Quy định về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì? Hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu? Khi nào xin cấp lại - gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (hay còn thường được gọi là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ, giấy bảo hộ thương hiệu…) là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp. Đây là tài liệu quan trọng, xác nhận rằng nhãn hiệu đã được chủ sở hữu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và được bảo vệ theo luật pháp.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm các thông tin sau:

  • Số giấy chứng nhận;
  • Họ tên chủ sở hữu giấy chứng nhận;
  • Số đơn và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Quyết định cấp giấy chứng nhận và ngày cấp;
  • Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận.

Tham khảo mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Lưu ý:

  • Trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho Cục SHTT, bạn nên tra cứu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để tránh trùng lặp với các nhãn hiệu khác. Bạn có thể thực hiện tra cứu giấy đăng ký nhãn hiệu tại đường link: https://ipplatform.gov.vn/database/nhan-hieu;
  • Sau khi được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể sử dụng ký hiệu "®" (chữ "R" trong hình tròn) lên nhãn hiệu hay bao bì hàng hóa để biểu thị rằng thương hiệu đã được bảo hộ;
  • Chỉ nên sử dụng ký hiệu "®" khi thương hiệu của bạn đã chính thức được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu. Sử dụng ký hiệu này trước hoặc khi chưa có văn bằng bảo hộ có thể bị coi là vi phạm quy định và có thể bị chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Giấy đăng ký nhãn hiệu có bắt buộc không?

Hiện không có quy định về việc nhãn hiệu, thương hiệu phải có văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, việc có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là rất quan trọng vì đây được xem là bằng chứng pháp lý giúp chủ sở hữu bảo vệ các quyền lợi của mình, bao gồm: 

  1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Chứng minh nhãn hiệu đã được đăng ký và thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu. Điều này ngăn chặn việc sử dụng trái phép hay sao chép nhãn hiệu;
  2. Độc quyền sử dụng: Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó trong các lĩnh vực hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký;
  3. Dễ dàng quảng bá thương hiệu: Giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong thị trường đa dạng và cạnh tranh; 
  4. Tạo ra giá trị thương hiệu: Giúp xây dựng uy tín, tăng khả năng cạnh tranh;
  5. Cơ hội mở rộng thị trường: Khi một nhãn hiệu được đăng ký, việc mở rộng thị trường sang các khu vực khác trở nên dễ dàng hơn do có quyền lợi pháp lý rõ ràng.

>> Xem thêm: Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

—-

Hiện nay, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu gửi đến Cục SHTT hàng năm tăng cao, chứng tỏ những người tạo ra thương hiệu nói riêng hoặc nhà kinh doanh nói chung đã từng bước nhìn nhận và khẳng định tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. 

Do vậy, Anpha khuyến khích doanh nghiệp nên sớm hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu hợp pháp, tránh tối đa các tình trạng xảy ra tranh chấp, kiện tụng liên quan đến việc đạo nhái nhãn hiệu. 

Thông thường, thời gian cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu khá lâu, có thể kéo dài 16 - 18 tháng hoặc thậm chí lâu hơn nếu phát sinh các sai sót. Chính vì vậy, bạn cần phải am hiểu các thủ tục đăng ký nhãn hiệu và chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu để đảm bảo quá trình đăng ký nhãn hiệu diễn ra suôn sẻ và tránh mất thời gian điều chỉnh. 

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền tại Anpha. Với kinh nghiệm hơn 17 năm cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho hơn 2000 doanh nghiệp, Anpha giúp bạn rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục pháp lý phức tạp chỉ với phí dịch vụ 1.000.000 đồng.

>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

GỌI NGAY

Hiệu lực của giấy chứng nhận nhãn hiệu, thương hiệu

Căn cứ theo Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam tính từ ngày nộp đơn xin cấp giấy đăng ký nhãn hiệu. 

Ví dụ: Ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là ngày 10/05/2023 thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hạn vào ngày 10/05/2033.

Trong thời gian hiệu lực, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng, bán hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu và ngăn chặn người khác sử dụng trái phép nhãn hiệu của mình. 

Khi nào cần gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Trước ngày văn bằng hết hiệu lực, trong vòng 6 tháng, chủ sở hữu cần làm thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để duy trì quyền sở hữu và giá trị nhãn hiệu trong thời gian tiếp theo. 

Chủ sở hữu có thể gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nhiều lần, mỗi lần gia hạn thì văn bằng cũng có hiệu lực sử dụng là 10 năm, áp dụng cho tất cả các hạng mục hoặc chỉ một phần hạng mục hàng hóa, dịch vụ.

Lưu ý:

Hết thời hạn 6 tháng nêu trên, khi chủ sở hữu làm thủ tục gia hạn văn bằng thì phải nộp thêm 10% lệ phí quá hạn cho mỗi tháng, nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày hết hạn.

Ví dụ: Nếu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực vào ngày 31/10/2023:

  • Chủ sở hữu phải nộp đơn xin gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ từ ngày 01/04/2023 - 31/10/2023;
  • Nếu nộp hồ sơ xin gia hạn vào ngày 31/12/2023 thì phải thanh toán thêm 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp chậm.

—-

Như Anpha đã đề cập ở trên, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu gửi về Cục SHTT hàng năm rất lớn, nên không chỉ việc đăng ký nhãn hiệu xử lý chậm trễ mà quá trình gia hạn giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Do vậy để đảm bảo hồ sơ gia hạn nhãn hiệu được chuẩn bị đầy đủ, chính xác và nộp đúng thời hạn, việc cân nhắc sử dụng dịch vụ gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của Anpha có thể là một lựa chọn tốt cho bạn. Lệ phí gia hạn nhãn hiệu đối với 1 nhóm hàng hóa, dịch vụ tại Anpha là 2.500.000 đồng và nhóm thứ 2 trở đi chỉ từ 1.000.000 đồng.

>> Tham khảo thêm: Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Các trường hợp cần cấp lại giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu

Có thể thấy việc duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ danh tiếng và giá trị thương hiệu. Tuy thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận thương hiệu kéo dài đến 10 năm, nhưng đôi khi có những tình huống rủi ro xảy ra trước khi giấy chứng nhận hết hiệu lực như mất hoặc rách giấy chứng nhận. Vậy những trường hợp này xử lý như thế nào? Có được gia hạn hay xin cấp mới giấy chứng nhận thương hiệu không? 

Chủ sở hữu không cần xin cấp mới hay gia hạn, mà cần xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu thuộc các trường hợp sau đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị mất;
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị hỏng, rách, phai, mờ hoặc bị bẩn không dùng được;
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị tách rời khỏi dấu niêm phong.

Như vậy chủ sở hữu cần xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi tình trạng giấy chứng nhận không thể sử dụng được. Đối với các trường hợp hết hiệu lực hay sai sót thông tin, cần sửa đổi bổ sung hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì chủ sở hữu làm thủ tục gia hạn hoặc thủ tục sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

>> Tìm hiểu chi tiết: Cách sửa đổi nội dung văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Các trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 30 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, quy định về chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong các trường hợp sau:

  1. Chủ sở hữu không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định;
  2. Chủ sở hữu quyết định từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
  3. Chủ sở hữu không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa quyền sở hữu hợp pháp;
  4. Chủ sở hữu hoặc người được cho phép sử dụng nhãn hiệu nhưng không sử dụng trong vòng 5 năm liên tục tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng (*);
  5. Chủ sở hữu kiểm soát không hiệu quả hoặc vi phạm các quy chế sử dụng nhãn hiệu (đối với nhãn hiệu tập thể);
  6. Việc sử dụng nhãn hiệu khiến người tiêu dùng hiểu sai về bản chất, chất lượng hoặc xuất xứ của loại hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký bảo hộ;
  7. Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên thông dụng của loại hàng hóa, dịch vụ được đăng ký;
  8. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không còn hiệu lực tại nơi xuất xứ. 

(*) Ngoại trừ nhãn hiệu được sử dụng lại trước ít nhất 3 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. 

Các câu hỏi thường gặp về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

1. Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay có tên gọi khác là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp. Đây là tài liệu quan trọng, xác nhận rằng nhãn hiệu đã được chủ sở hữu đăng ký và được bảo vệ theo luật pháp.

>> Xem chi tiết: Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu là gì?

2. Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu có bắt buộc không?

Bạn không bắt buộc phải có giấy đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, giấy chứng nhận thương hiệu rất cần thiết, giúp chủ sở hữu bảo vệ các quyền lợi của mình bao gồm: 

  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
  • Độc quyền sử dụng;
  • Dễ dàng quảng bá thương hiệu; 
  • Tạo ra giá trị thương hiệu;
  • Cơ hội mở rộng thị trường.

>> Xem chi tiết: Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu có bắt buộc không?

3. Khi nào cần gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Giấy chứng nhận doanh nghiệp có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận. Do đó khi giấy chứng nhận hết hiệu lực, chủ sở hữu cần gia hạn đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ quyền sở hữu và giá trị nhãn hiệu trong thời gian tiếp theo.

>> Xem chi tiết: Khi nào cần gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

4. Trường hợp nào bị chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Các trường hợp bị chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như sau:

  • Chủ sở hữu không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định;
  • Chủ sở hữu quyết định từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
  • Chủ sở hữu không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa quyền sở hữu hợp pháp;
  • Chủ sở hữu hoặc người được cho phép sử dụng nhãn hiệu nhưng không sử dụng trong vòng 5 năm liên tục tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng;
  • Chủ sở hữu vi phạm các quy chế sử dụng nhãn hiệu;
  • Việc sử dụng nhãn hiệu khiến người tiêu dùng hiểu sai về bản chất của loại hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký bảo hộ;
  • Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên thông dụng của loại hàng hóa, dịch vụ được đăng ký;
  • Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không còn hiệu lực tại nơi xuất xứ. 

>> Xem chi tiết: Các trường hợp bị chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH