Có nên đăng ký bảo hộ Bản quyền Tác giả - Điều kiện & thủ tục

Toàn bộ quy định về thủ tục, hồ sơ, điều kiện đăng ký & thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả (tác quyền). Đăng ký ở đâu, lệ phí thế nào? Và tại sao nên đăng ký? Cùng Anpha tìm hiểu qua bài viết này.

Quyền tác giả (tác quyền) là gì? Đăng ký bản quyền tác giả là gì?

➨ Quyền tác giả (hay còn gọi là tác quyền)

Là quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm do cá nhân, tổ chức sáng tạo ra hoặc sở hữu (không được sao chép dưới mọi hình thức), bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

➨ Đăng ký bản quyền tác giả

Là việc cá nhân, tổ chức tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tác quyền tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả nhằm ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu về bản quyền và quyền liên quan.

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả không quá cao nhưng thủ tục đăng ký bản quyền khá phức tạp và mất thời gian để hoàn thành.

Tại sao nên đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả?

Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ chưa quy định bắt buộc phải đăng ký bản quyền tác giả, về cơ bản thì quyền tác giả sẽ được phát sinh tính từ thời điểm sản phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất (có thể kể đến là thiết kế đồ họa, bao bì sản phẩm, các nốt nhạc trong bản nhạc, logo…) dù chưa công bố hay chưa đăng ký quyền tác giả. 

Tuy nhiên, nếu không đăng ký bản quyền, khi có tranh chấp xảy ra thì tác giả phải tự thu thập bằng chứng chứng minh được quyền sở hữu mà không được bảo hộ về mặt pháp lý. 

Ngoài ra, còn có 6 lý do quan trọng dưới đây để thấy tại sao bạn nên đăng ký bảo hộ tác quyền:

1. Được bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chẳng hạn như:

  • Quyền nhân thân của tác giả:
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm;
  • Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Đặt tên, đứng tên thật/bút danh trên tác phẩm; nêu tên thật/bút danh khi tác phẩm công bố.
  • Quyền tài sản:
  • Làm tác phẩm phái sinh, sao chép tác phẩm;
  • Biểu diễn, truyền đạt sản phẩm trước công chúng;
  • Phân phối, nhập khẩu hoặc cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

2. Mang lại lợi ích kinh tế nếu tác phẩm có giá trị thương mại;
3. Độc quyền hoặc cho phép người khác sử dụng tác quyền theo quy định;
4. Giấy chứng nhận bản quyền tác giả được xem là giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu tài sản, có thể được sử dụng để định giá tài sản trong trường hợp góp vốn, mua bán, sáp nhập công ty;
5. Khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì mặc định chủ sở hữu đã được bảo hộ tác quyền về mặt pháp lý, không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm đó nếu có tranh chấp xảy ra;
6. Tránh hành vi xuyên tạc, xâm phạm bất hợp pháp tác phẩm dưới mọi hình thức. Trường hợp cá nhân, tổ chức khác muốn khai thác, sử dụng tác phẩm thì cần phải xin phép, trả chi phí hoặc đảm bảo quyền lợi khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

Hồ sơ & thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

Quy trình đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả bao gồm 3 bước dưới đây:

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Bao gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả;
  2. Giải trình về tác phẩm đăng ký bản quyền;
  3. Bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả - 2 bản;
  4. Biên bản xác nhận của tác giả về việc sáng tác ra tác phẩm;
  5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có đồng tác giả);
  6. Giấy ủy quyền (nếu cá nhân/tổ chức khác nộp hồ sơ thay chủ sở hữu);
  7. Quyết định giao việc (nếu tác phẩm cần bảo hộ được thiết kế từ đơn vị khác);
  8. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung).

>>TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả.

➨ Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký theo 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả;

Đối với cách nộp hồ sơ online, bạn thực hiện theo 4 bước như sau:

  • Bước 1. Đăng ký tài khoản tại link http://dichvucong.bvhttdl.gov.vn/dvc/;
  • Bước 2. Nộp hồ sơ trực tuyến theo quy định;
  • Bước 3. Thanh toán phí/lệ phí trực tuyến;
  • Bước 4. Tra cứu kết quả nộp hồ sơ trên hệ thống.

➨ Bước 3. Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả hoặc điều chỉnh (nếu có)

  • Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ: Trong thời hạn 15 ngày, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Cục Bản quyền gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh, nộp lại hồ sơ.

Lưu ý: 

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, bạn có thể kiểm tra, tra cứu tình trạng quyền tác giả tại Hệ thống của Cục bản quyền tác giả.

Nếu sản phẩm cần đăng ký là logo, thương hiệu, nhãn hiệu thì ngoài cách đăng ký bản quyền tác giả như trên, bạn có thể làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo để bảo hộ sản phẩm của mình chặt chẽ hơn về mặt pháp lý.

Tham khảo thêm:

>> Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền.

>> Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, logo độc quyền.

-----------

Để việc đăng ký bản quyền tác giả trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác, bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Anpha với chi phí trọn gói chỉ 2.000.000 đồng (đã bao gồm lệ phí nhà nước) và hoàn thành trong 15 ngày làm việc.

GỌI NGAY

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Tùy vào tác phẩm được bảo hộ mà điều kiện đăng ký quyền tác giả sẽ khác nhau, nhưng về cơ bản bạn cần đáp ứng 2 điều kiện như sau:

1. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Đối tượng đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả bao gồm:

  • Cá nhân, tổ chức trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định;
  • Cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày (tính từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tại nước khác).

Lưu ý: 

Cá nhân, tổ chức nước ngoài tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cần phải ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả thực hiện và theo quy định Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

2. Quy định về sản phẩm, đối tượng đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật & khoa học như: tác phẩm văn học, âm nhạc, tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng, chương trình máy tính…;
  • Tác phẩm phái sinh với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để tạo ra tác phẩm phái sinh đó;
  • Các loại hình tác phẩm nêu trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo, không được sao chép các tác phẩm khác dưới mọi hình thức.

Thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả

Thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả được quy định theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, cụ thể:

  • Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn đối với một số quyền như: đặt tên, đứng tên thật/bút danh trên sản phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của sản phẩm…;
  • Quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm thuộc quyền nhân thân có thời hạn bảo hộ được quy định như sau:
  • Được bảo hộ 75 năm tính từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh;
  • Bảo hộ 100 năm đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
  • Bảo hộ suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả qua đời đối với các tác phẩm khuyết danh khi thông tin về tác giả xuất hiện. Nếu tác phẩm có cùng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 năm sau đồng tác giả cuối cùng qua đời.
  • Thời hạn bảo hộ các quyền trên sẽ chấm dứt vào lúc 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả

Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả sẽ phụ thuộc vào loại hình tác phẩm. Bạn có thể tham khảo bảng lệ phí đăng ký bản quyền tác giả theo từng loại hình tác phẩm mà Anpha chia sẻ dưới đây:

Loại hình tác phẩm

Lệ phí nhà nước

(đồng/giấy chứng nhận)

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm khác thuộc loại hình tác phẩm viết;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000

  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình, khoa học.

300.000

  • Tác phẩm tạo hình;
  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000

  • Tác phẩm điện ảnh;
  • Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000

  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.

600.000

 

Các câu hỏi thường gặp về đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

1. Bản quyền tác giả (tác quyền) là gì?

Bản quyền tác giả (hay còn gọi là tác quyền) là quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm do cá nhân, tổ chức sáng tạo ra hoặc sở hữu (không được sao chép dưới mọi hình thức).


2. Tại sao nên đăng ký bản quyền tác giả?

Khi đăng ký bản quyền, tác giả được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả thì mặc định chủ sở hữu đã được bảo hộ tác quyền về mặt pháp lý, không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm đó nếu có tranh chấp xảy ra. 

Ngoài ra, còn có các lợi ích khác như: được bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản, độc quyền hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm…

>> Xem chi tiết: Tại sao nên đăng ký bản quyền tác giả?


3. Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

Quyền tác giả (tác quyền) bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.


4. Các loại hình tác phẩm nào được đăng ký bảo hộ quyền tác giả?

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: 

  • Tác phẩm văn học, âm nhạc, tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng, chương trình máy tính…;
  • Tác phẩm phái sinh với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để tạo ra tác phẩm phái sinh đó;
  • Các loại hình tác phẩm nêu trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo, không được sao chép các tác phẩm khác dưới mọi hình thức.

5. Thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng?

Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ lần đầu tiên công bố. Và được bảo hộ 100 năm nếu tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.


6. Thời hạn bảo hộ với các tác phẩm khuyết danh?

Đối với các tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện thì thời gian bảo hộ là suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả qua đời. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 năm sau đồng tác giả cuối cùng qua đời.


7. Thời hạn đăng ký bản quyền bảo hộ tác giả là bao lâu?

Trong 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền bảo hộ tác giả.


8. Chi phí đăng ký bản quyền tác như thế nào?

Phí đăng ký bản quyền tác giả sẽ phụ thuộc vào loại hình tác phẩm. Ví dụ đăng ký bản quyền cho: tác phẩm báo chí, âm nhạc, nhiếp ảnh là 100.000 đồng; tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa là 500.000 đồng…

>> Xem chi tiết: Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả.


9. Đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?

Bạn có thể đăng ký bản quyền tác giả trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc đăng ký online tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Bản quyền tác giả.


10. Hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?

Để đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, bạn thực hiện theo 3 bước sau đây:

  • Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả theo quy định;
  • Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả online hoặc trực tiếp cho Cục Bản quyền tác giả;
  • Bước 3. Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả hoặc điều chỉnh (nếu có).

>> Xem chi tiết: Hồ sơ và thủ tục đăng ký bản quyền tác giả.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH