Dịch vụ thông báo hoạt động trở lại cho doanh nghiệp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh - từ 700.000đ. Miễn phí tư vấn các yêu cầu pháp lý và thuế liên quan
Sau thời gian tạm ngừng kinh doanh, tùy vào định hướng mà doanh nghiệp sẽ tái hoạt động hoặc giải thể hẳn. Trường hợp giải thể bạn có thể tham khảo tại bài viết “Dịch vụ giải thể doanh nghiệp nhanh chóng”. Bài viết này Anpha sẽ giới thiệu cho bạn dịch vụ và thủ tục hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
Dịch vụ đăng ký hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng kinh doanh sẽ rơi vào 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Hoạt động trở lại sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh;
- Trường hợp 2: Hoạt động trở lại trước khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh.
Khi đó, nếu doanh nghiệp của bạn rơi vào trường hợp 1, tức là quay lại hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh thì không cần làm thủ tục thông báo, mặc định doanh nghiệp chuyển về trạng thái đang hoạt động.
Còn đối với trường hợp 2 là doanh nghiệp tái hoạt động trước khi hết thời hạn tạm ngừng thì phải thông báo hoạt động trở lại cho Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở KH&ĐT).
Tham khảo dịch vụ xin đăng ký kinh doanh - thông báo hoạt động trở lại tại Kế toán Anpha:
➨ Phí dịch vụ: 700.000 đồng - 1.000.000 đồng (tùy khu vực và trường hợp hồ sơ);
➨ Thời gian: 5 - 7 ngày làm việc
➨ Thông tin cung cấp: mã số thuế công ty và thời hạn tạm ngưng trước đây
GỌI NGAY
Doanh nghiệp hoạt động trở lại cần lưu ý những gì?
Trước đây, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp tối đa là 2 năm. Nhưng theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp có thể tùy ý thời gian tạm dừng, miễn sao mỗi lần tạm ngừng kinh doanh không quá 1 năm là được.
Thêm nữa là, trước 3 ngày quay lại hoạt động, doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo để Sở KH&ĐT quản lý và cập nhật trạng thái hoạt động của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
➨ Hồ sơ thông báo tiếp tục kinh doanh, khôi phục hoạt động của doanh nghiệp trước thời hạn
Chi tiết hồ sơ bao gồm (*):
- Thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời gian tạm ngừng đã thông báo;
- Giấy ủy quyền cá nhân khác nộp hồ sơ (nếu đó không phải là người đại diện pháp luật);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người đại diện nộp hồ sơ tái hoạt động.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu thông báo trở lại hoạt động.
(*) Ngoài ra, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà bộ hồ sơ cần bổ sung:
- Quyết định hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngưng của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 TV);
- Biên bản họp và quyết định của hội đồng quản trị khi khôi phục hoạt động (công ty cổ phần);
- Biên bản họp và quyết định của hội đồng thành viên khi quay lại hoạt động (công ty TNHH 2 TV trở lên)
>> Tham khảo thêm: Thông báo hoạt động kinh doanh trở lại.
➨ Cách thức nộp hồ sơ và thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Hồ sơ thông báo hoạt động trở lại nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, theo 1 trong 3 cách sau:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh. Bạn có thể tham khảo thông tin địa chỉ và thời gian làm việc của 3 Phòng Đăng ký kinh doanh của 3 thành phố lớn theo các bài viết sau: TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng;
- Cách 2: Nộp qua đường bưu điện, thông qua dịch vụ của Bưu điện Việt Nam và cũng nộp đến Bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố;
- Cách 3: Nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đây cũng là hình thức bắt buộc đối với các doanh nghiệp có trụ sở chính tại TP. HCM và Hà Nội.
Trong khoảng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp tái hoạt động trước thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh.
2. Các lưu ý quan trọng khác về pháp lý và thuế
➨ Hoạt động trở lại đối với đơn vị phụ thuộc
Đối với doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc thì khi trụ sở chính quay lại hoạt động, doanh nghiệp có thể thông báo khôi phục toàn bộ hoặc chọn lọc, tùy theo định hướng của doanh nghiệp. Khi đó:
- Nếu khôi phục hoạt động cả trụ sở chính và các đơn vị phụ thuộc thì doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời mà không cần phải làm lần lượt;
- Nếu chỉ khôi phục hoạt động cho trụ sở chính và một vài đơn vị phụ thuộc thì các đơn vị phụ thuộc còn lại phải tự làm thủ tục thông báo nếu muốn quay lại kinh doanh sau này.
➨ Xử phạt vi phạm không thông báo hoạt động trở lại
Như Anpha chia sẻ phần trên, 3 ngày trước khi chính thức quay lại hoạt động, doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo gửi Sở KH&ĐT, nếu không có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
➨ Thực hiện thông báo và kê khai đối với cơ quan thuế
Một trong những quyền lợi của việc tạm ngừng kinh doanh đó là doanh nghiệp sẽ tạm ngừng các nghĩa vụ với cơ quan thuế. Do đó, khi quay trở lại hoạt động trước thời hạn, ngoài việc thông báo với Sở KH&ĐT, doanh nghiệp còn phải thông báo với cơ quan thuế. Khi đó, tùy vào thời gian tạm ngừng mà các nghĩa vụ thuế cần lưu ý thực hiện là:
- Đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch thì không cần kê khai thuế;
- Ngược lại, đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì phải tiến hành nộp tiền thuế môn bài và tờ khai thuế GTGT.
Ví dụ:
Thời gian tạm ngừng kinh doanh của công ty ABC là từ 01/12/2022.
Thời gian quay lại hoạt động của công ty ABC là từ 01/03/2023.
Tức là, công ty ABC tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì khi quay trở lại hoạt động, công ty phải: nộp tiền thuế môn bài năm 2023 và tờ khai thuế GTGT quý 1/2023.
➨ Quyết định giải thể khi đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Trong trường hợp vẫn còn thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp quyết định giải thể, thì doanh nghiệp không cần tiến hành thủ tục thông báo hoạt động trở lại.
Còn nếu doanh nghiệp muốn thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà vẫn đang trong thời gian tạm ngừng thì phải hoàn thành thủ tục thông báo hoạt động trở lại, rồi mới có thể thay đổi đăng ký kinh doanh.
Tham khảo thêm:
>> Dịch vụ giải thể công ty trọn gói.
>> Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh.
Câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng
1. Chi phí dịch vụ để doanh nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Tại Kế toán Anpha, chi phí dịch vụ thông báo hoạt động trở lại cho doanh nghiệp là từ 700.000 đồng - 1.000.000 đồng, tùy từng khu vực và trường hợp hồ sơ.
➨ Liên hệ với Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được tư vấn dịch vụ miễn phí.
2. Hết thời gian tạm ngừng kinh doanh muốn quay lại hoạt động thì phải làm gì?
Sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, trạng thái hoạt động của doanh nghiệp tự động chuyển về “Đang hoạt động”. Doanh nghiệp không cần tiến hành thủ tục với Sở KH&ĐT để được quay lại hoạt động.
3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là bao nhiêu?
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể chủ động về thời gian tạm ngưng kinh doanh, miễn sao mỗi lần tạm ngừng không quá 1 năm.
4. Hồ sơ thông báo hoạt động trở lại hết thời gian tạm ngừng kinh doanh
Khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, mặc định doanh nghiệp chuyển về trạng thái “Đang hoạt động” mà không cần làm hồ sơ với Sở KH&ĐT.
Trường hợp doanh nghiệp muốn quay lại hoạt động trước khi hết thời hạn tạm ngừng thì chuẩn bị: thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời gian tạm ngừng đã thông báo, giấy ủy quyền cho cá nhân đại diện làm hồ sơ, bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người đại diện nộp hồ sơ.
>> Tham khảo chi tiết và tải mẫu miễn phí: Hồ sơ thông báo hoạt động trở lại.
5. Doanh nghiệp hoạt động lại có cần kê khai thuế không?
Có. Khi quay trở lại hoạt động trước thời hạn, ngoài việc thông báo với Sở KH&ĐT, doanh nghiệp còn phải thông báo với cơ quan thuế. Liên hệ với Kế toán Anpha để được hỗ trợ tư vấn các quy định về thuế doanh nghiệp miễn phí.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT