Chi tiết: Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ, cha mẹ đối với con. Mức cấp dưỡng sau ly hôn. Mức chu cấp cho con sau ly hôn. Phương thức cấp dưỡng.
I. Cấp dưỡng là gì?
1. Khái niệm cấp dưỡng
Căn cứ theo quy định pháp luật, cấp dưỡng được hiểu là việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người không cùng chung sống với mình nhưng có quan hệ hôn nhân/huyết thống hoặc có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Điều này áp dụng trong trường hợp:
- Người chưa đủ 18 tuổi;
- Người đã đủ 18 tuổi nhưng không lao động được;
- Người không sở hữu tài sản đủ để nuôi mình.
2. Chủ thể có quyền yêu cầu cấp dưỡng
Theo nội dung quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình, các chủ thể sau đây có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ nhưng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
- Đối tượng được cấp dưỡng;
- Bố/mẹ hoặc người giám hộ của chủ thể được cấp dưỡng;
- Các cá nhân/tổ chức sau đây (tùy thuộc vào chủ thể được cấp dưỡng):
- Người thân thích;
- Cơ quan nhà nước quản lý về gia đình/trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Trường hợp phát hiện hành vi trốn tránh không thực hiện việc cấp dưỡng của người có nghĩa vụ thì các cá nhân/cơ quan/tổ chức khác có quyền đề nghị chủ thể có thẩm quyền nêu trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Các trường hợp thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật bao gồm:
➧ Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con
Trường hợp không sống chun hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng thì cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa đủ 18 tuổi, con đã đủ 18 tuổi nhưng không lao động được và không sở hữu tài sản đủ để nuôi mình.
➧ Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ
Trường hợp cha, mẹ không lao động được và không sở hữu tài sản đủ để nuôi mình thì con đã đủ 18 tuổi nhưng không chung sống với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng.
➧ Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
Anh, chị đã thành niên có trách nhiệm cấp dưỡng cho em không sống chung với mình nhưng chưa đủ 18 tuổi, không có tài sản tự nuôi mình hoặc đã đủ 18 tuổi nhưng không có tài sản để nuôi mình nếu cha mẹ đã mất hoặc còn sống nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng.
➧ Em đủ 18 tuổi
Em đủ 18 tuổi có trách nhiệm cấp dưỡng cho anh/chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
➧ Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Trường hợp khi ly hôn nếu một bên vợ/chồng gặp khó khăn, túng thiếu mà có lý do chính đáng yêu cầu cấp dưỡng thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng phụ thuộc vào khả năng tài chính thực tế của mình.
➧ Các trường hợp khác
Ngoài các trường hợp cấp dưỡng nêu trên, pháp luật còn quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội/ngoại và cháu, giữa cô/dì/chú/cậu/bác ruột và cháu ruột cụ thể theo nội dung tại Điều 113 và Điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình.
Lưu ý:
- Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân chủ thể nên không thể thay thế hay chuyển giao cho người khác;
- Trong trường hợp người có nghĩa vụ trốn tránh việc cấp dưỡng thì Tòa án có thẩm quyền buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo yêu cầu của cá nhân/cơ quan, tổ chức có quyền.
>> Xem thêm: Quyền & nghĩa vụ của cha, mẹ với con cái sau khi ly hôn.
III. Phương thức cấp dưỡng và mức cấp dưỡng
1. Phương thức cấp dưỡng
Căn cứ theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được thực hiện theo các phương thức:
- Một lần;
- Định kỳ hàng tháng/quý/nửa năm hoặc một năm.
Bên được cấp dưỡng và bên có nghĩa vụ có thể thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng. Có thể thay đổi phương thức hoặc tạm dừng trong quá trình thực hiện nếu người có nghĩa vụ gặp khó khăn tài chính dẫn đến việc không có khả năng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết nếu như các bên không thể thỏa thuận thống nhất được về các vấn đề nêu trên.
2. Mức cấp dưỡng
Người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể thỏa thuận thống nhất với nhau về mức cấp dưỡng căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người được cấp dưỡng;
- Mức thu thập thực tế của người có nghĩa vụ.
Mức cấp dưỡng có thể thay đổi trong quá trình thực hiện nếu có lý do chính đáng. Một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết nếu như các bên không thể thỏa thuận thống nhất được về mức cấp dưỡng.
IV. Các câu hỏi liên quan đến quy định về cấp dưỡng
1. Cấp dưỡng là gì?
Căn cứ theo quy định pháp luật, cấp dưỡng được hiểu là việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người không cùng chung sống với mình nhưng có quan hệ hôn nhân/huyết thống hoặc có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Điều này áp dụng trong trường hợp:
- Người chưa đủ 18 tuổi;
- Người đã đủ 18 tuổi nhưng không lao động được;
- Người không sở hữu tài sản đủ để nuôi mình.
2. Đối tượng nào có quyền yêu cầu cấp dưỡng?
Theo nội dung quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình, các chủ thể sau đây có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ nhưng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
- Đối tượng được cấp dưỡng;
- Bố/mẹ hoặc người giám hộ của chủ thể được cấp dưỡng;
- Các cá nhân/tổ chức sau đây tùy thuộc vào chủ thể được cấp dưỡng:
- Người thân thích;
- Cơ quan nhà nước quản lý về gia đình/trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
>> Xem thêm: Quy định về cấp dưỡng & nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Việc cấp dưỡng được thực hiện cụ thể như thế nào?
Căn cứ theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được thực hiện theo các phương thức:
- Một lần;
- Định kỳ hàng tháng/quý/nửa năm hoặc một năm.
Người được cấp dưỡng/người giám hộ và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể thỏa thuận thống nhất với nhau về mức cấp dưỡng căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người được cấp dưỡng;
- Mức thu thập thực tế của người có nghĩa vụ.
Một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết nếu như các bên không thể thỏa thuận thống nhất được về phương thức và mức cấp dưỡng.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT