Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

Chia sẻ: Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ (bảng phân loại Nice/Ni-xơ 11) khi đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu.

Mục đích phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Có 2 mục đích chính khi phân nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền:

  • Thứ nhất: xác định phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu, thương hiệu.
  • Thứ hai: xác định các khoản phí, lệ phí phải đóng khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Bạn đăng ký bảo hộ càng nhiều sản phẩm, càng nhiều ngành nghề thì phí đăng ký sẽ càng cao..

>> Tham khảo: Tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.

Phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Ni-xơ 

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, hàng hóa và dịch vụ sẽ được phân nhóm dựa vào bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ phiên bản 11/2022 (còn được gọi tắt là Bảng phân loại Ni-xơ hoặc Bảng phân loại Nice).

Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 11 được chia thành 45 nhóm. Trong đó 34 nhóm sản phẩm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ. Cụ thể:

1. Nhóm hàng hóa

Nhóm hàng hóa được quy định từ nhóm 1 đến nhóm 34.
Ví dụ:

  • Nhóm 3: Mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc; chế phẩm đánh răng không chứa thuốc; nước hoa, tinh dầu; chế phẩm tẩy trắng và các chất khác để giặt; chế phẩm để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn;
  • Nhóm 24: Vải và hàng dệt; vải lanh dùng trong nhà; rèm che bằng vải dệt hoặc bằng chất dẻo (chủ yếu nhóm này là các loại vải dệt và vải phủ dùng cho gia đình).

2. Nhóm dịch vụ

Nhóm dịch vụ được quy định từ nhóm 35 đến nhóm 45.
Ví dụ:

  • Nhóm 35: Quảng cáo; quản lý, tổ chức và quản trị kinh doanh; hoạt động văn phòng;
  • Nhóm 43: Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống; chỗ ở tạm thời.

Lưu ý:

Do bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ được cập nhật liên tục. Vì vậy, cá nhân/tổ chức khi đăng ký phân nhóm hàng hóa, dịch vụ phải lựa chọn bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ mới nhất tại thời điểm nộp đơn để tránh tình trạng có sai sót.

>> Tham khảo chi tiết: Bảng danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Nguyên tắc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

Để giúp cá nhân/tổ chức dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu theo bảng phân loại Nice, Anpha chia sẻ đến bạn các nguyên tắc sau:

1. Nguyên tắc chung để phân nhóm hàng hóa, dịch vụ

➨ Căn cứ vào Bảng danh mục chứa tiêu đề, chú thích của mỗi nhóm

Mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ đều có tiêu đề và đi kèm với mỗi tiêu đề là phần chú thích nhằm giải thích rõ hơn các tiêu chí phân loại của nhóm. Căn cứ vào đó, cá nhân/tổ chức có thể xác định cụ thể các loại hàng hóa, dịch vụ mà mình cần đăng ký được phân vào những nhóm hàng hóa, dịch vụ nào.

Ví dụ:

  • Tiêu đề nhóm 15: Dụng cụ âm nhạc; giá để bản nhạc và giá giữ nhạc cụ; que để đánh nhịp của trường;
  • Phần chú thích: Nhóm 15 chủ yếu bao gồm các dụng cụ âm nhạc, các bộ phận và phụ kiện của chúng;
  • Cụ thể: Hộp nhạc, nhạc cụ điện và điện tử; âm thoa, khóa lên dây đàn…

➨ Căn cứ vào Bảng danh mục theo vần chữ cái (Alphabet)

Tên của hàng hóa, dịch vụ được nêu trong tiêu đề của nhóm trong Bảng danh mục từng nhóm là các tên chung liên quan đến lĩnh vực mà hàng hóa và dịch vụ được phân vào đó. 

Vì thế, Bảng danh mục theo vần chữ cái được sử dụng để tra cứu, xác định chính xác phân loại của từng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

2. Nguyên tắc riêng để phân nhóm hàng hóa, dịch vụ

Số lượng hàng hóa, dịch vụ trên thực tế luôn nhiều hơn những gì được liệt kê trong Bảng phân loại Ni-xơ. Do vậy, trường hợp các loại hàng hóa, dịch vụ không được nêu trực tiếp trong bảng phân loại thì việc phân loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được dựa trên các nguyên tắc phân loại riêng sau đây:

➨ Nguyên tắc phân loại hàng hóa

  • Phân loại dựa vào vật liệu làm nên sản phẩm/phương thức hoạt động của sản phẩm đó;
    Ví dụ: Cặp sách da được làm bằng chất liệu da nên sẽ được phân vào nhóm 18.
  • Với hàng hóa có nhiều mục đích sử dụng sẽ được phân loại vào các nhóm có sự tương thích về chức năng hoặc công dụng;

Ví dụ: Dầu gội đầu, xà phòng, sữa dưỡng da (nhóm 3: mỹ phẩm); dầu gội, xà phòng… nếu có chứa thuốc dược (nhóm 5: dược phẩm).

  • Nguyên vật liệu thô chưa chế biến hoặc bán chế biến sẽ được phân nhóm hàng hóa dựa vào nguyên vật liệu cấu tạo nên chúng;

Ví dụ: Nhựa cao su tự nhiên sẽ được phân vào nhóm 2.

  • Hàng hóa được cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau thì sẽ phân vào nhóm có chất liệu chiếm thành phần nhiều nhất trong hàng hóa;

Ví dụ: Thực phẩm chức năng (cụ thể viên uống multivitamin) có rất nhiều thành phần như: vitamin, axit amin, thảo mộc… trong đó thành phần chính là vitamin thì thực phẩm chức năng này sẽ được phân vào nhóm 1.

  • Hàng hóa có chức năng tạo thành một bộ phận cho một sản phẩm khác sẽ được phân vào cùng nhóm với sản phẩm đó (trừ trường hợp hàng hóa đó được sử dụng với mục đích khác);

Ví dụ: Ống nối kim loại là bộ phận của thiết bị vệ sinh nên được phân vào nhóm 11.

  • Hàng hóa là hộp đựng sản phẩm sẽ được phân loại cùng nhóm với sản phẩm được đựng trong hộp đó.

Ví dụ: Hộp đựng kim khâu sẽ được phân vào nhóm 26 (do kim khâu ở nhóm 26), tương tự hộp đựng bút sẽ được phân vào nhóm 16.

➨ Nguyên tắc phân loại dịch vụ

  • Có thể phân loại dịch vụ theo dịch vụ tương tự trong nhóm theo vần chữ cái;
  • Các dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin được phân loại vào cùng nhóm với các dịch vụ tương ứng với lĩnh vực tư vấn, thông tin;

Ví dụ: Tư vấn tài chính được phân vào nhóm 36, tư vấn quản lý kinh doanh được phân vào nhóm 35.

  • Dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa, dịch vụ siêu thị được phân loại vào nhóm 35 (dựa vào phần chú thích đi kèm của nhóm này trong Bảng phân loại Ni-xơ);
  • Các dịch vụ cho thuê sẽ được phân cùng nhóm với dịch vụ được cung cấp bởi phương tiện cho thuê.

Ví dụ: Cho thuê dịch vụ điện thoại được phân vào nhóm 38.

-------

Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu khá phức tạp. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm có thể cân nhắc sử dụng các dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu để được hỗ trợ, hướng dẫn phân nhóm chính xác và hoàn thành các thủ tục pháp lý về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một cách nhanh chóng nhất.

Tham khảo dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu tại Anpha với chi phí chỉ 1.000.000 đồng.

GỌI NGAY

4 lưu ý phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng mà cá nhân/tổ chức cần biết khi phân nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu:

1. Xác định đúng bản chất của hoạt động kinh doanh

Xác định đúng bản chất hoạt động kinh doanh là sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ nhằm mục đích lựa chọn nhóm sản phẩm, hàng hóa đúng với mục đích kinh doanh.

2. Tìm hiểu kỹ lưỡng về bản chất, tính chuyên biệt của hàng hóa, dịch vụ

Cùng một tên hàng hóa, dịch vụ nhưng nếu được phân vào các nhóm khác nhau sẽ mang tính chất khác nhau. Do vậy, cá nhân/tổ chức khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu cần tìm hiểu kỹ lưỡng và hiểu rõ về bản chất, tính chuyên biệt của hàng hóa, dịch vụ để phân nhóm phù hợp, tránh sự nhầm lẫn khi đăng ký.

3. Phạm vi đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu

Mỗi nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi các sản phẩm, dịch vụ được liệt kê trong đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mà không được bảo hộ cho toàn bộ lĩnh vực. 

Vì thế, cá nhân/tổ chức cần bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu nào thì phải xác định thật kỹ nhóm hàng hóa, dịch vụ đó để việc bảo hộ có thể phát huy tối đa công năng, bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ.

4. Liệt kê các dịch vụ, hàng hóa cụ thể

Trong cùng một nhóm đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sẽ có nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau, vì vậy khi đăng ký bảo hộ, cá nhân/tổ chức không thể viết chung chung các sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm nào mà phải liệt kê chi tiết các hàng hóa, dịch vụ.

Câu hỏi về phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

1. Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu dựa vào đâu?

Việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sẽ dựa vào bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ bản 11/2022.

Theo đó, Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 11 được chia thành 45 nhóm. Trong đó::

  • Từ 1 - 34 là nhóm hàng hóa;
  • Từ 35 - 45 là nhóm dịch vụ.

2. Mục đích của việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu là gì?

  • Xác định phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu, thương hiệu đó;
  • Xác định các khoản phí, lệ phí mà chủ sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu phải đóng khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu.

3. Cá nhân/tổ chức phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ không chính xác thì đơn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sẽ như thế nào?

Khi cá nhân/tổ chức phân loại hàng hóa, dịch vụ không chính xác thì đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu có thể bị từ chối với lý do là lỗi hình thức.

Lúc này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại lại các danh mục hàng hóa, dịch vụ và cá nhân/tổ chức phải bổ sung phí phân loại theo quy định.


4. Nguyên tắc phân loại nhóm dịch vụ, hàng hóa khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu?

  • Cá nhân/tổ chức có thể căn cứ vào Bảng danh mục chứa tiêu đề, chú thích của mỗi nhóm hoặc căn cứ vào Bảng danh mục theo vần chữ cái để phân loại nhóm dịch vụ, hàng hóa khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu;
  • Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ không được nêu trực tiếp trong Bảng phân loại Ni-xơ thì việc phân loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được dựa trên các nguyên tắc phân loại riêng tùy vào đối tượng cần bảo hộ là hàng hóa hay dịch vụ.

>> Xem chi tiết: Nguyên tắc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu.


5. Cần lưu ý gì khi phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu?

4 lưu ý quan trọng mà cá nhân/doanh nghiệp cần biết khi phân loại sản phẩm, dịch vụ đăng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu:

  1. Xác định đúng bản chất của hoạt động kinh doanh;
  2. Tìm hiểu kỹ lưỡng, hiểu rõ về tính chuyên biệt của hàng hóa, dịch vụ;
  3. Phạm vi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền;
  4. Liệt kê các dịch vụ, hàng hóa cụ thể.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH