Logo nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền hay bản quyền tác giả?

Logo nên đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hay đăng ký bản quyền tác giả (tác quyền)? Điểm giống - khác của 2 thủ tục bảo hộ bản quyền logo này là gì?

Logo là biểu tượng thương hiệu nhằm để nhận diện sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân/tổ chức. Hiện nay, theo Luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT) quy định, có 2 hình thức đăng ký bảo hộ logo, bao gồm: đăng ký thương hiệu độc quyền hoặc đăng ký bản quyền tác giả (tác quyền) đối với logo.

Trước khi quyết định nên chọn đăng ký bảo hộ logo theo cách nào, Anpha sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm của 2 hình thức này.

Đăng ký thương hiệu độc quyền là gì? Đăng ký tác quyền là gì?

1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho logo là gì?

Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho logo là việc cá nhân/tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ nhằm bảo hộ độc quyền logo về cả hình thức lẫn nội dung (từ ngữ, hình ảnh, màu sắc…). Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh, có thể hạn chế gần như tuyệt đối vấn đề nhầm lẫn với logo của thương hiệu khác.

Đăng ký thương hiệu độc quyền cho logo còn thường được gọi theo nhiều cách khác là đăng ký thương hiệu logo độc quyền, đăng ký nhãn hiệu logo, đăng ký logo độc quyền hay đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho logo. 

2. Đăng ký tác quyền (bản quyền tác giả) cho logo là gì?

Đăng ký tác quyền cho logo (hay còn gọi là đăng ký bản quyền logo/bản quyền tác giả cho logo) là việc cá nhân/tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả, nhằm ghi nhận các thông tin, bảo hộ tính sáng tạo của logo do cá nhân/tổ chức đó sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Xem thêm:

>> Dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền;

>> Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả/bản quyền thiết kế logo.

  • Thông qua việc đăng ký nhãn hiệu logo và đăng ký bản quyền logo, bạn sẽ được bảo hộ quyền sở hữu logo hợp pháp theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ;
  • Cá nhân/tổ chức tự nguyện (không bắt buộc) đăng ký nhãn hiệu logo, bản quyền logo;
  • Đối tượng được đăng ký nhãn hiệu logo và bản quyền logo theo Luật SHTT Việt Nam bao gồm: cá nhân/tổ chức trong nước và nước ngoài.

Tại các bảng dưới đây, Anpha sẽ phân biệt những điểm khác nhau quan trọng cần lưu ý giữa đăng ký thương hiệu logo độc quyền và đăng ký tác quyền logo cho logo công ty, logo cá nhân.

2.1 Nội dung, phạm vi bảo hộ của đăng ký nhãn hiệu logo và đăng ký bản quyền logo

Đăng ký nhãn hiệu logo

Đăng ký bản quyền logo

Bảo hộ toàn diện từ hình thức (màu sắc, hình ảnh, chữ cái và toàn bộ yếu tố tạo thành logo) lẫn nội dung (bao gồm cả ngữ nghĩa)

➞ Phạm vi bảo hộ rộng hơn

Bảo hộ hình thức tác phẩm (tức là những gì nhìn thấy được bằng mắt), không bảo hộ ý tưởng, nội dung

➞ Phạm vi bảo hộ thấp hơn

2.2 Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo và bản quyền logo cho logo công ty, logo cá nhân

Đăng ký nhãn hiệu logo

Đăng ký bản quyền logo

  • Nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình vẽ, màu sắc
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

Logo được tạo ra bằng hoạt động lao động trí tuệ (tác giả trực tiếp sáng tạo, không sao chép)

2.3 Hồ sơ đăng ký bản quyền logo và đăng ký nhãn hiệu logo cho logo doanh nghiệp/cá nhân

➤ Hồ sơ đăng ký bản quyền logo

Hồ sơ đăng ký bản quyền logo gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả;
  • Giải trình về logo đăng ký bản quyền;
  • Bản sao logo đăng ký bản quyền tác giả - 2 bản;
  • Biên bản xác nhận của tác giả về việc sáng tác ra logo;
  • Quyết định giao việc (nếu đơn vị khác thiết kế logo cần bảo hộ);
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu logo có đồng tác giả);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu logo thuộc sở hữu chung);
  • Giấy ủy quyền (nếu cá nhân/tổ chức khác nộp hồ sơ thay chủ sở hữu logo).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký bản quyền logo.

>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền logo.

➤ Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền cho logo

Chi tiết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền cho logo bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu - 2 bản;
  • Bản sao logo đăng ký nhãn hiệu - 5 bản;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
  • Giấy ủy quyền (nếu cá nhân/tổ chức khác nộp hồ sơ thay chủ sở hữu logo).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền.

>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo độc quyền.

2.4 Đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền và đăng ký bản quyền logo ở đâu?

Đăng ký nhãn hiệu logo

Đăng ký bản quyền logo

  • Tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT)
  • Thời gian giải quyết: 12 - 18 tháng (hoặc lâu hơn), Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền (hồ sơ hợp lệ) hoặc gửi thông báo điều chỉnh (nếu chưa hợp lệ)
  • Tại Cục Bản quyền tác giả
  • Thời gian giải quyết: Trong 15 ngày, Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (hồ sơ hợp lệ) hoặc gửi thông báo điều chỉnh (nếu hồ sơ chưa hợp lệ)

2.5 Cách đăng ký nhãn hiệu logo và đăng ký bản quyền logo online

Ngoài cách nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền được đề cập ở mục trên, bạn còn có thể đăng ký nhãn hiệu logo và bản quyền logo theo hình thức online. 
Vậy, thủ tục, cách đăng ký bản quyền logo và bảo hộ nhãn hiệu logo online có điểm gì khác nhau?

Đăng ký nhãn hiệu logo online

Đăng ký bản quyền logo online

Đăng ký tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ

Lưu ý: Phải có chữ ký số của cá nhân/doanh nghiệp

Đăng ký tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Bản quyền Tác giả (nộp và nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính)

2.6 Thời hạn bảo hộ, gia hạn đối với đăng ký nhãn hiệu logo và đăng ký bản quyền logo

Đăng ký nhãn hiệu logo

Đăng ký bản quyền logo

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu) có thời hạn bảo hộ 10 năm
  • Văn bằng được gia hạn nhiều lần, mỗi lần bảo hộ là 10 năm
  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho logo có thời hạn bảo hộ 75 năm, kể từ ngày công bố logo
  • Không được gia hạn

>> Xem thêm: Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.

2.7 Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền và đăng ký bản quyền tác giả cho logo

Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền

Đăng ký bản quyền tác giả

  • Lệ phí nhà nước 1.000.000đ/nhóm 6 sản phẩm, dịch vụ
  • Từ 2 nhóm trở lên: 730.000đ/nhóm, tính từ nhóm đăng ký thứ 2
  • Lệ phí cấp văn bằng: 360.000đ/nhóm 6 sản phẩm, dịch vụ
  • Lệ phí nộp nhà nước: 400.000 đồng

Trên thực tế, ngoài lệ phí nhà nước thì bạn có thể phải tốn khá nhiều khoản phí khác để chuẩn bị & hoàn tất hồ sơ (chưa kể chi phí phát sinh nếu hồ sơ không hợp lệ, phải điều chỉnh và nộp lại). 
Liên hệ Anpha để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ tối ưu chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền và đăng ký bản quyền đối với logo.

GỌI NGAY

Căn cứ vào những điểm giống, khác nhau giữa đăng ký thương hiệu độc quyền và đăng ký bản quyền tác giả đối với logo, Anpha phân tích ưu, nhược điểm của 2 hình thức này ngay dưới đây.

1. Ưu, nhược điểm của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo độc quyền  

➤ Ưu điểm của đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền:

  • Cá nhân/tổ chức được sở hữu độc quyền logo;
  • Cơ chế bảo hộ về mặt pháp lý rất chặt chẽ để xử lý các hành vi xâm phạm trái phép;
  • Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu logo đơn giản hơn so với đăng ký bản quyền logo;
  • Được quyền khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu logo như: gắn logo vào sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động thương mại, chuyển giao quyền sử dụng…

➤ Nhược điểm của đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền:

  • Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo phức tạp;
  • Việc xử lý và hoàn tất thủ tục đăng ký nhãn hiệu mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí hơn;
  • Thời hạn bảo hộ bị giới hạn, cá nhân/tổ chức phải tiến hành gia hạn nhãn hiệu trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hạn (hoặc có thể muộn hơn nhưng không được quá 6 tháng, tính từ ngày văn bằng hết hạn).

2. Ưu, nhược điểm của đăng ký bản quyền tác giả cho logo

➤ Ưu điểm của đăng ký bản quyền logo:

  • Nhanh chóng nhận được giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả;
  • Thời hạn bảo hộ bản quyền dài hạn;
  • Chi phí đăng ký bảo hộ bản quyền không quá cao và không phải tốn phí gia hạn bản quyền.

➤ Nhược điểm của đăng ký bản quyền logo:

  • Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho logo khá phức tạp;
  • Cơ chế bảo hộ về mặt pháp lý không cao bằng đăng ký nhãn hiệu logo.

---------

Từ những phân tích trên có thể thấy, tùy vào nhu cầu sử dụng logo mà cá nhân/tổ chức có thể cân nhắc nên bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hay đăng ký bản quyền cho logo. Cụ thể:

  • Nếu bạn muốn đăng ký bảo hộ logo để phục vụ cho mục đích hoạt động thương mại, định vị thương hiệu, tránh bị sao chép hay nhầm lẫn với logo thương hiệu khác thì đăng ký nhãn hiệu logo sẽ là lựa chọn cần được ưu tiên;
  • Trường hợp chỉ cần bảo hộ tính sáng tạo, được ghi nhận quyền sở hữu logo theo quy định của pháp luật thì nên cân nhắc lựa chọn đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho logo để tiết kiệm chi phí và thời gian làm thủ tục.

Liên hệ Anpha để được tư vấn lựa chọn hình thức bảo hộ logo tối ưu về mặt chi phí, thời gian, phù hợp với nhu cầu thực tế.

GỌI NGAY

1. Đăng ký logo độc quyền là gì?

Đăng ký logo độc quyền (hay còn gọi là đăng ký thương hiệu logo độc quyền hoặc đăng ký nhãn hiệu logo) là việc cá nhân/tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu Trí tuệ nhằm bảo hộ độc quyền logo về cả hình thức lẫn nội dung (từ ngữ, hình ảnh, màu sắc…).

Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh, hạn chế gần như tuyệt đối vấn đề nhầm lẫn với logo của thương hiệu khác.

>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thương hiệu.


2. Đăng ký bản quyền tác giả cho logo là gì?

Đăng ký bản quyền tác giả cho logo (hay còn gọi là đăng ký bản quyền logo) là việc cá nhân/tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả, nhằm ghi nhận các thông tin, bảo hộ tính sáng tạo của logo do cá nhân/tổ chức đó sáng tạo ra hoặc sở hữu.

>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả/bản quyền thiết kế logo.


3. Đăng ký bản quyền logo và nhãn hiệu logo độc quyền ở đâu?

  • Đối với đăng ký bản quyền logo, bạn nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả.
  • Đối với đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền, bạn nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT);

Xem thêm:

>> Hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền logo;

>> Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo độc quyền.


4. Nên đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hay đăng ký bản quyền đối với logo?

Tùy vào nhu cầu sử dụng logo mà cá nhân/tổ chức có thể cân nhắc nên đăng ký nhãn hiệu logo hay đăng ký bản quyền logo hay đăng ký cả nhãn hiệu & bản quyền cho logo. 

Nếu bạn muốn phục vụ cho hoạt động thương mại, độc quyền logo thì có thể chọn đăng ký nhãn hiệu logo hoặc nếu chỉ cần bảo hộ tính sáng tạo thì nên đăng ký bảo hộ bản quyền logo.

>> Xem thêm: Ưu, nhược điểm đăng ký nhãn hiệu logo và bản quyền logo


5. So sánh đăng ký nhãn hiệu logo và đăng ký bản quyền logo?

Đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền logo đều là các hình thức bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, có nhiều điểm khác nhau giữa đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền như: phạm vi, thời hạn được bảo hộ, hồ sơ, thủ tục đăng ký…

>> Xem thêm: So sánh đăng ký nhãn hiệu độc quyền và đăng ký bản quyền đối với logo.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH