Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền để làm gì? Tìm hiểu cách đăng ký bản quyền thương hiệu, tra cứu thương hiệu được bảo hộ & các vấn đề liên quan
Thương hiệu, nhãn hiệu là gì?
➤ Nhãn hiệu (thương hiệu) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân. Nhãn hiệu bao gồm: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết.
➤ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu (hay thường gọi là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền) là việc cá nhân, tổ chức làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận (văn bằng) để bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu về cả hình thức và nội dung (từ ngữ, hình ảnh, màu sắc…), nhằm độc quyền khai thác giá trị thương mại hoặc tránh hành vi xâm phạm trái phép, nhầm lẫn với nhãn hiệu, thương hiệu khác.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ quy định, không bắt buộc cá nhân, tổ chức phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, tuy nhiên đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo hộ chặt chẽ về mặt pháp lý trước những xâm phạm, tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
Để được tư vấn chi tiết về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu hãy liên hệ Anpha hoặc tham khảo dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền - chỉ từ 1.000.000 đồng.
Đối tượng và điều kiện đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu độc quyền
1. Đối tượng được phép đăng ký thương hiệu độc quyền
Cá nhân & tổ chức (doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể...) trong và ngoài nước có quyền làm hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu, thương hiệu. Luật Sở hữu trí tuệ quy định về đối tượng đăng ký cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu dùng cho hàng hóa tự sản xuất hoặc dịch vụ tự cung cấp;
- Tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ thương mại hợp pháp với điều kiện đối tượng sản xuất không sử dụng và không phản đối việc tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu đó;
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể, nếu:
- Đăng ký để thành viên của tổ chức được sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu theo quy chế nhãn hiệu tập thể;
- Đăng ký là tổ chức tập thể của tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm, dịch vụ;
- Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương Việt Nam thì phải được sự cho phép đăng ký từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận đặc tính, chất lượng, nguồn gốc hoặc liên quan đến hàng hóa, dịch vụ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
- Phải được sự cho phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đăng ký nhãn hiệu chứng nhận địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương Việt Nam.
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân được quyền đăng ký trở thành đồng chủ sở hữu 1 nhãn hiệu, thương hiệu nếu:
- Việc sử dụng nhãn hiệu nhân danh tất cả đồng sở hữu hoặc sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ mà tất cả đồng sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
- Việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu không làm người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
- Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc cá nhân không thường trú tại Việt Nam thì cần phải nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Tổ chức Đại diện Sở hữu Công nghiệp Việt Nam.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.
Lưu ý:
>> Các đối tượng đăng ký trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả khi đã nộp đơn đăng ký) dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hay kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
>> Người đại diện/đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu không được phép đăng ký nhãn hiệu đó, nếu chưa được chủ sở hữu cho phép đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế (Việt Nam là thành viên), trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền
Ngoài đảm bảo điều kiện về đối tượng đăng ký văn bằng bảo hộ đã được Anpha đề cập ở trên, thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được 2 điều kiện chung sau đây:
- Nhãn hiệu, thương hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình 3 chiều, được thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với chủ thể khác.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền
1. Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu Cục Sở hữu trí tuệ
Trước khi nộp hồ sơ làm giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức nên tra cứu trước nhãn hiệu, thương hiệu đó đã được đăng ký chưa hoặc có tương tự dẫn đến nhầm lẫn với các thương hiệu, nhãn hiệu khác hay không.
Việc tra cứu văn bằng bảo hộ sẽ giúp cá nhân, tổ chức giảm thiểu rủi ro trùng lặp, tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký.
Bạn có thể tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu online tại Thư viện số về sở hữu công nghiệp (IP LIB) của Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT).
2. Quy trình, cách đăng ký bản quyền nhãn hiệu, thương hiệu
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền khá phức tạp và Cục SHTT cần nhiều thời gian để thẩm định, giải quyết đơn đăng ký của chủ sở hữu. Cụ thể các bước đăng ký văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu như sau:
➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu
Tùy nội dung đăng ký cụ thể mà quy định về hồ sơ đăng ký văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sẽ khác nhau.
Giấy tờ đăng ký văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu cơ bản gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu - 2 bản;
- Bản sao nhãn hiệu cần bảo hộ - 5 bản;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
- Giấy ủy quyền (nếu cá nhân/tổ chức khác nộp hồ sơ thay chủ sở hữu).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
➤ Bước 2: Nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ
Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ theo 1 trong 2 cách dưới đây:
- Cách 1. Nộp hồ sơ giấy trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ;
- Cách 2. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu online tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
➤ Bước 3: Thời hạn giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu
Sau khi nộp hồ sơ, Cục SHTT sẽ tiến hành thẩm định hình thức, xem xét chấp nhận đơn đăng ký, thẩm định nội dung…
Chi tiết thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được quy định bởi Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
- Trong vòng 30 ngày, Cục SHTT thẩm định hình thức đơn đăng ký;
- Trong vòng 60 ngày, Cục SHTT công bố đơn đăng ký;
- Không quá 9 tháng (tính từ ngày công bố đơn), Cục SHTT thẩm định nội dung.
Tuy nhiên, trên thực tế lượng đơn đăng ký bảo hộ thường quá tải nên thời gian Cục SHTT hoàn thành việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu có thể kéo dài từ 16 - 18 tháng.
>> Xem thêm: Thủ tục & chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo độc quyền.
--------
Trên đây là quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền cho sản phẩm, dịch vụ. Để thủ tục xin văn bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu được hoàn thành nhanh chóng, hãy sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Kế toán Anpha chỉ từ 1.000.000 đồng.
GỌI NGAY
Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục xin văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu (thương hiệu) là gì?
Nhãn hiệu (thương hiệu) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân. Nhãn hiệu bao gồm: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết.
2. Ai có quyền đăng ký văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam?
- Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.
3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sở hữu trí tuệ là gì?
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu (hay thường gọi là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền) là việc cá nhân, tổ chức làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận để bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu về cả hình thức và nội dung (từ ngữ, hình ảnh, màu sắc…), nhằm tránh hành vi xâm phạm trái phép, nhầm lẫn với nhãn hiệu, thương hiệu khác hoặc để độc quyền khai thác giá trị thương mại.
4. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu như thế nào?
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền khá phức tạp & Cục SHTT cần nhiều thời gian để thẩm định, giải quyết đơn đăng ký của chủ sở hữu. Cụ thể gồm 3 bước sau:
- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu theo quy định;
- Bước 2. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua mạng đến Cục Sở hữu trí tuệ;
- Bước 3. Thời hạn giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu.
>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu.
5. Tra cứu, kiểm tra đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sở hữu trí tuệ như thế nào?
Trước khi nộp hồ sơ làm giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức nên tra cứu trước nhãn hiệu, thương hiệu đó đã đăng ký chưa hoặc có tương tự dẫn đến nhầm lẫn với các thương hiệu, nhãn hiệu khác.
Bạn có thể tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu qua mạng tại thư viện số về sở hữu công nghiệp (IP LIB) của Cục Sở hữu trí tuệ.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.