Nhãn hiệu là gì? Phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ - MỚI

Tìm hiểu: nhãn hiệu (trademark) là gì? Nhãn hiệu gồm có mấy loại? Mỗi nhãn hiệu có tiêu chí, đặc điểm hay đặc trưng gì? Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Tổng quan về nhãn hiệu (trademark)

1. Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi số 36/2009/QH12 thì nhãn hiệu (tiếng Anh là trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Theo đó, bạn có thể hiểu thông qua nhãn hiệu, khách hàng có thể nhận diện được sản phẩm cùng loại giữa 2 doanh nghiệp khác nhau hoặc thậm chí là trong cùng 1 doanh nghiệp. 

Dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, từ ngữ… hoặc từ sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu, hoặc giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, đây là các khái niệm khác nhau hoàn toàn. Để biết chi tiết sự khác nhau đó là gì, các bạn tìm hiểu ở từng bài viết sau nhé.

Bài viết liên quan:

>> Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu;

>> Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa.

2. Ví dụ về nhãn hiệu

Thông thường, nhãn hiệu được thấy nhiều nhất là trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Và đôi khi, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm. Anpha sẽ dẫn chứng một vài ví dụ để bạn hiểu hơn về nhãn hiệu.

Ví dụ 1: Nhãn hiệu giúp phân biệt sản phẩm cùng loại giữa các doanh nghiệp với nhau (doanh nghiệp đối thủ):

  • Điện thoại có các nhãn hiệu như: Samsung, Apple, Nokia, Oppo, Vivo…;
  • Cafe có các nhãn hiệu như: Trung Nguyen cafe, King Coffee, Vinacafe, Nescafe…;
  • Mì, phở ăn liền có các nhãn hiệu như: Acecook, Masan, Vifon, Micoem…;
  • Xe máy có các nhãn hiệu như: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, Harley Davidson, Kawasaki…

Ví dụ 2: Nhãn hiệu giúp phân biệt các sản phẩm trong cùng một doanh nghiệp

Các nhãn hiệu của Unilever như: Comfort, Dove, Surf, Omo, Lifebuoy, Cif, Vaseline, TRESemmé…

Phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

Có nhiều cách để phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, chẳng hạn như:

Phân loại dựa vào yếu tố cấu thành, nhãn hiệu sẽ gồm có 3 loại:

  • Nhãn hiệu chữ;
  • Nhãn hiệu hình (thường thấy là logo);
  • Nhãn hiệu kết hợp cả yếu tố hình và chữ.

Phân loại dựa theo mục đích sử dụng, nhãn hiệu sẽ gồm có 2 loại:

  • Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa: dùng để phân biệt hàng hóa của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau;
  • Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ: thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để khi sử dụng dịch vụ thì khách hàng có thể dễ dàng nhận biết.

Phân loại theo tính chất, nhãn hiệu sẽ gồm có 5 loại:

  • Nhãn hiệu thông thường;
  • Nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Nhãn hiệu tập thể;
  • Nhãn hiệu chứng nhận;
  • Nhãn hiệu liên kết.

>> Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu.

-------

Trong 3 cách phân loại trên thì nhãn hiệu phân loại theo tính chất là phổ biến nhất. Tại nội dung này, Kế toán Anpha sẽ chia sẻ chi tiết các nhãn hiệu được phân loại theo tính chất. 

1. Nhãn hiệu thông thường

➤ Nhãn hiệu thông thường là gì?

Nhãn hiệu thông thường là nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, tổ chức này với dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, tổ chức khác. 

Nhãn hiệu thông thường là cơ sở để hình thành nên các loại nhãn hiệu thường gặp khác, chẳng hạn như:

  • Nhãn hiệu thông thường sẽ trở thành nhãn hiệu nổi tiếng nếu đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Nhãn hiệu thông thường được đăng ký bởi chủ sở hữu là một tập thể với nhiều thành viên khác nhau sẽ trở thành nhãn hiệu tập thể… 

➤ Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu thông thường

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình ảnh, hình vẽ, hình ba chiều, chữ cái, từ ngữ hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (cá nhân, tổ chức khác).

2. Nhãn hiệu nổi tiếng

➤ Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Một số ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng như: Samsung, Iphone, Coca Cola, Pepsi, Heineken… 

➤ Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng sẽ được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí sau:

  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • Uy tín rộng rãi của dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu;
  • Phạm vi lãnh thổ mà dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  • Giá chuyển giao, chuyển nhượng quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu;
  • Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng dịch vụ đã được cung cấp, lượng hàng hóa đã được bán ra;
  • Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua quảng cáo hoặc thông qua việc sử dụng, mua bán hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Lưu ý:

Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tự động bảo hộ mà không cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần có các giấy tờ/tài liệu chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu, đồng thời chứng minh nhãn hiệu đáp ứng được các tiêu chí được coi là nổi tiếng thì sẽ được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và được bảo hộ.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng là đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá trên.

3. Nhãn hiệu tập thể

➤ Nhãn hiệu tập thể là gì?

Căn cứ theo Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu tập thể được quy định như sau: Nhãn hiệu tập thể dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Bạn có thể hiểu nôm na rằng: Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu thuộc sở hữu chung của một tổ chức, mà tổ chức này có nhiều thành viên khác nhau, trong đó:

  • Tổ chức có thể là hiệp hội, hợp tác xã, tổng công ty, hội nông dân làm vườn…;
  • Các thành viên trong cùng 1 tổ chức sẽ được sử dụng nhãn hiệu của tổ chức cho sản phẩm mà mình làm ra. Bên cạnh đó, để được sử dụng nhãn hiệu các thành viên phải tuân thủ đúng các quy chế sử dụng nhãn hiệu mà tổ chức xây dựng.

Thông thường, nhãn hiệu tập thể hay đi liền với tên địa danh để chỉ sản phẩm có xuất xứ từ địa phương và vùng lãnh thổ mang địa danh đó. Một số ví dụ về nhãn hiệu tập thể: Hồ tiêu Lộc Ninh, Táo Ninh Thuận, Rượu Mẫu Sơn, Chè Thái Nguyên… 

➤ Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể để được bảo hộ cần đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Dấu hiệu nhận biết được nhìn thấy dưới dạng chữ, hình ảnh, hình vẽ, hình 3 chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt dịch vụ, hàng hóa của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể với chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức đó.

4. Nhãn hiệu chứng nhận

➤ Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Nhãn hiệu chứng nhận là:

  • Nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của mình (logo) trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó;
  • Mục đích của nhãn hiệu chứng nhận là để chứng nhận sản phẩm đã đảm bảo đạt tiêu chuẩn về các đặc tính như: xuất xứ, nguyên liệu, cách thức cung cấp dịch vụ, cách thức sản xuất hàng hóa, chất lượng, độ an toàn… 

Một số ví dụ về nhãn hiệu chứng nhận như:

  • Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao - Do người tiêu dùng bình chọn” của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao TP. Hồ Chí Minh;
  • Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam tin dùng” của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR);
  • Nhãn hiệu chứng nhận “An toàn sinh học” của Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Chứng nhận ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành… 

➤ Đặc trưng của nhãn hiệu chứng nhận

  • Không được sử dụng bởi chủ nhãn hiệu (tức là không được tự phong);
  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận thường là các tổ chức uy tín, hiệp hội doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước;
  • Cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm của mình phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của nhãn hiệu chứng nhận và được sự cho phép của chủ nhãn hiệu;
  • Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng để chứng nhận nhiều tiêu chí khác nhau của sản phẩm như: nguồn gốc, xuất xứ, nguyên vật liệu sử dụng, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Nhãn hiệu liên kết

➤ Nhãn hiệu liên kết là gì?

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau được sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự hoặc có liên quan. Nhãn hiệu liên kết do cùng một chủ thể đăng ký.

Ví dụ về nhãn hiệu liên kết như:

  • Vingroup đã đăng ký nhãn hiệu liên kết cho các nhãn hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn như: Vinmec, Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl Golf, VinDs…;
  • Tập đoàn sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota với các nhãn hiệu liên kết như: Toyota Corolla, Toyota Celica, Toyota Celica, Toyota Avalon…

➤ Đặc điểm của nhãn hiệu liên kết

  • Nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký (tức cùng một chủ sở hữu);
  • Nhãn hiệu phải thỏa mãn điều kiện có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau, khi đó sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
    1. Nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó;
    2. Nhãn hiệu không trùng, không tương tự nhau nhưng chúng được dùng cho hàng hóa, dịch vụ có sự liên quan, tương đồng về tính năng, công dụng…

Hướng dẫn cách làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng dễ bị đạo nhái khi các đối thủ có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, để bảo vệ nhận diện thương hiệu thì doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.

Dưới đây, Anpha sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bạn dễ dàng thực hiện.

1. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những thành phần sau:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (mẫu số 08 - Phụ lục I) - 2 bản;
  • Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ - 5 bản (yêu cầu kích thước lớn hơn 2x2cm và không to quá 8x8cm, nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu);
  • Danh mục dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu đăng ký;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

Lưu ý:

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể thì ngoài các tài liệu trên, hồ sơ đăng ký cần bổ sung các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về chất lượng, tính chất đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu đăng ký thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:
    • Nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm;
    • Nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương;
    • Nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc trưng (đặc thù);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương hoặc nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm);
  • Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép sử dụng tên địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
2. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

➤ Hình thức nộp đơn

Bạn có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ giấy

Bạn nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM và Đà Nẵng.

Địa chỉ cụ thể:

Cơ quan nộp hồ sơ Địa chỉ
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ 368 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Cách 2: Nộp hồ sơ qua mạng

Bạn nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

Lưu ý:

  • Để nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu online, bạn cần có chữ ký số và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến;
  • Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, bạn phải đến 1 trong 3 địa điểm tiếp nhận hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ để xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và các tài liệu kèm theo (nếu có), đồng thời nộp phí, lệ phí theo quy định.

➤ Thời hạn Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu

Kể từ ngày đơn đăng nhãn hiệu được tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xem xét và giải quyết đơn theo trình tự và thời gian như sau:

  • Thẩm định hình thức: 1 tháng;
  • Công bố đơn: trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung: không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Xem chi tiết: 

>> Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền;

>> Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu.

-----------

Có thể thấy, hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khá phức tạp, tổng thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ hoàn thành việc thẩm định và cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể kéo dài từ 16 - 18 tháng. Trường hợp, bạn chưa nắm rõ quy trình thực hiện hoặc không có kinh nghiệm làm việc với cơ quan thẩm quyền thì thời gian để nhận được bằng bảo hộ nhãn hiệu còn có thể sẽ chậm hơn rất nhiều so với dự kiến.

Vì vậy, để đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm được thời gian và chi phí, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu tại Kế toán Anpha. Với phí dịch vụ từ 1.000.000 đồng, Anpha sẽ thay bạn hoàn thành mọi thủ tục pháp lý rườm rà cũng như những quy định phức tạp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Liên hệ Anpha qua số hotline bên dưới để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

GỌI NGAY

Các câu hỏi thường gặp khi phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (tiếng Anh là trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Thông qua nhãn hiệu, khách hàng có thể nhận diện được sản phẩm cùng loại giữa 2 doanh nghiệp khác nhau hoặc thậm chí là trong cùng 1 doanh nghiệp. 

>> Xem chi tiết: Nhãn hiệu là gì?

2. Nhãn hiệu không đăng ký có được bảo hộ không?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu chỉ được xem xét bảo hộ khi chủ sở hữu tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng).

Như vậy, nhãn hiệu không đăng ký sẽ không được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

3. Có những cách phân loại nhãn hiệu nào?

Có 3 cách phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ:

  • Phân loại theo yếu tố cấu thành sẽ có: nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình, nhãn hiệu kết hợp cả hình và chữ;
  • Phân loại theo mục đích sẽ có: nhãn hiệu dùng cho hàng hóa, nhãn hiệu dùng cho dịch vụ;
  • Phân loại theo tính chất sẽ có: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận.

>> Xem chi tiết: Phân loại nhãn hiệu.

4. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Cho ví dụ một số nhãn hiệu nổi tiếng?

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng như nhãn hiệu của: Samsung, Iphone, Coca Cola, Pepsi, Heineken… 

5. Nhãn hiệu tập thể là gì?

Hiểu đơn giản, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu thuộc sở hữu chung của một tổ chức với nhiều thành viên khác nhau. Tổ chức ở đây có thể là hiệp hội, hợp tác xã, tổng công ty, hội nông dân làm vườn… Các thành viên trong tổ chức sẽ được sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm mà mình làm ra. Đồng thời, để sử dụng nhãn hiệu các thành viên phải tuân đúng các quy chế sử dụng nhãn hiệu mà tổ chức xây dựng.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH