
Hướng dẫn tích hợp bằng lái xe, tích hợp gplx vào VNeID. Không tích hợp được giấy phép lái xe vào VNeID bị phạt không, mức phạt không có giấy phép lái xe?
Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc người dân phải tích hợp giấy phép lái xe (GPLX) vào ứng dụng định danh điện tử VNeID.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số đang ngày càng phát triển, nhà nước khuyến khích người dân tích hợp các giấy tờ cá nhân như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế… vào ứng dụng VNeID để thuận tiện sử dụng, thay thế cho bản giấy khi cần thiết.
>> Tích hợp giấy tờ vào VNeID.
Để tích hợp giấy phép lái xe vào ứng dụng VNeID, người dân thực hiện theo hướng dẫn như sau:
➧ Bước 1. Đăng nhập tài khoản trên ứng dụng VNeID

➧ Bước 2. Truy cập vào mục “Giấy phép lái xe”
Trên màn hình chính, tại mục “Tiện ích yêu thích” theo chế độ mặc định của ứng dụng, bạn nhấn chọn mục “Giấy phép lái xe”

➧ Bước 3. Nhập passcode

➧ Bước 4. Nhập thông tin giấy phép lái xe
- Nhấn chọn “Thêm giấy phép lái xe”;
- Tại màn hình hiển thị, nhập tất cả các thông tin về giấy phép lái xe cần tích hợp;
- Tick vào ô “Tôi xác nhận các thông tin ở trên là đúng” và nhấn “Gửi yêu cầu”.

➧ Bước 5. Chờ nhận kết quả
Sau khi gửi yêu thành công thì màn hình ứng dụng sẽ hiển thị thông báo như dưới đây.

Sau khi hệ thống đã kiểm tra thông tin tích hợp GPLX của bạn là hợp lệ, chính xác thì ứng dụng VNeID sẽ cập nhật thông tin GPLX của bạn vào tài khoản (kiểm tra tại mục “Giấy phép lái xe”) như hình dưới đây.

Có thể bạn cần:
>> Cách tích hợp đăng ký xe vào VNeID;
>> Cách tích hợp bảo hiểm y tế vào VNeID;
>> Cách tích hợp người phụ thuộc vào VNeID;
>> Cách tích hợp hộ chiếu vào VNeID.
Điều kiện tích hợp GPLX, cập nhật giấy phép lái xe vào VNeID
Để có thể tích hợp giấy phép lái xe cá nhân vào ứng dụng định danh điện tử VNeID, bạn cần có:
- Tài khoản định danh điện tử VNeID đã được kích hoạt ở mức độ 2;
- Ứng dụng VNeID đã được cập nhật ở phiên bản từ 2.1.14 trở lên.
Có thể bạn cần:
>> Cách kích hoạt tài khoản định danh mức 2 (VNeID);
>> Tích hợp giấy phép lái xe vào VNeID bị lỗi - Nguyên nhân và cách khắc phục.
Xuất trình giấy phép lái xe trên VNeID có bị phạt không khi CSGT kiểm tra?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 32 Thông tư số 35/2024/TT-BGTVT, thông tin giấy phép lái xe đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử là hợp lệ.
Theo đó, kể từ ngày 01/07/2024, người dân có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức xuất trình giấy phép lái xe khi được lệnh yêu cầu kiểm tra của CSGT gồm:
- Xuất trình giấy phép lái xe bản giấy (thẻ cứng);
- Xuất trình giấy phép lái xe bản điện tử trên ứng dụng VNeID.
➧ Như vậy: Người dân được phép xuất trình giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID để thay thế bản cứng khi CSGT kiểm tra.
|
Mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe, không mang giấy phép lái xe
➧ Đối với xe máy
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 5 và Điểm b Khoản 7 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, việc điều khiển xe máy tham gia giao thông mà không có bằng lái xe máy sẽ bị phạt tiền với các mức tương ứng với dung tích xi-lanh của xe như sau:
Mức phạt
|
Loại xe máy
|
2.000.000 - 4.000.000 đồng
|
- Xe máy có dung tích xi-lanh đến 125cm3;
- Xe máy có công suất động cơ điện đến 11kW;
- Các loại xe máy tương tự.
|
6.000.000 - 8.000.000 đồng
|
- Xe máy có dung tích xi-lanh trên 125cm3;
- Xe máy có công suất động cơ điện trên 11kW;
- Xe mô tô ba bánh.
|
➧ Đối với xe ô tô
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 9 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, kể từ năm 2025, lỗi không có bằng lái ô tô có thể bị phạt tiền từ 18.000.000 - 20.000.000 đồng.
Lưu ý:
Đối với các trường hợp sử dụng GPLX đã bị trừ hết điểm, GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hay GPLX bị tẩy xóa, không còn hiệu lực, không phù hợp với loại xe điều khiển cũng sẽ bị áp dụng mức xử phạt như trên.
Căn cứ theo quy định tại Điểm d Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 và Điểm b Khoản 8 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi không mang theo giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị phạt như sau:
Mức phạt
|
Phương tiện điều khiển
|
200.000 - 300.000 đồng
|
- Xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô kinh doanh vận tải.
|
300.000 - 400.000 đồng
|
- Xe ô tô hoặc xe chở người 4 bánh có gắn động cơ;
- Xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ;
- Các loại xe tương tự xe ô tô kinh doanh vận tải.
|
➧ Trường hợp đặc biệt:
Đối với cá nhân có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển thì sẽ bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng: Người điều khiển xe mô tô 2 bánh;
- Phạt tiền từ 8.000.000 - 10.000.000 đồng: Người điều khiển xe ô tô, những loại xe tương tự ô tô và xe chở người hay chở hàng 4 bánh có gắn động cơ.
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân còn có thể bị trừ điểm giấy phép lái xe khi vi phạm các lỗi liên quan đến giấy phép lái xe như không có bằng lái xe, không mang bằng lái xe hoặc sử dụng bằng lái xe không hợp lệ theo quy định.
Giấy phép lái xe hết hiệu lực khi nào?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ ngày 01/01/2025, GPLX không có hiệu lực (mất hiệu lực) trong các trường hợp sau đây:
- Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng;
- Giấy phép lái xe bị thu hồi trong các trường hợp:
- Giấy phép lái xe được cấp sai quy định;
- Người được cấp GPLX không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám chữa bệnh tương ứng với từng hạng GPLX;
- Giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người vi phạm không đến nhận lại mà không có lý do chính đáng.
15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ 2025
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, các hạng của GPLX kể từ ngày 01/01/2025 như sau:
Hạng GPLX
|
Loại phương tiện
|
Thời hạn
|
Hạng A1
|
- Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm3;
- Xe mô tô 2 bánh có công suất động cơ điện đến 11kW.
|
Không thời hạn
|
Hạng A
|
- Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh trên 125cm3;
- Xe mô tô 2 bánh có công suất động cơ điện trên 11kW;
- Các loại xe được quy định cho GPLX hạng A1.
|
Không thời hạn
|
Hạng B1
|
- Xe mô tô 3 bánh;
- Các loại xe được quy định cho GPLX hạng A1.
|
Không thời hạn
|
Hạng B
|
- Xe ô tô chở người đến 8 chỗ (không tính chỗ người lái);
- Xe ô tô chuyên dùng và ô tô tải có khối lượng toàn bộ đến 3.500kg theo thiết kế;
- Các xe ô tô được quy định cho GPLX hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ đến 750kg theo thiết kế.
|
10 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng C1
|
- Xe ô tô chuyên dùng và ô tô tải có khối lượng toàn bộ trên 3.500 - 7.500kg theo thiết kế;
- Các xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ đến 750kg theo thiết kế;
- Các loại xe được quy định cho GPLX hạng B.
|
10 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng C
|
- Xe ô tô chuyên dùng và ô tô tải có khối lượng toàn bộ trên 7.500kg theo thiết kế;
- Các xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ đến 750kg theo thiết kế;
- Các loại xe được quy định cho GPLX hạng B và C1.
|
5 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng D1
|
- Xe ô tô chở người trên 8 - 16 chỗ (không tính chỗ của người lái);
- Các loại xe ô tô chở người được quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ đến 750kg theo thiết kế;
- Các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1 và C.
|
5 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng D2
|
- Xe ô tô chở người (gồm cả xe buýt) trên 16 - 29 chỗ (không tính chỗ của người lái);
- Các loại xe ô tô chở người được quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg;
- Các loại xe được quy định cho GPLX các hạng B, C1, C và D1.
|
5 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng D
|
- Xe ô tô chở người (gồm cả xe buýt) trên 29 chỗ (không tính chỗ của người lái);
- Xe ô tô giường nằm chở người;
- Các loại xe ô tô chở người khác được quy định cho GPLX hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg;
- Các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1 và D2.
|
5 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng BE
|
- Các xe ô tô được quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750kg theo thiết kế.
|
5 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng C1E
|
- Các xe ô tô được quy định cho GPLX hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750kg theo thiết kế.
|
5 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng CE
|
- Các xe ô tô được quy định cho GPLX hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750kg theo thiết kế;
- Xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
|
5 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng D1E
|
- Các xe ô tô được quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750kg theo thiết kế.
|
5 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng D2E
|
- Các xe ô tô được quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750kg theo thiết kế.
|
5 năm tính từ ngày cấp
|
Hạng DE
|
- Các xe ô tô được quy định cho GPLX hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750kg theo thiết kế;
- Xe ô tô chở khách có nối toa.
|
5 năm tính từ ngày cấp
|
Lưu ý:
1) Những người điều khiển xe chở người hoặc xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ thì phải sử dụng GPLX có hạng phù hợp với xe ô tô chở người hoặc xe ô tô tải tương ứng.
2) Những người điều khiển xe ô tô đã được cải tạo, thiết kế lại với số chỗ ít hơn xe cùng loại và có kích thước giới hạn tương đương thì phải sử dụng GPLX hạng phù hợp với xe ô tô cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất.
3) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô 3 bánh sử dụng cho người khuyết tật thì được cấp GPLX hạng A1.
4) Người khuyết tật điều khiển xe ô tô số tự động có kết cấu xe phù hợp với tình trạng khuyết tật thì được cấp GPLX hạng B.
Các câu hỏi thường gặp khi tích hợp bằng lái xe vào VNeID
1. Không tích hợp được giấy phép lái xe vào VNeID có bị phạt không?
Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc người dân phải tích hợp giấy phép lái xe vào ứng dụng định danh điện tử VNeID hay không tích hợp được thì sẽ bị phạt. Vậy nên, người dân vẫn có thể sử dụng và xuất trình giấy phép lái xe bản cứng khi CSGT kiểm tra như thông thường.
2. Điều kiện tích hợp GPLX vào VNeID là gì?
Để có thể tích hợp giấy phép lái xe cá nhân vào ứng dụng định danh điện tử VNeID, bạn cần có:
- Tài khoản định danh điện tử VNeID đã được kích hoạt ở mức độ 2;
- Ứng dụng VNeID đã được cập nhật ở phiên bản từ 2.1.14 trở lên.
>> Có thể bạn cần: Kích hoạt tài khoản định danh mức 2 (VNeID).
3. Cách tích hợp bằng lái xe vào VNeID, cập nhật giấy phép lái xe vào VNeID như thế nào?
Để tích hợp giấy phép lái xe vào ứng dụng VNeID, người dân thực hiện theo hướng dẫn như sau:
- Bước 1. Đăng nhập tài khoản trên ứng dụng VNeID;
- Bước 2. Truy cập vào mục “Giấy phép lái xe”;
- Bước 3. Nhập passcode;
- Bước 4. Nhập thông tin giấy phép lái xe cần tích hợp;
- Bước 5. Gửi yêu cầu và chờ kết quả.
>> Xem chi tiết: Cách tích hợp giấy phép lái xe vào VNeID.
4. Xuất trình bằng lái xe trên VNeID thay cho bản cứng khi CSGT kiểm tra được không?
Thông tin giấy phép lái xe đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử VNeID là hợp lệ. Vậy nên, người dân được phép xuất trình GPLX tích hợp trên VNeID để thay thế bản cứng khi CSGT kiểm tra.
5. Lỗi không bằng lái xe máy bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, việc điều khiển xe máy tham gia giao thông mà không có bằng lái xe máy sẽ bị phạt tiền với các mức như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng khi điều khiến xe không bằng lái đối với:
- Xe máy có dung tích xi-lanh đến 125cm3;
- Xe máy có công suất động cơ điện đến 11kW;
- Các loại xe máy tương tự.
- Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng khi điều khiển xe không bằng lái đối với:
- Xe máy có dung tích xi-lanh trên 125cm3;
- Xe máy có công suất động cơ điện trên 11kW;
- Xe mô tô ba bánh.
>> Xem chi tiết: Mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe (bao gồm xe máy và ô tô).
6. Không mang bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
Theo quy định, người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô kinh doanh vận tải không mang giấy phép lái xe, quên giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng.
>> Xem chi tiết: Lỗi không mang giấy phép lái xe (bao gồm mức phạt cho ô tô và xe máy).
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.