Cách phân biệt mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Tìm hiểu mua sắm công (public procurement) là gì? Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là gì? Làm cách nào để phân biệt đấu thầu công & đấu thầu hàng hóa, dịch vụ?

Tìm hiểu về mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

1. Mua sắm công (đấu thầu công) là gì?

Mua sắm công (public procurement) hay còn có nhiều cách gọi là mua sắm Chính phủ, đấu thầu công, đấu thầu nhà nước, đấu thầu mua sắm công:

  • Là hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ hay đầu tư công trình xây dựng của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn và ngân sách nhà nước; 
  • Quá trình này nhằm phục vụ cho các hoạt động thường xuyên, đầu tư phát triển và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

2. Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ (đấu thầu thương mại) là gì?

Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ hay còn gọi là đấu thầu thương mại là hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp thông qua hình thức mời thầu. Trong đó:

  • Bên mời thầu: Là bên mua hàng hóa hoặc dịch vụ, tổ chức quá trình đấu thầu bằng cách mời các bên dự thầu tham gia;
  • Bên dự thầu: Là các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia đấu thầu để cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc công trình xây dựng;
  • Bên trúng thầu: Là thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu được đặt ra bởi bên mời thầu và được chọn làm nhà cung cấp cuối cùng để ký kết hợp đồng.

Phân biệt mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

1. Giống nhau giữa đấu thầu mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Đấu thầu công và đấu thầu thương mại là hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp bên ngoài. Do vậy, nhìn chung 2 loại đấu thầu này giống nhau ở các điểm sau:

  • Đều nhằm mục đích chọn ra nhà cung cấp hoặc nhà thầu tốt nhất cho dự án cụ thể;
  • Đều tuân thủ các quy định đấu thầu mua sắm hàng hóa nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc chọn lựa nhà cung cấp;
  • Đều đảm bảo bảo mật thông tin đấu thầu;
  • Đều có thể thực hiện đăng ký đấu thầu qua mạng đấu thầu quốc gia.
2. Khác biệt giữa mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Bên cạnh những điểm tương đồng về mục đích, điều kiện và cách thức đấu thầu, đấu thầu công và đấu thầu thương mại cũng tồn tại những điểm khác nhau đáng chú ý như chủ thể đấu thầu, mục tiêu chính, nguyên tắc hoạt động…

Dưới đây, Anpha sẽ chia sẻ với bạn 5 điểm khác nhau của 2 loại hình đấu thầu này.

2.1. Chủ thể đấu thầu

Mua sắm công Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
  • Bên mời thầu: Chính phủ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước;
  • Nhà thầu: Tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Bên mời thầu và nhà thầu là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.

2.2. Mục tiêu chính

Mua sắm công Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Phục vụ các hoạt động thường xuyên, đầu tư phát triển và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Phục vụ các hoạt động kinh doanh và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

2.3. Nguyên tắc đấu thầu

Mua sắm công Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách nhà nước. Tối ưu hóa lợi nhuận hoặc giá trị của tổ chức, doanh nghiệp.

2.4. Phương thức đấu thầu

Mua sắm công Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Có 3 phương thức mua sắm công gồm:

  • Mua sắm phân tán;
  • Mua sắm tập trung;
  • Mua sắm hợp nhất.

Có 4 phương thức đấu thầu thương mại gồm:

  • Một giai đoạn một túi hồ sơ;
  • Một giai đoạn hai túi hồ sơ;
  • Hai giai đoạn một túi hồ sơ;
  • Hai giai đoạn hai túi hồ sơ.

Bạn có thể tham khảo thông tin về các phương thức đấu thầu hiện hành tại bài viết khác của Anpha:

>> Xem chi tiết: Các phương thức đấu thầu hiện hành.

2.5. Hình thức lựa chọn nhà thầu

Mua sắm công Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Có 9 hình thức đấu thầu gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi;
  • Đấu thầu hạn chế;
  • Chỉ định thầu;
  • Chào hàng cạnh tranh;
  • Mua sắm trực tiếp;
  • Tự thực hiện;
  • Tham gia thực hiện của cộng đồng (*);
  • Đàm phán giá (*); 
  • Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Có 2 hình thức đấu thầu gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi;
  • Đấu thầu hạn chế.

Lưu ý:

(*) Hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng và đàm phán giá sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 theo Điều 20 Luật Đấu thầu 2023. 

Hiện nay, việc đấu thầu được thực hiện qua 2 cách: đấu thầu trực tiếp và đấu thầu qua mạng. Trong đó, đấu thầu online áp dụng bắt buộc đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh. 

Do vậy, việc thực hiện đấu thầu công hay đấu thầu thương mại dưới 3 hình thức trên phải đăng ký đấu thầu tại Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia.

Tham khảo thêm:

>> Các hình thức đấu thầu hiện hành;

>> Phân biệt đấu thầu trực tiếp và đấu thầu qua mạng.

-------

Khi đăng ký đấu thầu online, tất cả các thông tin về quy trình đấu thầu mua sắm hàng hóa, từ thông báo, hồ sơ thầu đến kết quả, đều được lưu trữ trên trang đấu thầu quốc gia, đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Chính vì vậy, theo Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 quy định từ ngày 01/01/2025 đăng ký đấu thầu qua mạng sẽ áp dụng đối với tất cả các gói thầu (trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia). 

Nếu bạn đang chuẩn bị tham gia đấu thầu hoặc chưa biết cách đăng ký đấu thầu qua cổng thông tin đấu thầu quốc gia, có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký tài khoản đấu thầu qua mạng tại Anpha. Với mức phí 1.500.000đ, Anpha sẽ giúp bạn hoàn thành các thủ tục đăng ký trong vòng 4 ngày. 

>> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ đăng ký tài khoản hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

GỌI NGAY

Các câu hỏi thường gặp về mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

1. Đấu thầu công (public procurement) và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có gì giống nhau?

Các điểm giống nhau giữa đấu thầu công (public procurement) và đấu thầu thương mại như sau:

  • Đều đảm bảo bảo mật thông tin đấu thầu;
  • Đều nhằm mục đích chọn lựa nhà cung cấp hay nhà thầu tốt nhất cho dự án cụ thể;
  • Đều tuân thủ các quy định đấu thầu mua sắm hàng hóa nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc chọn lựa nhà cung cấp;
  • Đều có thể đăng ký đấu thầu qua mạng đối với một số hình thức như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh.

>> Xem chi tiết: Giống nhau giữa đấu thầu mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

2. Đấu thầu mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ khác nhau ở điểm nào?

Đấu thầu mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ khác nhau ở 5 điểm sau:

  • Chủ thể đấu thầu;
  • Mục đích đấu thầu;
  • Nguyên tắc đấu thầu;
  • Hình thức đấu thầu;
  • Phương thức đấu thầu.

>> Xem chi tiết: Khác biệt giữa mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

3. Có mấy cách đăng ký đấu thầu công (mua sắm công)?

Có 2 cách đăng ký đấu thầu mua sắm công: đăng ký đấu thầu trực tiếp và đăng ký đấu thầu qua mạng. Việc đăng ký đấu thầu qua mạng Hệ thống đấu thầu quốc gia (muasamcong.mpi.gov.vn) chỉ áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh.

>> Xem chi tiết: Dịch vụ đăng ký đấu thầu qua hệ thống đấu thầu điện tử.

4. Phương thức mua sắm công hiện nay là gì?

Tại Việt Nam hiện có 3 phương thức mua sắm công chính:

  • Phương thức mua sắm phân tán;
  • Phương thức mua sắm hợp nhất;
  • Phương thức mua sắm tập trung.

>> Xem chi tiết: Các phương thức đấu thầu hiện hành.

5. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu công gồm những loại nào?

Trong đấu thầu công (đấu thầu Chính phủ) có 9 hình thức lựa chọn nhà thầu gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi;
  • Đấu thầu hạn chế;
  • Chỉ định thầu;
  • Chào hàng cạnh tranh;
  • Mua sắm trực tiếp;
  • Tự thực hiện;
  • Tham gia thực hiện của cộng đồng (*);
  • Đàm phán giá (*); 
  • Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

(*) Hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng và đàm phán giá sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 theo Điều 20 Luật Đấu thầu 2023. 

>> Xem chi tiết: Các hình thức đấu thầu hiện hành.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH