6 lợi ích khi doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Mã số mã vạch là gì? Có bắt buộc phải đăng ký mã số mã vạch sản phẩm không? Tìm hiểu: Các loại mã vạch thông dụng, lợi ích khi đăng ký mã vạch sản phẩm?

Mã số mã vạch là gì? 

➤ Mã số là 1 dãy bao gồm chữ hoặc số, được dùng để nhận diện hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân. Mỗi mã số đại diện cho mỗi loại sản phẩm, hàng hóa về xuất xứ, lưu thông… nhưng không đề cập đến giá cả, chất lượng.

➤ Mã vạch hay barcode là phương thức lưu trữ, truyền tải thông tin của mã số thông qua mã vạch 1D (mã vạch tuyến tính), mã vạch 2D (mã vạch ma trận), chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.

Mã số mã vạch (MSMV) thường được sử dụng để nhận dạng và theo dõi thông tin sản phẩm trong quá trình vận chuyển, bán lẻ và quản lý kho. MSMV có thể chứa các thông tin như: mã sản phẩm, giá cả, nguồn gốc, thông tin sản xuất…

Các loại mã vạch thông dụng 

Trong mục này Anpha sẽ giới thiệu về 2 loại mã vạch phổ biến nhất là mã vạch 1D và 2D.

1. Mã vạch 1D (mã vạch 1 chiều)

Mã vạch 1D là loại ký hiệu vạch tuyến tính, gồm các vạch sọc đen trắng song song, xen kẽ. Mã vạch 1D là mã vạch 1 chiều vì các dữ liệu được mã hóa trong nó được thay đổi theo 1 chiều duy nhất là chiều rộng (chiều ngang).

Một số mã vạch 1D thường gặp như:

  • Mã EAN, mã UPC thường thấy trên bao bì sản phẩm ứng dụng trong kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng;
  • Mã code 39 thường được ứng dụng trong ngành y tế, xuất bản sách, cơ quan hành chính…;
  • Các loại mã vạch 1 chiều khác như: mã code 128, mã code 39, mã vạch ITF…

2. Mã vạch 2D (mã vạch 2 chiều)

Mã vạch 2D là tập hợp điểm được mã hóa trong một ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ xen kẽ. Dữ liệu trong mã vạch 2 chiều được sắp xếp đa dạng theo chiều ngang hoặc dọc nên có thể lưu trữ được nhiều thông tin hơn mã vạch 1 chiều.

Một số mã vạch 2D thường gặp như:

  • Mã QR code thường được ứng dụng trong việc tra cứu thông tin, quét mã thanh toán, giao dịch chuyển tiền, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ…;
  • Mã ma trận Data Matrix ứng dụng tương tự mã QR code nhưng ít phổ biến hơn;
  • Mã vạch PDF417 thường được dùng để lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn như ảnh kỹ thuật số, dấu vân tay, chữ ký…

Lợi ích khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có hàng ngàn sản phẩm khác nhau cần được quản lý. Việc có một công cụ hỗ trợ trong khâu kiểm kê, quản lý dòng sản phẩm cũng như kiểm soát các mặt hàng đang lưu hành trên thị trường là vô cùng cần thiết. 

Mã số mã vạch chính là phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này, không những thế mã số mã vạch còn giúp doanh nghiệp bảo vệ sản phẩm trước các hành vi đạo nhái, làm giả sản phẩm.

Cùng Anpha tìm hiểu thêm về các lợi ích khi đăng ký mã số mã vạch ngay dưới đây:

1. Tăng hiệu suất công việc

Mã số mã vạch giúp doanh nghiệp giảm thiểu các công đoạn tính toán, nhập liệu thủ công. Chi phí nhân sự, chi phí vận hành và thời gian thực hiện cũng được tối ưu, từ đó gia tăng hiệu suất làm việc.

2. Đáp ứng nhu cầu khách hàng 

Với khả năng xử lý dữ liệu và trả thông tin nhanh chóng mà mã số mã vạch giúp khách hàng tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm, kiểm tra chất lượng. Đây cũng là phương thức tính tiền nhanh và chính xác.

3. Độ chính xác cao

Nhờ cấu trúc được tối ưu hóa, bảo mật và đơn giản mà MSMV giúp doanh nghiệp nhận dạng chính xác các sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, việc sử dụng mã số mã vạch để thay thế cho quá trình nhập liệu, truy xuất dữ liệu theo cách truyền thống cũng góp phần giảm tối đa các rủi ro, sai số, nhầm lẫn.

4. Truy xuất thông tin nhanh chóng

Ngoài việc tối ưu hóa quá trình truy xuất dữ liệu như Anpha chia sẻ ở nội dung trên, mã số mã vạch còn có khả năng chứa khối lượng thông tin khổng lồ. Điều này không chỉ hữu ích hơn hẳn nếu so với việc lưu trữ giấy tờ truyền thống mà còn tốc độ hóa việc tìm kiếm thông tin khi cần.

>> Xem thêm: Cách đăng ký mã số mã vạch sản phẩm trên VNPC.

5. Dễ dàng đưa sản phẩm/dịch vụ vào các hệ thống bán lẻ

Các hệ thống bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại… đều quản lý hàng hóa thông qua mã số mã vạch, bao gồm hệ thống tính tiền. 

Vì vậy, doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình vào hệ thống bán lẻ bắt buộc phải đăng ký mã số mã vạch.

6. Quản lý hoạt động nội bộ hiệu quả

Mã số mã vạch là công cụ tối ưu trong việc quản lý hoạt động nội bộ doanh nghiệp như: theo dõi, điều hành quá trình xuất nhập nguyên vật liệu, quản lý kho, tồn kho…

Có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không?

Từ những thông tin, lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch mà Anpha đã đề cập bên trên thì việc sử dụng MSMV là không bắt buộc, trừ khi doanh nghiệp của bạn muốn đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại…). 

Tuy không bắt buộc nhưng đăng ký mã số mã vạch là rất cần thiết trong việc quản lý, kiểm soát hàng hóa, sản phẩm đối với các công ty, cơ sở sản xuất. 

Để tiết kiệm chi phí, tối ưu thời gian trong việc đăng ký mã số mã vạch sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ tại Kế toán Anpha.

  • Mức chi phí đăng ký MSMV: Chỉ từ 3.000.000 đồng/100 mã;
  • Mức phí duy trì MSMV: 
    • 500.000 đồng/100 mã loại 10 số;
    • 800.000 đồng/1.000 mã loại 9 số;
    • 1.500.000 đồng/10.000 mã loại 8 số.
  • Thời gian hoàn thành: Từ 7 ngày làm việc;
  • Thông tin khách hàng cần cung cấp: giấy chứng nhận ĐKKD, danh sách sản phẩm.

>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm.

GỌI NGAY

Các câu hỏi liên quan đến đăng ký mã số mã vạch

1. Mã số mã vạch dùng để làm gì?

Mã số mã vạch (MSMV) thường được sử dụng để nhận dạng và theo dõi thông tin sản phẩm trong quá trình vận chuyển, bán lẻ và quản lý kho. MSMV có thể chứa các thông tin như: mã sản phẩm, giá cả, nguồn gốc, thông tin sản xuất…

2. Có bao nhiêu loại mã vạch?

Hiện tại, có 3 loại mã vạch:

  • Mã vạch 1D: UPC, EAN, code 39…; 
  • Mã vạch 2D: QR code, PDF417, Data Matrix…;
  • Chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.

>> Xem thêm: Các loại mã vạch thông dụng.

3. Lợi ích khi đăng ký mã số mã vạch sản phẩm?

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp sẽ:

  • Tránh tình trạng đạo nhái, làm giả sản phẩm;
  • Dễ dàng đưa sản phẩm vào các hệ thống bán lẻ;
  • Tăng hiệu suất công việc, đáp ứng nhu cầu khách hàng;
  • Dễ dàng kiểm kê, quản lý sản phẩm cũng như kiểm soát hàng hóa đang lưu hành trên thị trường…

>> Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng mã số mã vạch.

4. Đăng ký mã số mã vạch có bắt buộc không?

Đăng ký mã số mã vạch chỉ bắt buộc đối với trường hợp muốn bán sản phẩm trong chuỗi cửa hàng bán lẻ (siêu thị, cửa hàng tiện lợi…). 

Nhưng nếu doanh nghiệp cần quản lý, kiểm soát hàng hóa, sản phẩm tốt hơn thì việc dùng MSMV là cần thiết.

5. Chi phí đăng ký mã số mã vạch là bao nhiêu?

Chi phí dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm, hàng hóa tại Anpha chỉ từ 3.000.000 đồng/100 mã, trong 7 ngày hoàn thành thủ tục. 

>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH