Dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương, giành quyền nuôi con sau khi ly hôn… giá cạnh tranh, thủ tục đơn giản, luật sư trực tiếp tham gia tố tụng.
Quyền nuôi con khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Con dưới 36 tháng tuổi (3 tuổi): Quyền nuôi con thuộc về người mẹ;
- Con trên 36 tháng tuổi: Quyền nuôi con của cha mẹ là như nhau;
- Con trên 7 tuổi: Phải xem xét nguyện vọng của con.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà 1 trong 2 bên sẽ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp quyền nuôi con thì việc tham khảo dịch vụ tư vấn luật chuyên nghiệp từ Kế toán Anpha là lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Sử dụng dịch vụ giành quyền nuôi con tại Anpha giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và tăng cơ hội thắng kiện.
Hiện tại, luật sư tại Kế toán Anpha nhận giải quyết các vụ án ly hôn giành quyền nuôi con đối với các trường hợp sau:
- Giành quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương;
- Giành quyền nuôi con sau phán quyết của Tòa án (hay giành quyền nuôi con sau ly hôn);
- Giành quyền nuôi con trên 36 tháng (3 tuổi);
- Giành quyền nuôi con từ 7 tuổi trở lên;
- Giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn.
Thời gian và chi phí thuê luật sư giành quyền nuôi con tại Kế toán Anpha sẽ được thông báo cụ thể khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Liên hệ ngay cho Anpha qua hotline dưới đây để được tư vấn giành quyền nuôi con và nhận báo giá chi tiết.
GỌI NGAY
Khi lựa chọn sử dụng dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Anpha, khách hàng cần cung cấp các loại giấy tờ dưới đây để làm căn cứ trình nộp Tòa án:
Thông tin khách hàng cần cung cấp |
Bản chính |
Bản sao có chứng thực |
CCCD của vợ, chồng
|
|
x
|
Giấy khai sinh của các con
|
|
x
|
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
|
x
|
|
Giấy xác nhận thông tin cư trú của vợ, chồng
|
x
|
|
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung
|
|
x
|
Tài liệu chứng minh quyền nuôi con sau ly hôn có căn cứ, hợp pháp (nếu có)
|
Quy trình luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Kế toán Anpha
Ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu cần tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn của khách hàng, luật sư tại Anpha sẽ thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Tư vấn thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn đối với mọi trường hợp (*) và đề xuất phương án giải quyết;
- Bước 2: Hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, bằng chứng giành quyền nuôi con nộp lên Tòa;
- Bước 3: Soạn thảo, hoàn thiện bộ hồ sơ và các văn bản liên quan trong khi thực hiện thủ tục ly hôn hoặc quá trình tố tụng thay đổi quyền nuôi con tại Tòa án;
- Bước 4: Luật sư đại diện khách hàng trực tiếp tham gia quá trình tố tụng, thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.
(*) Trong mọi trường hợp số lượng con chung/con riêng và độ tuổi của con tại thời điểm ly hôn.
Ngoài ra, trong suốt quá trình thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn cho khách hàng, Anpha cam kết:
- Tư vấn miễn phí cho khách hàng mọi vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn;
- Cố gắng giảm thiểu tối đa số lần khách hàng làm việc với Tòa án, cơ quan nhà nước;
- Hỗ trợ công chứng tài liệu, giấy tờ liên quan khi khách hàng yêu cầu;
- Không phát sinh chi phí sau khi 2 bên đã ký kết hợp đồng dịch vụ;
- Đẩy nhanh thời gian giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ tư vấn luật - Luật sư giàu kinh nghiệm, chi phí phải chăng.
Nếu cha mẹ khi ly hôn không thể đạt được thỏa thuận về người sẽ trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ là người đưa ra quyết định.
Lúc này, cha mẹ muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con, cụ thể:
1. Điều kiện về vật chất
Cha/mẹ giành quyền nuôi con phải đảm bảo được chi phí ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… Các bên có thể dùng bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập, các nguồn tài chính khác và phương án chăm sóc con sau ly hôn làm căn cứ trình lên Tòa án.
2. Điều kiện về tinh thần
Để giành quyền nuôi con, cha/mẹ cần chứng minh bản thân có đủ:
- Thời gian dạy dỗ, chăm sóc và giáo dục con cái;
- Điều kiện, khả năng tạo cho con môi trường vui chơi giải trí;
- Cha/mẹ có nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…
3. Bằng chứng giành quyền nuôi con (nếu có)
Nếu 1 trong 2 bên có tài liệu, chứng cứ bên còn lại không đủ điều kiện về vật chất, tinh thần để chăm sóc, nuôi dạy con cái hoặc có hành vi bạo lực… có thể trình lên Tòa án để làm bằng chứng giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Lưu ý:
Đối với trường hợp con đã trên 7 tuổi, ngoài việc đáp ứng các điều kiện kể trên thì Tòa án còn phải xem xét đến nguyện vọng của con khi giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con.
Quyền, nghĩa vụ của cha/mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Đối với cha/mẹ không được trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ và quyền sau:
- Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;
- Có nghĩa vụ tôn trọng quyền được sống chung với người trực tiếp nuôi con của con;
- Có nghĩa vụ, quyền thăm non con mà không bị ai cản trở.
Lưu ý:
Cha/mẹ không được nuôi con có hành vi lạm dụng quyền thăm non để cản trở, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con… sẽ bị hạn chế quyền thăm nom khi người trực tiếp nuôi con khởi kiện lên Tòa án.
>> Xem thêm: Thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn (thay đổi người trực tiếp nuôi con).
Câu hỏi thường gặp về dịch vụ tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn
1. Chi phí luật sư tư vấn giành quyền nuôi con tại Anpha bao nhiêu?
Chi phí dịch vụ sẽ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu, tài liệu mà khách hàng cung cấp cho Anpha. Báo giá dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn sẽ được Anpha thông báo ngay khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
Gọi Anpha theo hotline 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.
2. Khách hàng cần cung cấp giấy tờ gì khi sử dụng dịch vụ giành quyền nuôi con tại Anpha?
Khách hàng cần cung cấp 6 loại giấy tờ, tài liệu sau:
- CCCD của vợ, chồng;
- Giấy khai sinh của các con;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Giấy xác nhận thông tin cư trú của vợ, chồng;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung;
- Tài liệu chứng minh quyền nuôi con sau ly hôn có căn cứ, hợp pháp (nếu có).
>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ ly hôn giành quyền nuôi con.
3. Để giành quyền nuôi con thì cha mẹ cần đáp ứng điều kiện gì?
Cha mẹ muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con gồm:
- Có điều kiện về vật chất;
- Có điều kiện về tinh thần;
- Bằng chứng giành quyền nuôi con (nếu có).
>> Xem thêm: Điều kiện giành quyền nuôi con.
4. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ gì?
Cha, mẹ không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn có quyền, nghĩa vụ:
- Cấp dưỡng cho con;
- Tôn trọng quyền được sống chung với người trực tiếp nuôi con của con;
- Thăm con mà không bị ai cản trở.
>> Tham khảo thêm: Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con cái sau ly hôn.
5. Vợ/chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc vợ/chồng ngoại tình không ảnh hưởng đến quyền nuôi con của người đó khi ly hôn.
Việc xác định người trực tiếp nuôi con phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con mà ra quyết định người được trực tiếp nuôi con.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.