So sánh - phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa có kèm ví dụ

Nhãn hiệu là gì? Nhãn hàng hóa là gì? Làm thế nào để phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa? Có nên đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, bảo hộ nhãn hiệu không?

Tìm hiểu nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Có 3 loại nhãn hiệu phổ biến bao gồm:

  • Nhãn hiệu tập thể: Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do các thành viên trong một tổ chức là chủ sở hữu với hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân bên ngoài, không thuộc tổ chức này;
  • Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà các tổ chức, cá nhân sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của họ để chứng nhận các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đó như xuất xứ, nguyên vật liệu, cách thức sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm, độ an toàn… và có sự cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu phổ biến với đa số công chúng có liên quan tại Việt Nam.

Ví dụ về nhãn hiệu:

2. Nhãn hàng hóa là gì?

Nhãn hàng hóa là những hình ảnh, chữ viết trên hàng hóa, bao bì sản phẩm được tạo thông qua việc viết, in, vẽ, chụp, dán, đúc hay chạm khắc trực tiếp trên bề mặt của hàng hóa, bao bì sản phẩm, hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hóa, bao bì sản phẩm đó.

Nhãn hàng hóa bao gồm:

  • Nhãn gốc hàng hóa: Là nhãn đầu tiên được gắn trên hàng hóa, bao bì sản phẩm; 
  • Nhãn phụ hàng hóa: Là nhãn chứa các thông tin bắt buộc của nhãn gốc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và bổ sung các thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam như tên hàng hóa, tên và địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa.

Ví dụ về nhãn hàng hóa:

Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

1. Sự giống nhau giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

Nhãn hiệu và nhãn hàng hóa đều liên quan đến việc định danh và phân biệt sản phẩm, chúng giống nhau ở một số điểm như sau: 

  • Đều có vai trò quan trọng trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu, tiếp thị và tương tác với khách hàng;
  • Đều được sử dụng để nhận dạng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
  • Đều được gắn ở vị trí dễ nhận biết trên trên hàng hóa hoặc bao bì của sản phẩm;
  • Cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền nếu buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu hoặc giả mạo nhãn hàng hóa.

>> Xem chi tiết: Mức xử phạt buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nhãn hàng hóa.

2. Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

Trong quá trình tiếp thị và quảng cáo sản phẩm, việc hiểu rõ về sự khác nhau giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa là rất quan trọng. Mặc dù có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, nhưng thực tế, chúng có các đặc điểm riêng cần phải được phân biệt rõ ràng bao gồm: mục đích sử dụng, giá trị pháp lý, nội dung thể hiện, hình thức thể hiện, phạm vi sử dụng và thời hạn tồn tại. Cùng Anpha so sánh nhãn hiệu và nhãn hàng hóa chi tiết dưới đây nhé.

2.1. Mục đích chính

Nhãn hiệu Nhãn hàng hóa
  • Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.
  • Cung cấp thông tin về các loại hàng hóa, sản phẩm;
  • Phân biệt các loại hàng hóa, sản phẩm với nhau.

2.2. Giá trị pháp lý

Nhãn hiệu Nhãn hàng hóa
  • Không thuộc đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
  • Bắt buộc phải thể hiện trên sản phẩm.

2.3. Nội dung thể hiện

Nhãn hiệu Nhãn hàng hóa
Thể hiện dưới dạng chữ viết, ký hiệu, hình vẽ, hình ảnh… bằng một hay nhiều màu sắc khác nhau hoặc âm thanh dưới dạng đồ họa. Thể hiện các thông tin như tên hàng hóa, tên tổ chức, xuất xứ, mã số mã vạch, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng…

2.4. Hình thức thế hiện

Nhãn hiệu Nhãn hàng hóa
  • Có thể đặt trên hàng hóa, bao bì sản phẩm hoặc dùng trong quảng cáo và các giấy tờ giao dịch mà không cần đề cập xuất xứ.
  • Đặt trực tiếp trên hàng hóa, bao bì sản phẩm;
  • Các thông tin bắt buộc phải chứa đầy đủ trong nhãn, không được tách rời.

2.5. Phạm vi sử dụng

Nhãn hiệu Nhãn hàng hóa
Có thể dùng chung cho nhiều loại sản phẩm, hàng hóa. Các hàng hóa, sản phẩm khác nhau sẽ có nhãn khác nhau.

2.6. Thời hạn tồn tại

Nhãn hiệu Nhãn hàng hóa
Tồn tại lâu dài nếu có đăng ký và gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Phải thay đổi nếu thông tin hàng hóa thay đổi. 

—-

Như vậy, Anpha đã chia sẻ xong những điểm khác biệt nổi bật giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa. Có thể thấy rằng, việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về 2 loại nhãn này là vô cùng quan trọng, vì không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi thương mại của doanh nghiệp mà còn bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn sản phẩm.

Như Anpha có đề cập ở trên thì nhãn hiệu có thể tồn tại và được sử dụng trong thời gian dài, thậm chí là nhiều thập kỷ nếu được đăng ký bảo hộ nhãn hiệugia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định. Ngoài ra, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trước những tranh chấp về giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm bản quyền nhãn hiệu. 

Nếu bạn đang tìm hiểu về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể tham khảo các bài viết dưới đây:

>> Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

>> Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam;

>> Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;

>> Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;

>> Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Ngoài ra, trường hợp bạn cần tư vấn chi tiết hoặc tối ưu thời gian làm thủ tục có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu của Anpha. Trọn gói chỉ 2.000.000 đồng, trong đó phí dịch vụ của Anpha là 1.000.000 đồng và lệ phí nộp nhà nước là 1.000.000 đồng, đảm bảo không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác.

GỌI NGAY

Các câu hỏi thường gặp về so sánh nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

1. Nhãn hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa là gì? 

  • Nhãn hàng hóa là những hình ảnh, chữ viết trên hàng hóa, bao bì sản phẩm được tạo thông qua việc viết, in, vẽ, chụp, dán, đúc hay chạm khắc trực tiếp trên bề mặt của hàng hóa, bao bì sản phẩm, hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì sản phẩm đó;
  • Nhãn hiệu là cơ sở để phân biệt sản phẩm, hàng hóa của các các nhân, tổ chức khác nhau.

>> Xem chi tiết: Tìm hiểu nhãn hiệu và nhãn hàng hóa.

2. Nhãn phụ là gì?

Nhãn phụ hàng hóa là nhãn chứa các thông tin bắt buộc của nhãn gốc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và bổ sung các thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

>> Xem chi tiết: Nhãn hàng hóa là gì?

3. Nhãn hiệu và nhãn hàng hóa có điểm gì giống nhau?

4 điểm giống nhau cơ bản của nhãn hiệu và nhãn hàng hóa bao gồm:

  • Đều có vai trò quan trọng trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu, tiếp thị và tương tác với khách hàng;
  • Đều được sử dụng để nhận dạng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
  • Đều được gắn ở vị trí dễ nhận biết trên trên hàng hóa hoặc bao bì của sản phẩm;
  • Cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền nếu buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu hoặc giả mạo nhãn hàng hóa.

>> Xem chi tiết: Sự giống nhau giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa.

4. Làm thế nào phân biệt nhãn hiệu với nhãn hàng hóa?

6 điểm khác nhau giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa khác nhau như sau:

  • Mục đích sử dụng;
  • Giá trị pháp lý;
  • Nội dung thể hiện;
  • Hình thức thể hiện;
  • Phạm vi sử dụng;
  • Thời hạn tồn tại.

>> Xem chi tiết: Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa.

5. Nhãn hiệu và nhãn hàng hóa có được bảo hộ không?

  • Nhãn hiệu được bảo hộ nếu có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  • Nhãn hàng hóa không thuộc đối tượng được bảo hộ. 

6. Nhãn hiệu hàng hóa hông phải là nhãn hàng hóa, đúng hay sai?

Đúng. Nhãn hiệu khác nhãn hàng hóa. Chi tiết điểm khác nhau của nhãn hiệu và nhãn hàng hóa, bạn xem tại bài viết “Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa”.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH