Đấu Thầu là gì? Các Hình Thức Đấu Thầu Mới Nhất hiện nay

Đấu thầu là gì? Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu? Các hình thức lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu 2023 và các hình thức đấu thầu qua mạng hiện nay.

Đấu thầu là gì?

Đấu thầu là quá trình mà một tổ chức, công ty hoặc Chính phủ lựa chọn các nhà cung cấp, nhà thầu hoặc các đơn vị phù hợp để ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ như dịch vụ tư vấn - phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hay các dự án đầu tư kinh doanh…

Đấu thầu gồm có đấu thầu công (mua sắm công) và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Hoạt động đấu thầu được thực hiện dựa trên cơ sở:

  1. Đảm bảo cạnh tranh: Tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, tiêu chí đấu thầu đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các bên tham gia dự thầu;
  2. Công bằng và minh bạch: Mọi thông tin liên quan đến dự án, yêu cầu, quy trình và kết quả đấu thầu phải được công bố rõ ràng, công khai với các bên liên quan. Việc đánh giá và lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất dựa trên các tiêu chí khách quan và công bằng;
  3. Tối ưu hóa giá trị: Chọn ra nhà thầu cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và chất lượng dự án;
  4. Trách nhiệm giải trình: Làm rõ các thông tin và giải thích chi tiết về quá trình, quyết định hoặc kết quả đấu thầu giúp tăng cường sự tin cậy đối với các bên liên quan.

>> Tham khảo thêm: Phân biệt mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Các hình thức đấu thầu hiện hành 

Hình thức đấu thầu (hay hình thức lựa chọn nhà thầu) là hình thức mà các tổ chức hoặc cá nhân sử dụng để chọn lựa nhà thầu hay nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ phù hợp nhất cho một dự án cụ thể. 

Căn cứ theo Luật Đấu thầu 2023, có 9 hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi;
  • Đấu thầu hạn chế;
  • Chỉ định thầu;
  • Chào hàng cạnh tranh;
  • Mua sắm trực tiếp;
  • Tự thực hiện;
  • Tham gia thực hiện cộng đồng;
  • Đàm phán giá;
  • Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.

Thông tin chi tiết của từng hình thức đấu thầu được Anpha chia sẻ cụ thể dưới đây.

1. Đấu thầu rộng rãi là gì?

Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu cho phép nhiều nhà cung cấp, nhà thầu tham gia đấu thầu mà không bị giới hạn về số lượng. Hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng cho tất cả các dự án, gói thầu trong phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư 2023, trừ các gói thầu thuộc các hình thức đấu thầu khác. 

Nếu không áp dụng đấu thầu rộng rãi, phải nêu rõ lý do trong tài liệu duyệt kế hoạch chọn nhà thầu và người có thẩm quyền sẽ quyết định, chịu trách nhiệm về việc không áp dụng đấu thầu rộng rãi.

2. Đấu thầu hạn chế là gì?

Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu chỉ mời một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của dự án thầu tham dự. Có thể hiểu đơn giản đây là hình thức đấu thầu hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. 

Đấu thầu hạn chế chỉ áp dụng đối với các gói thầu sau đây:

  1. Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu;
  2. Gói thầu phải thực hiện đấu thầu hạn chế trong điều ước quốc tế và thỏa thuận vay nước ngoài theo yêu cầu của các nhà tài trợ vốn.
3. Chỉ định thầu là gì?

Chỉ định thầu là hình thức đấu thầu chỉ có một nhà đầu tư được chỉ định tham gia đấu thầu. 

Hình thức chỉ định thầu thông thường áp dụng với các gói thầu sau:

  1. Gói thầu cần triển khai để bảo mật thông tin nhà nước;
  2. Gói thầu mang tính cấp thiết cần thực hiện để bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia hoặc để khắc phục, xử lý hậu quả do các sự cố bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa…;
  3. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa hay xây lắp cần thực hiện ngay để ngăn chặn tổn thất về tài sản và tính mạng của cư dân trong khu vực và các công trình lân cận;
  4. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn - phi tư vấn, dược phẩm, hóa chất, thiết bị y tế, linh kiện, vật tư xét nghiệm… cần thực hiện ngay trong các trường hợp:
    • Hoạt động phòng chống dịch bệnh và hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh trong trường hợp khẩn cấp;
    • Cấp cứu người bệnh trong trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh không có đủ các thiết bị nêu trên;
    • Chỉ có duy nhất một hãng sản xuất loại thuốc và thiết bị y tế cần mua.
  5. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn hay mua sắm hàng hóa bắt buộc phải mua từ nhà thầu trước đó hoặc của nhà cung cấp, đại lý để đảm bảo tính tương thích về công nghệ, bản quyền và điều kiện bảo hành của hãng; 
  6. Gói thầu liên quan đến các hoạt động:
    • Nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền chương trình phát sóng;
    • Vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp cần giao hàng ngay. 
  7. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng, lập quy hoạch xây dựng sẽ được giao cho tác giả đáp ứng đủ điều kiện năng lực theo quy định pháp luật về xây dựng;
  8. Gói thầu thi công xây dựng các công trình nghệ thuật như tượng đài, phù điêu, tranh và các tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi quyền tác giả ngay từ khâu sáng tác;
  9. Gói thầu tư vấn, rà phá bom, mìn hoặc thi công di dời các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật để chuẩn bị hoặc giải phóng mặt bằng thi công;
  10. Gói thầu chỉ có một nhà thầu duy nhất có khả năng thực hiện, đảm bảo yêu cầu về giải pháp công nghệ; 
  11. Gói thầu trong dự án quan trọng quốc gia được thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội;
  12. Gói thầu chỉ có một đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ cho thuê kho lưu giữ, thuê vận chuyển và bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển và điểm kiểm tra hàng tập trung; 
  13. Gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao để hỗ trợ việc tập luyện và thi đấu hàng năm tại các câu lạc bộ, trường học hoặc trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao;
  14. Gói thầu mua sắm hàng hóa có mức giá thầu từ 50 - 100 triệu đồng;
  15. Gói thầu thuộc dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công hoặc dự án đầu tư do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm: 
    • Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có mức giá thầu tối đa 500 triệu đồng;
    • Gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa hay xây lắp có mức giá thầu tối đa 1 tỷ đồng.

Lưu ý:

Thời hạn triển khai chỉ định thầu tối đa 45 ngày kể từ ngày hồ sơ gói thầu được phê duyệt đến ngày ký kết hợp đồng hoặc tối đa 90 đối với các gói thầu quy mô lớn.

4. Chào hàng cạnh tranh là gì?

Chào hàng cạnh tranh là hình thức đấu thầu áp dụng đối với các gói thầu có giá thầu tối đa 5 tỷ đồng, bao gồm: 

  1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn đơn giản;
  2. Gói thầu mua sắm hàng hóa phổ thông, có sẵn trên thị trường, có các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng tương đương nhau;
  3. Gói thầu xây dựng có sẵn bản thiết kế thi công công trình cơ bản.
5. Mua sắm trực tiếp là gì?

Mua sắm trực tiếp là hình thức đấu thầu mà đơn vị, tổ chức trực tiếp lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Hình thức này áp dụng cho các gói thầu mua sắm hàng hóa tương đương trong cùng một dự toán mua sắm hoặc cùng một dự án, hoặc cũng có thể thuộc các dự toán mua sắm, dự án khác nhau.

Điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp bao gồm: 

  1. Nhà thầu đã trúng thầu được chọn thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng để thực hiện gói thầu trước đó;
  2. Chỉ áp dụng mua sắm trực tiếp đối với các gói thầu cùng tính chất, cùng nội dung nhưng quy mô tối đa là 130% so với gói thầu đã ký;
  3. Giá của các hạng mục công việc trong phạm vi gói thầu phải phù hợp với thị trường tại thời điểm hoàn tất hợp đồng, đồng thời không được cao hơn giá của các công việc tương đương trong gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
  4. Thời gian phê duyệt kết quả đấu thầu tính từ thời điểm ký hợp đồng của gói thầu trước đó tối đa là 12 tháng;
  5. Có thể áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác trong trường hợp:
    • Nhà thầu đó có đủ năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, giá như trên hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó;
    • Nhà thầu trước đó không thể tiếp tục thực hiện gói thầu.
6. Tự thực hiện là gì?
  • Tự thực hiện là hình thức đấu thầu mà đơn vị tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng và có thể tự triển khai gói thầu trong dự án, dự toán mua sắm nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
    1. Có chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh phù hợp, đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
    2. Có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm tuân thủ các điều kiện của gói thầu;
    3. Có kế hoạch sử dụng nhân lực, máy móc và thiết bị đáp ứng được tiến độ thực hiện của gói thầu.
  • Chủ đầu tư trực tiếp tự triển khai đấu thầu hoặc ủy nhiệm cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc, phòng ban thuộc tổ chức đó triển khai;
  • Đơn vị, tổ chức thực hiện gói thầu không được phép chuyển nhượng khối lượng công việc cho tổ chức, cá nhân khác có tổng giá trị tiền từ 10% giá trị gói thầu, hoặc trên 50 tỷ đồng.
7. Tham gia thực hiện của cộng đồng là gì?
  • Hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng là hình thức đấu thầu do cư dân, tổ hoặc tổ chức, nhóm thợ tại địa phương có đủ năng lực thực hiện gói thầu;
  • Gói thầu được giao có mức giá thầu tối đa 5 tỷ đồng, thuộc chương trình mục tiêu quốc gia hoặc đầu tư công do nhà nước và nhân dân cùng thực hiện.
8. Đàm phán giá là gì?

Đàm phán được áp dụng đối các gói thầu sau đây:

  1. Gói thầu mua biệt dược gốc và các loại sinh phẩm tham chiếu;
  2. Gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đặc thù chỉ có 1 hoặc 2 nhà sản xuất.

Bộ trưởng Bộ Y tế là cơ quan quyết định việc áp dụng hình thức đấu thầu đàm phán giá đối với trường hợp ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm và quy trình, thủ tục đấu thầu. 

9. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt là gì?

Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt là hình thức đấu thầu trong đó các gói thầu không được lựa chọn nhà thầu.

Hình thức nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt áp dụng đối với các gói thầu sau:

  1. Gói thầu mua thuốc, vắc xin dùng để thử nghiệm đảm bảo yêu cầu về điều kiện mua, thanh toán, bảo lãnh của đơn vị sản xuất và các yêu cầu khác trong hợp đồng;
  2. Gói thầu mua thuốc, vắc xin và các thiết bị y tế từ các tổ chức nước ngoài;
  3. Gói thầu phải đảm bảo yêu cầu về an ninh, quốc phòng, đối ngoại và biên giới lãnh thổ;
  4. Gói thầu chọn lựa luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước và các cơ quan nhà nước tại nước ngoài;
  5. Gói thầu liên quan đến các hoạt động như:
    • Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập tại nước ngoài;
    • Mua vé máy bay phục vụ đoàn đi công tác nước ngoài;
    • Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cán bộ nhà nước thông qua việc mời các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giao.
  6. Gói thầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước như tuyên truyền báo báo giấy, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình…;
  7. Gói thầu sản xuất và lắp đặt sân khấu nhằm phục vụ việc sản xuất các chương trình phát sóng gắn liền với ý tưởng thực hiện, thuê địa điểm để tổ chức sản xuất;
  8. Gói thầu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như: in ấn, tem, biên lai, niêm phong theo quy định của pháp luật;
  9. Gói thầu mua và đào tạo chó nghiệp vụ, mua ma túy, chất nổ và các mẫu tẩm để huấn luyện chó nghiệp vụ;
  10. Gói thầu có các yêu cầu đặc biệt về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết và thực hiện hợp đồng đối với các gói thầu không thuộc các trường hợp kể trên. 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt:

  • Thủ tướng Chính phủ;
  • Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trung ương;
  • Chủ tịch UBND tỉnh.

Lưu ý:

  • Khi áp dụng lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, phải nêu rõ lý không thể áp dụng các hình thức đấu thầu còn lại trong văn bản đề nghị phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu; 
  • Tất cả các hình thức đấu thầu trên đều có thể áp dụng trong đấu thầu công (mua sắm công);
  • Ngoài đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế, các hình thức còn lại không được áp dụng trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ.

>> Tham khảo thêm: Phân biệt mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Các hình thức đấu thầu qua mạng Hệ thống đấu thầu quốc gia

Căn cứ Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 quy định về đấu thầu qua mạng như sau: 

Lưu ý:

Theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT quy định về việc lựa chọn nhà thầu qua mạng như sau: 

  • Hạn mức đấu thầu của các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, xây lắp, dịch vụ tư vấn hoặc phi tư vấn tối đa 500 tỷ đồng;
  • Tổng số lượng gói thầu khi lựa chọn nhà thầu qua mạng phải đạt tối thiểu 95% số lượng và tối thiểu 90% giá trị gói thầu.

Hiện tại, Kế toán Anpha cung cấp dịch vụ đăng ký đấu thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cho hầu hết các gói thầu kể trên. Chi phí trọn gói chỉ từ 1.500.000 đồng, hoàn thành hồ sơ đấu thầu trong khoảng 4 - 5 ngày làm việc.

GỌI NGAY

Các câu hỏi liên quan đến các hình thức lựa chọn nhà thầu

1. Đấu thầu là gì?

Đấu thầu là quá trình mà một tổ chức, công ty hoặc Chính phủ lựa chọn các nhà cung cấp, nhà thầu hoặc các đơn vị phù hợp để ký kết hợp đồng cung cấp các dịch vụ cụ thể như dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hay các dự án đầu tư kinh doanh…

>> Xem chi tiết: Đấu thầu là gì?

2. Có mấy hình thức đấu thầu?

Có 9 hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi;
  • Đấu thầu hạn chế;
  • Chỉ định thầu;
  • Chào hàng cạnh tranh;
  • Mua sắm trực tiếp;
  • Tự thực hiện;
  • Tham gia thực hiện của cộng đồng;
  • Đàm phán giá;
  • Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

>> Xem chi tiết: Các hình thức lựa chọn nhà thầu.

3. Có bao nhiêu hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng?

Căn cứ Điều 50 Luật Đấu thầu 2023, hiện nay có 3 hình thức bắt buộc phải thực hiện đấu thầu qua mạng Hệ thống đấu thầu quốc gia bao gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi;
  • Đấu thầu hạn chế;
  • Chào hàng cạnh tranh.

>> Xem chi tiết: Các hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng

4. Có thực hiện hình thức đấu thầu hạn chế qua mạng được không?

Hình thức đấu thầu hạn chế có thể thực hiện đăng ký qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

>> Xem chi tiết: Các hình thức đấu thầu qua mạng.

5. Hạn mức đấu thầu rộng rãi qua mạng là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 37 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT, hạn mức đấu thầu rộng rãi qua mạng tối đa là 500 tỷ đồng.

>> Xem chi tiết: Các hình thức đấu thầu qua mạng 

6. Hạn mức chào hàng cạnh tranh là bao nhiêu?

Hạn mức gói thầu chào hàng cạnh canh có giá thầu tối đa 5 tỷ đồng.

>> Xem chi tiết: Chào hàng cạnh tranh là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH