Nhãn Hiệu Liên Kết Là Gì? Thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết là gì? Điều kiện, lệ phí và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết. Đặc điểm nổi bật và lợi ích của nhãn hiệu liên kết đối với doanh nghiệp.

Nhãn hiệu liên kết là gì?

Nhãn hiệu liên kết (tiếng Anh là affiliated brand) là các nhãn hiệu được đăng ký bởi cùng 1 chủ thể, có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc các sản phẩm, dịch vụ có liên quan với nhau.

Đặc điểm của nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết được bảo hộ sẽ mang những đặc điểm sau đây:

  • Về sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu: Nhãn hiệu liên kết là 1 nhóm từ 2 nhãn hiệu, do đó, nhãn hiệu liên kết sẽ bao gồm tối thiểu từ 2 sản phẩm, dịch vụ trở lên;
  • Chủ sở hữu nhãn hiệu: Các nhãn hiệu phải thuộc sở hữu của cùng 1 cá nhân/tổ chức và do cá nhân/tổ chức này thực hiện đăng ký bảo hộ thì mới được coi là nhãn hiệu liên kết;
  • Đặc điểm của nhãn hiệu tham gia bảo hộ nhãn hiệu liên kết: Các nhãn hiệu trong nhóm được đăng ký phải mang những dấu hiệu trùng nhau hoặc tương tự nhau. Trường hợp các nhãn hiệu không trùng hoặc tương tự nhau thì phải được dùng cho hàng hóa, dịch vụ có có liên quan đến nhau (như có công dụng, tính năng giống nhau hoặc tương tự nhau).

Ví dụ về nhãn hiệu liên kết

Các nhãn hiệu Hyundai Grand i10, Hyundai Elantra, Hyundai Sonata, Hyundai Accent, Hyundai i20 Active, Hyundai Santafe và Hyundai Tucson đều là các nhãn hiệu xe ô tô tương tự nhau thuộc sở hữu của tập đoàn sản xuất ô tô Hyundai. Tên của các nhãn hiệu này đều bắt đầu bằng chữ “Hyundai” thể hiện cho tính liên kết.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu liên kết

Từ ngày 01/01/2023, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực đã bãi bỏ quy định về nhãn hiệu liên kết. Như vậy, cá nhân, tổ chức không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết nữa, quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết chính là thủ tục đăng ký bảo hộ 1 nhãn hiệu thông thường.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu hiện nay được quy định như sau:
  • Nhãn hiệu đăng ký phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng từ ngữ, chữ cái, hình ảnh (có thể là hình ảnh ba chiều), dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa, có 1 hoặc nhiều màu sắc hoặc được kết hợp giữa các yếu tố này;
  • Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ của cá nhân/tổ chức này với sản phẩm, dịch vụ của cá nhân/tổ chức khác.

Thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết sẽ được thực hiện giống như đăng ký nhãn hiệu thông thường, tuy nhiên phạm vi hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ trong trường hợp này sẽ rộng hơn. Dưới đây Anpha sẽ hướng dẫn bạn quy trình đăng ký nhãn hiệu chi tiết.

1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết gồm các giấy tờ sau đây:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản theo mẫu số 08);
  • Mẫu nhãn hiệu kích thước tối đa 80mm x 80mm (5 mẫu);
  • Bản sao chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu (1 bản);
  • Giấy ủy quyền nếu chủ nhãn hiệu ủy quyền cho đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp nộp hồ sơ (1 bản);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn đăng ký yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu liên kết

➨ Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo 2 cách sau đây:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ.

Dưới đây là 2 cách nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết tại Cục Sở hữu trí tuệ:

Cách 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ

Tùy theo điều kiện cụ thể, chủ nhãn hiệu (chủ đơn) có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ theo 1 trong các địa chỉ sau đây:

  • Trụ sở chính Cục Sở hữu trí tuệ: Số 386 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
  • Văn phòng đại diện tại TP. HCM: Số 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Cách 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu online

Các bước nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu online như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang Cổng dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ, thực hiện đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản sau đó tiến hành đăng nhập;
  • Bước 2: Tại mục “Thủ tục hành chính”, chọn “Nhãn hiệu” sau đó chọn “Nộp hồ sơ” để khai báo hồ sơ trực tuyến;
  • Bước 3: Khai báo thông tin và tải hồ sơ lên hệ thống;
  • Bước 4: Xem phí, lệ phí hệ thống tính và hiển thị trên màn hình, kiểm tra và lưu hồ sơ;
  • Bước 5: Thực hiện ký xác thực hồ sơ đã nộp bằng USB ký số đã đăng ký;
  • Bước 6: Thanh toán phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu thông qua mã QR của Cục Sở hữu trí tuệ và tải chứng từ thanh toán phí, lệ phí lên hệ thống. Sau khi đã hoàn tất thanh toán, hệ thống sẽ tự động gửi đi hồ sơ bạn vừa tạo.

➨ Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định hồ sơ theo trình tự như sau:

  • Thẩm định hình thức đơn - Thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn;
  • Công bố đơn hợp lệ - Thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp thuận hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung đơn - Thời hạn 9 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

➨ Bước 3: Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

  • Sau quá trình thẩm định nội dung đơn, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết của cá nhân, tổ chức được chấp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo về việc quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và yêu cầu cá nhân, tổ chức đóng lệ phí đăng bạ, phí công bố và lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
  • Thời hạn nộp lệ phí là 3 tháng kể từ ngày ra thông báo yêu cầu nộp phí, lệ phí.

➨ Bước 4: Nhận văn bảo hộ nhãn hiệu

  • Sau 2 - 3 tháng kể từ ngày nhận được đầy đủ các khoản lệ phí theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu năm 2024

Khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức sẽ phải nộp các khoản phí, lệ phí như bảng dưới đây.

Giai đoạn 1 - Ngay sau khi nộp hồ sơ
Lệ phí nộp đơn 150.000 đồng
Lệ phí công bố đơn hợp lệ 120.000 đồng
Phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định nội dung 180.000 đồng (1)
Phí thẩm định nội dung 550.000 đồng (2)

 

Giai đoạn 2 - Ngay sau khi có thông báo cấp văn bằng bảo hộ
Phí đăng bạ 120.000 đồng
Phí công bố 120.000 đồng
Phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu 120.000 đồng (3)

Chú thích:

(1) Tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi phí thẩm định là 30.000 đồng/sản phẩm/dịch vụ.

(2) Tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi phí thẩm định là 120.000 đồng/sản phẩm/dịch vụ.

(3) Cho nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi phí là 100.000 đồng/nhóm.

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu liên kết

Thực tế, việc đăng ký nhãn hiệu liên kết thường được sử dụng ở những công ty, tập đoàn lớn có nhiều nhãn hiệu con (như Vingroup, Masan...) hoặc được đăng ký để sử dụng trong mối quan hệ hợp tác giữa 2 hay nhiều doanh nghiệp nhằm tạo ra sự đồng nhất và lợi ích cộng hưởng cho cả các bên tham gia.

Mục đích của việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu nói chung hay đăng ký nhãn hiệu liên kết nói riêng không chỉ khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu, giúp khách hàng nhận diện được các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng khai thác các giá trị thương mại của nhãn hiệu thông qua các hoạt động như mua bán, nhượng quyền nhãn hiệu.

Mặt khác, đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp ngăn chặn bên thứ ba đăng ký nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ, đồng thời đây cũng là căn cứ pháp lý giúp doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy nhiên, hạn chế của nhãn hiệu liên kết chính là tính cộng hưởng, khi một sản phẩm, dịch vụ mất uy tín cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của doanh nghiệp và kéo theo các sản phẩm, dịch vụ khác được liên kết với nhãn cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, bên cạnh việc bảo vệ thương hiệu, doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu liên kết cần chú trọng đến việc xây dựng một thương hiệu, nhãn hiệu mạnh, có chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt.

>> Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu.

--------

Kế toán Anpha đã có gần 20 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu độc quyền, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho cá nhân, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Anpha sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa chi phí và rút ngắn thời gian chờ đợi để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Tham khảo ngay chi tiết dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Anpha:

  • Phí dịch vụ chỉ từ 1.000.000 đồng;
  • Hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu;
  • Hoàn tất hồ sơ nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ chỉ trong 2 ngày làm việc.

>> Xem chi tiết: Dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền tại Anpha.

GỌI NGAY

Một số câu hỏi thường gặp về nhãn hiệu liên kết

1. Nhãn hiệu liên kết có đặc điểm gì?

Nhãn hiệu liên kết có các đặc điểm cơ bản sau:

  • Nhãn hiệu liên kết sẽ bao gồm tối thiểu từ 2 sản phẩm, dịch vụ trở lên;
  • Các nhãn hiệu phải thuộc sở hữu của cùng 1 chủ sở hữu và do chủ sở hữu này thực hiện đăng ký bảo hộ thì mới được coi là nhãn hiệu liên kết;
  • Các nhãn hiệu mang những dấu hiệu trùng nhau hoặc tương tự nhau, trường hợp không trùng hoặc tương tự thì phải được dùng cho hàng hóa, dịch vụ có có liên quan đến nhau.

2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu liên kết là gì?

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu liên kết như sau:

  • Nhãn hiệu đăng ký phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng từ ngữ, chữ cái, hình ảnh (có thể là hình ảnh ba chiều), dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa, có 1 hoặc nhiều màu sắc hoặc được kết hợp giữa các yếu tố này;
  • Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ của cá nhân/tổ chức này với sản phẩm, dịch vụ của cá nhân/tổ chức khác.

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết gồm những gì?

Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết gồm có:

  • 2 bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 08);
  • 5 mẫu nhãn hiệu kích thước 80mm x 80mm;
  • Bản sao chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy ủy quyền cho đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn đăng ký yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

4. Tại Hà Nội nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Tại Hà Nội, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo địa chỉ số 386 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội);
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ.

>> Xem chi tiết: 2 cách nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết.

5. Hiện nay, doanh nghiệp có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết không?

Từ ngày 01/01/2023, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực đã bãi bỏ quy định về nhãn hiệu liên kết. Như vậy, cá nhân, tổ chức không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết nữa, quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết sẽ được thực hiện như đăng ký bảo hộ 1 nhãn hiệu thông thường.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH