Chỉ dẫn địa lý là gì? Thời hạn và điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đối tượng làm thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Phạt vi phạm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì?
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu mang thông tin về nguồn gốc của sản phẩm như: địa phương, khu vực, vùng miền hay quốc gia cụ thể sản xuất ra sản phẩm.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý chính là bảo hộ thông tin về nguồn gốc của sản phẩm. Đăng ký chỉ dẫn địa lý chính là đăng ký bảo hộ dấu hiệu, từ ngữ, biểu tượng hay hình ảnh để chỉ một địa phương, một khu vực hay một quốc gia nơi sản xuất ra sản phẩm.
Chất lượng, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được quyết định bởi điều kiện địa lý, được xác định bởi mức độ tin tưởng và độ nhận diện rộng rãi của người tiêu dùng.
Tính đến ngày 05/02/2024, Việt Nam đã có 137 sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo danh sách của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ví dụ:
Một số sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ta như: tỏi Lý Sơn, sầu riêng Cái Mơn, quả nhãn lồng Hưng Yên, thanh long Bình Thuận, vải thiều Lục Ngạn, nước mắm Phan Thiết, cua Cà mau, tôm hùm bông Phú Yên….
>> Xem chi tiết: Danh sách các sản phẩm chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam.
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn không?
Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định về thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý như sau: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Vậy có phải chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn không?
➨ Câu trả lời là: Không.
Chỉ dẫn địa lý còn được bảo hộ khi còn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, điều kiện địa lý tạo nên chất lượng, danh tiếng, tính chất đặc thù của sản phẩm. Trường hợp chỉ dẫn địa lý không còn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ hoặc các điều kiện môi trường (bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố con người) làm thay đổi tính chất đặc thù của sản phẩm, khiến chất lượng, danh tính của sản phẩm bị xấu đi thì giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (hay văn bằng bảo hộ) sẽ bị chấm dứt hiệu lực.
Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
➨ Chỉ dẫn địa lý được cấp văn bằng bảo hộ khi đáp ứng các điều sau đây:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải được sản xuất từ chính khu vực, địa phương, vùng, miền hay quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Ví dụ: Chỉ dẫn địa lý “Lý Sơn” chỉ được áp dụng cho giống tỏi trắng được trồng tại 3 xã An Hải, xã An Bình, xã An Vĩnh thuộc huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;
- Chất lượng, danh tiếng, đặc tính đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được tạo nên bởi điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng, miền hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó;
- Đối với chỉ dẫn địa lý đồng âm đáp ứng điều kiện trên, được cấp bằng bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế nhưng không gây hiểu sai, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm và đảm bảo công bằng giữa các cá nhân, tổ chức sản xuất.
Trong đó:
- Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định thông qua mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm, mức độ tín nhiệm được căn cứ theo độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến sản phẩm và chọn lựa sản phẩm đó;
- Chất lượng, tính đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng 1 hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về hóa học, vật lý, vi sinh. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này phải kiểm tra được thông qua các chuyên gia hoặc phương tiện kỹ thuật với phương pháp kiểm tra phù hợp;
- Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý bao gồm các yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
➨ Sản phẩm không được gắn chỉ dẫn địa lý hoặc không được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong các trường hợp sau đây:
- Tên gọi hoặc chỉ dẫn từ lâu đã trở thành tên gọi phổ biến của hàng hóa và đi vào nhận thức của người tiêu dùng ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý khiến người tiêu dùng hiểu sai về nguồn gốc xuất xứ thật của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó;
- Chỉ dẫn địa lý bị trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ hoặc đã nộp đơn xin bảo hộ sớm hơn;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà ở quốc gia đó, chỉ dẫn địa lý này không được bảo hộ hoặc đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không được sử dụng nữa.
>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam thuộc về nhà nước. Không phải cá nhân, tổ chức nào cũng được đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. Theo Luật Sở hữu trí tuệ:
- Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức tập thể đại diện cho cho các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hoặc cơ quan hành chính tại địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý được đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của nước xuất xứ được đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.
Như vậy, nhà nước cho phép cá nhân, tổ chức đăng ký chỉ dẫn địa lý, được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm nhưng không phải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó.
Cá nhân, tổ chức có thể sử dụng chỉ dẫn địa lý đã đăng ký bảo hộ với các mục đích sau:
- Gắn chỉ dẫn địa lý đã đăng ký bảo hộ lên hàng hóa, bao bì đóng gói hàng hóa, phương tiện kinh doanh và giấy tờ sử dụng trong giao dịch kinh doanh liên quan đến hàng hóa đó;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý trong lưu thông, quảng cáo, chào bán hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý;
- Nhập khẩu các mặt hàng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Các hành vi xâm phạm bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi dưới đây bị tính là xâm phạm chỉ dẫn địa lý:
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cho sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm này không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng uy tín, danh tiếng của chỉ dẫn địa lý để trục lợi;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự hoặc trùng với dấu hiệu của chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ nơi khác, lừa dối người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng hiểu nhầm rằng sản phẩm đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cho sản phẩm rượu vang, rượu mạnh để sử dụng cho sản phẩm rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ nơi khác, kể cả đã nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của sản phẩm hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự.
Mức xử phạt hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý
Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với các hành vi:
- Buôn bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày để bán hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý;
- Đặt hàng, giao việc hoặc thuê người khác thực hiện các hành vi trên.
2. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức phạt trên nhưng không quá 250.000.000 đồng với các hành vi:
- Sản xuất bao gồm: thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa xâm phạm quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
- Có hành vi in, dán, đính, đúc, dập khuôn tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý lên hàng hóa;
- Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ;
- Đặt hàng, giao việc hoặc thuê người khác thực hiện một trong các hành vi trên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại mục 1 và 2 kể trên nhưng không có căn cứ xác định giá trị của hàng hóa vi phạm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên biển hiệu, các giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.
5. Ngoài các hình phạt kể trên, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị đình chỉ 1 phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 1 - 3 tháng và phải hủy bỏ toàn bộ hàng hóa vi phạm theo quy định.
Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là ai?
- Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam thuộc về nhà nước;
- Nhà nước cho phép cá nhân, tổ chức đăng ký chỉ dẫn địa lý, được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm nhưng không phải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó.
2. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vĩnh viễn không?
Không. Trường hợp chỉ dẫn địa lý không còn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ hoặc các điều kiện môi trường (bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố con người) làm thay đổi tính chất đặc thù của sản phẩm, khiến chất lượng, danh tính của sản phẩm bị xấu đi thì giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (hay văn bằng bảo hộ) sẽ bị chấm dứt hiệu lực.
3. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được quy định như thế nào?
Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đã đăng ký bảo hộ vào các mục đích sau:
- Gắn chỉ dẫn địa lý đã đăng ký bảo hộ lên hàng hóa, bao bì đóng gói hàng hóa, phương tiện kinh doanh và giấy tờ sử dụng trong giao dịch kinh doanh liên quan đến hàng hóa đó;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý trong lưu thông, quảng cáo, chào bán hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý;
- Nhập khẩu các mặt hàng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
4. Có phải sản phẩm nào gắn với địa danh cũng được mang chỉ dẫn địa lý không?
Không. Sản phẩm không được gắn chỉ dẫn địa lý trong trường hợp:
- Tên gọi, chỉ dẫn từ lâu đã trở thành tên gọi phổ biến của hàng hóa và đi vào nhận thức của người tiêu dùng ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý khiến người tiêu dùng hiểu sai về nguồn gốc thật của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó, bị trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ hoặc đã nộp đơn xin bảo hộ sớm hơn;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà ở quốc gia đó, chỉ dẫn địa lý này không được bảo hộ hoặc đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không được sử dụng nữa.
5. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm là gì?
Chỉ dẫn địa lý được cấp văn bằng bảo hộ khi đáp ứng được 2 điều kiện cơ bản sau:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải được sản xuất từ chính khu vực, địa phương, vùng, miền hay quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Chất lượng, danh tiếng, đặc tính đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được tạo nên bởi điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng, miền hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.