Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Điều kiện, mục đích - Có ví dụ

Cùng tìm hiểu: Định nghĩa đơn vị sự nghiệp công lập (có ví dụ). Mục đích, điều kiện thành lập, cơ chế tự chủ tài chính & quy định về đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? 

Đơn vị sự nghiệp công lập được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 như sau: đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước.

Thường thì đơn vị sự nghiệp công lập là các viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học… trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Ví dụ: 

  • Trường ĐH Luật Hà Nội thuộc Bộ Tư pháp;
  • Trường ĐH Công nghiệp trực thuộc Bộ Công thương; 
  • Viện nghiên cứu cao cấp về Toán trực thuộc Bộ GD&ĐT;
  • Bệnh viện Quân y 115 trực thuộc Sở Y tế TP. HCM.

➤ Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

  1. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;
  2. Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

➤ Đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại theo cơ quan có thẩm quyền thành lập, gồm:

  1. Đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ;
  2. Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp;
  3. Đơn vị sự nghiệp thuộc chủ thể khác theo quy định của pháp luật;
  4. Đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Mục đích xây dựng đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập với mục đích:

  1. Cung cấp những dịch vụ công mà nhà nước chịu trách nhiệm, để đảm bảo phục vụ nhân dân trong lĩnh vực: y tế, giáo dục, khoa học hay các lĩnh vực mà đơn vị ngoài công lập chưa thể đáp ứng;

Đảm bảo cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có dân tộc thiểu số;

  1. Lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống công lập theo hướng xác định lĩnh vực ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động. Các hoạt động của tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập không vì mục đích kinh doanh, thu lợi nhuận;
  2. Xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đặc biệt trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công.

Điều kiện thành lập, quy định về đơn vị sự nghiệp công lập

Tại Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập:

  1. Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp theo quy định pháp luật chuyên ngành;
  2. Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vị quản lý nhà nước;
  3. Số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị cung cấp dịch vị sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu);
  4. Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia/quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp (nếu có) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  5. Có trụ sở làm việc/đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc được cơ quan thẩm quyền phê duyệt (nếu xây dựng trụ sở mới), có trang thiết bị cần thiết, nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định.

Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ, nghĩa là đơn vị được trao quyền tự chịu trách nhiệm, tự quyết định các khoản thu - chi không được vượt quá mức khung được quy định bởi nhà nước. 

➤ Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP theo hướng tách rõ nguồn thu, cụ thể:

  1. Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
  2. Thu từ thuê tài sản công: đơn vị thực hiện quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và được cơ quan thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công;
  3. Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.

➤ Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp được chia thành 4 loại theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP gồm:

  1. Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;
  2. Đơn vị tư bảo đảm một phần chi thường xuyên;
  3. Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
  4. Đơn vị được nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Phân biệt đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và đơn vị sự nghiệp công lập có những điểm khác biệt như sau:

  1. Đơn vị ngoài công lập được thành lập bởi các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội hoặc liên kết với các tổ chức nước ngoài, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu, tài khoản riêng.
    Ví dụ: 
  • Bệnh viện đa khoa Tâm Anh;
  • Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng;
  • Trường ĐH Công nghệ - Hutech.
  1. Đơn vị ngoài công lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, được quản lý, tuyển dụng, sử dụng lao động dựa trên quan hệ lao động theo quy định, vì vậy người lao động tại đơn vị sự nghiệp ngoài công lập không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
  2. Đơn vị ngoài công lập được sở hữu bởi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội hoặc liên kết với các tổ chức nước ngoài nên tự chủ về hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm chi phí dựa vào vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định pháp luật;
  3. Đơn vị ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học công nghệ…

Tóm lại, đơn vị ngoài công lập được thành lập với mục đích nâng cao chất lượng về giáo dục, y tế, khoa học công nghệ… thúc đẩy phát triển kinh tế, theo kế hoạch nhà nước nhưng hoạt động độc lập theo mô hình doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty - Từ 1.000.000 đồng.

Các câu hỏi thường gặp về đơn vị sự nghiệp công lập

1. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.


2. Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm những đơn vị nào?

Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

3. Ví dụ về đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu là trường học, bệnh viện, các viện nghiên cứu… trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ:

  • Trường ĐH Công nghiệp trực thuộc Bộ công thương; 
  • Viện nghiên cứu cao cấp về Toán trực thuộc Bộ GD&ĐT;
  • Bệnh viện Quân y 115 trực thuộc Sở Y tế TP. HCM.

4. Mục đích xây dựng các đơn vị sự nghiệp công lập?

Đơn vị sự nghiệp công lập được xây dựng với mục đích cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực mà nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng cho nhân dân.

>> Xem thêm: Mục đích xây dựng đơn vị sự nghiệp công lập.


5. Cơ chế quản lý tài chính của sự nghiệp công lập?

Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là cơ chế mà theo đó mà các đơn vị sự nghiệp được trao quyền tự chịu trách nhiệm, tự quyết định các khoản thu - chi không được vượt quá mức khung được quy định bởi nhà nước.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH