẫn địa lý đó của nước ngoài);
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.

2. Quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm

Tương tự như quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cũng được thực hiện theo trình tự sau đây:

➨ Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý đầy đủ như Anpha hướng dẫn ở trên, chủ đơn có thể thực hiện nộp hồ sơ hồ sơ theo 2 hình thức sau:

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội - số 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân;
  • Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng - số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn;
  • Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hà Phan số 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

➨ Bước 2: Nộp lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý

Cách thức nộp tiền lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý:

  • Nếu chủ đơn nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ thì chủ đơn thực hiện thanh toán lệ phí trực tiếp hoặc chuyển khoản qua mã QR của Cục Sở hữu trí tuệ tại nơi nộp hồ sơ;
  • Nếu nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý qua bưu điện, chủ đơn thực hiện nộp lệ phí qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photo giấy biên nhận chuyển tiền và gửi kèm theo hồ sơ tới 1 trong 3 địa chỉ tương ứng trên của Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Trường hợp nộp hồ sơ online thì chủ đơn thanh toán lệ phí qua tài khoản ngân hàng của Cục Sở hữu trí tuệ.

>> Xem chi tiết: Lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý.

➨ Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý của chủ đơn, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện xem xét, thẩm định hồ sơ theo trình tự như sau:

  • Thẩm định hình thức đơn: Thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đơn hợp lệ;
  • Công bố đơn: Thời hạn 2 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung: Thời hạn 6 tháng, kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

➨ Bước 4: Ra quyết định cấp/từ chối cấp giấy chứng nhận

  • Trong vòng 15 ngày, sau khi hoàn tất quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho chủ đơn và yêu cầu chủ đơn đóng lệ phí đăng bạ, lệ phí công bố và lệ phí cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý trong thời hạn quy định. Trường hợp đơn không được chấp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý);
  • Trong vòng 2 tháng kể từ ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhận đủ phí công bố kể trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố quyết định cấp văn bằng trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (hay văn bằng bảo hộ) có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Lệ phí đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý chủ đơn cần nộp ngay sau khi nộp hồ sơ gồm:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng;
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng;
  • Phí thẩm định đơn: 1.200.000 đồng;
  • Phí tra cứu thông tin phục vụ công tác thẩm định: 180.000 đồng.

Lệ phí chủ đơn phải nộp sau khi có quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý gồm:

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý: 120.000 đồng;
  • Phí đăng bạ: 120.000 đồng;
  • Phí công bố: 120.000 đồng.

Lợi ích khi đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm

Nước ta là một trong các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu hàng nông sản. Việc khai thác và xây dựng được nhiều khu vực có sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý những năm qua đã mang lại giá trị kinh tế - xã hội to lớn cho địa phương cũng như người sản xuất. Cụ thể:

➨ Bảo vệ danh tiếng của sản phẩm

Sản phẩm được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là yếu tố quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ uy tín, danh tiếng của sản phẩm đối với người tiêu dùng mà còn giúp ngăn chặn các cá nhân, tổ chức khác sử dụng chỉ dẫn địa lý này để đăng ký cho các sản phẩm tương tự khác, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm.

➨ Thúc đẩy kinh tế địa phương

Việc tạo lập các vùng trồng nông sản, sản xuất mang chỉ dẫn địa lý góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tại nhiều địa phương theo hướng hiện đại hóa, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình, tạo được công ăn việc làm cho nhiều người lao động.

➨ Nâng cao giá trị cho đặc sản địa phương

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý góp phần không nhỏ trong việc nâng cao giá trị cho các mặt hàng nông sản, đặc sản, góp phần xúc tiến nhiều mặt hàng mang chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài.

➨ Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Khi sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, địa phương đều có cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, đồng thời giám sát việc duy trì và đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Chính vì vậy, người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng sản phẩm.

Một số câu hỏi khi đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

1. Đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa cần điều kiện gì?

Hàng hóa được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý khi đáp ứng 2 điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc địa lý từ chính khu vực, địa phương, vùng miền hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  • Thứ hai, hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, có chất lượng hoặc đặc tính riêng do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng miền hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

2. Chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa gì?

Chỉ dẫn địa lý chính là tên của một vùng, một địa phương hoặc một quốc gia được gắn kèm với sản phẩm để giới thiệu cho người tiêu dùng biết về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó.

3. Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý gồm những gì?

Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gồm có:

  • Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (2 bản);
  • Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu);
  • Bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (2 bản);
  • Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (2 bản);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp chủ đơn nộp lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của Cục Sở hữu trí tuệ).

>> Xem chi tiết: Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý.

4. Có mấy cách nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý?

Chủ đơn có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo 2 cách thức sau:

5. Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bao lâu?

Theo quy định, giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (hay văn bằng bảo hộ) có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Như vậy, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn nếu vẫn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH