Nhiệm vụ, mô tả công việc, điều kiện làm kế toán trưởng là gì

Kế toán trưởng làm gì? Tìm hiểu: mô tả công việc kế toán trưởng, chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng, điều kiện & tiêu chuẩn kế toán trưởng doanh nghiệp.

Kế toán trưởng là gì?

Theo Điều 53 Luật Kế toán 2015, kế toán trưởng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất về việc tổ chức, quản lý công tác kế toán của đơn vị kế toán. 

Ngoài ra, Luật cũng nêu rõ một số đặc điểm khác của vị trí kế toán trưởng như:

  • Là người hỗ trợ người đại diện pháp luật trong việc giám sát tài chính đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Được lãnh đạo trực tiếp bởi người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán và chịu sự giám sát chuyên môn từ kế toán trưởng cấp trên (nếu có);
  • Người phụ trách kế toán có thể thay thế kế toán trưởng trong một số trường hợp, tuy nhiên người này phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện của vị trí kế toán trưởng. 

Mô tả công việc kế toán trưởng

Vai trò của kế toán trưởng trong doanh nghiệp vô cùng quan trọng để đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của sổ sách, tham mưu cho ban lãnh đạo các vấn đề tài chính… Do đó mà lượng công việc của kế toán trưởng cũng không hề nhỏ.

Dưới đây là một số những hạng mục công việc mà kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm.

1. Quản lý các hoạt động của bộ phận kế toán

Có thể kế toán trưởng không phải là người trực tiếp làm các công việc kế toán của doanh nghiệp nhưng là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho mọi hoạt động về kế toán và thuế, chẳng hạn:

  • Chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các hạng mục công việc để vận hành phòng kế toán;
  • Quản lý các bộ phận kế toán nội bộ như: kế toán công nợ, kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán thu chi, kế toán lương…;
  • Lập kế hoạch, phân công công việc cho từng vị trí kế toán cấp dưới;
  • Đưa ra định hướng đào tạo và đánh giá năng lực kế toán viên.

Ngoài ra, kế toán trưởng cũng có thể làm việc với cơ quan thuế, kiểm toán, ngân hàng và các đối tác khác.

2. Giám sát việc quyết toán

Kế toán trưởng có trách nhiệm quyết toán thuế cuối năm (hoặc bất kỳ thời điểm nào khi được yêu cầu) để báo cáo tình hình tài chính cho cấp trên, cụ thể:

  • Kiểm tra việc ghi chép, tổng hợp và báo cáo các giao dịch tài chính;
  • Đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán - thuế;
  • Phối hợp và liên hệ với cơ quan thuế;
  • Đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của sổ sách kế toán:
    • Tính toán giá thành sản phẩm, hạch toán thuế;
    • Tính toán tiền lương, bảo hiểm cho nhân sự;
    • Kiểm soát quy trình lập sổ sách, tài liệu và quy trình kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp… 
  • Thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ bất kỳ.

3. Lập báo cáo tài chính

  • Lập báo cáo tài chính tháng, quý và năm cho doanh nghiệp như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình hình tài chính…;
  • Phân tích, giải thích các số liệu tài chính cho ban lãnh đạo;
  • Giải quyết các vấn đề trong báo cáo.

4. Phân tích & dự báo tài chính

Kế toán trưởng sẽ là người phân tích, đánh giá và báo cáo tài chính để đưa ra giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và phòng tránh rủi ro. Trong đó:

  • Lập ngân sách: Xây dựng ngân sách hàng năm và dự toán chi phí, đảm bảo chi tiêu không vượt quá ngân sách đã duyệt;
  • Dự báo tài chính: Kế toán trưởng sẽ dựa trên các dữ liệu tài chính hiện tại để phân tích, dự báo các xu hướng tài chính và dự báo kinh doanh để giúp doanh nghiệp lên kế hoạch cho các hoạt động và điều hành hiệu quả.

5. Tham mưu tình hình tài chính cho lãnh đạo

  • Cung cấp thông tin tài chính chính xác và kịp thời để hỗ trợ quá trình ra quyết định của ban lãnh đạo;
  • Đề xuất các giải pháp tài chính để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro;
  • Tham gia vào việc xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Có thể bạn cần:

>> Dịch vụ làm sổ sách kế toán;

>> Dịch vụ kế toán nội bộ doanh nghiệp;

>> Dịch vụ quyết toán thuế doanh nghiệp cuối năm.

Điều kiện và tiêu chuẩn làm kế toán trưởng

1. Điều kiện để làm kế toán trưởng

Dựa vào Khoản 1 Điều 51 và Điều 54 Luật Kế toán 2015, kế toán trưởng doanh nghiệp cần có các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

  1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết và luôn tôn trọng pháp luật.
  2. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán;
  3. Có chứng chỉ kế toán trưởng;
  4. Có kinh nghiệm làm việc:
  • Ít nhất 2 năm đối với người có chuyên môn trình độ đại học trở lên ngành kế toán;
  • Ít nhất 3 năm đối với người tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp ngành kế toán.
  1. Có trình độ đại học trở lên khi phụ trách tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, cơ quan cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã có vốn điều lệ trên 10 tỷ…;
  2. Có trình độ trung cấp trở lên khi phụ trách tại các cơ quan/đơn vị cấp huyện - xã - thị trấn, doanh nghiệp không có vốn nhà nước và có vốn điều lệ dưới 10 tỷ…;
  3. Ngoài các tổ chức/đơn vị được quy định ở mục (5) và (6) thì người giữ vai trò kế toán trưởng sẽ do người đại diện pháp luật của đơn vị quyết định nhưng phải phù hợp với quy định pháp luật liên quan;
  4. Ít nhất 5 năm kinh nghiệm đối với kế toán trưởng của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ.

Lưu ý:

1) Tiêu chuẩn và điều kiện để làm kế toán trưởng đối với từng loại đơn vị kế toán sẽ được Chính phủ quy định cụ thể.

2) Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng tại đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.

2. Mức lương kế toán trưởng hiện nay

Vì điều kiện để trở thành kế trưởng khá khó khăn nên mức lương cho vị trí này tại Việt Nam dao động từ 18 triệu đến 30 triệu đồng/tháng. 

Tuy nhiên, đối với các công ty lớn hay công ty đa quốc gia thì mức lương kế toán trưởng có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn. Đây là một khoản chi phí không hề nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. 

Để tối ưu ngân sách và chi phí lương bạn có thể tham khảo ngay dịch vụ kế toán nội bộ doanh nghiệp tại Anpha với một số dịch vụ phổ biến sau đây:

>> Dịch vụ kế toán kho;

>> Dịch vụ kế toán tiền lương;

>> Dịch vụ kế toán bán hàng;

>> Dịch vụ kế toán công nợ.

Yêu cầu về kỹ năng kế toán trưởng

Để đảm nhiệm chức vụ kế toán trưởng, người nắm giữ vị trí này cần có các kỹ năng như sau:

1. Kiến thức chuyên môn sâu rộng

  • Nắm vững các nguyên tắc kế toán từ cơ bản đến nâng cao;
  • Hiểu rõ các loại thuế, chính sách thuế cũng như thủ tục khai thuế liên quan đến những hoạt động của doanh nghiệp;
  • Am hiểu luật doanh nghiệp, đặc biệt các quy định về vốn, tài sản…

2. Kỹ năng phân tích và đánh giá

  • Có khả năng phân tích các báo cáo tài chính để xác định xu hướng trong doanh thu, chi phí và lợi nhuận;
  • Đánh giá rủi ro và đưa ra các giải pháp phù hợp;
  • Lập kế hoạch tài chính, ngân sách và dự báo tình hình kinh doanh.

3. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

  • Khả năng giao tiếp - truyền đạt rõ ràng, mạch lạc với cấp trên, đồng nghiệp và đối tác;
  • Trình bày các báo cáo một cách thuyết phục và dễ hiểu.

4. Kỹ năng quản lý

  • Quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành công việc đúng hạn;
  • Quản lý hoặc đào tạo nhân sự bao gồm: lãnh đạo, hướng dẫn và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ kế toán.

5. Thành thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ

  • Mọi việc kiểm tra, quản lý đều tiến hành trực tiếp trên máy tính hay các phần mềm tính toán nên kỹ năng này là điều cơ bản mà kế toán trưởng cần có;
  • Khả năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh thì ngày càng trở nên quan trọng đối với vị trí kế toán trưởng trong môi trường kinh doanh toàn cầu, một số lý do có thể kể đến như:
    • Truy cập thông tin, tin tức tài chính quốc tế;
    • Giao tiếp với đối tác nước ngoài;
    • Làm việc trong môi trường đa quốc gia;
    • Sử dụng các phần mềm kế toán quốc tế;
    • Tham gia các khóa đào tạo quốc tế.

6. Những kỹ năng khác

Một số kỹ năng hoặc khả năng khác mà kế toán trưởng nên có như:

  • Kỹ năng quản trị rủi ro;
  • Cải tiến quy trình làm việc;
  • Có khả năng ra quyết định và chiến lược;
  • Tính trung thực và cẩn thận, tỉ mỉ;
  • Khả năng chịu được áp lực công việc lớn;
  • Khả năng tư duy tốt;
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống…

Vai trò kế toán trưởng trong doanh nghiệp

1. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán trưởng

Kế toán trưởng có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Họ là người cân đối và duy trì sức khỏe tài chính trong bộ máy hoạt động của một tổ chức.

Theo đó, kế toán trưởng có nhiệm vụ - vai trò trong việc quản lý, giám sát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với các nghiệp vụ đòi hỏi kiến thức kế toán chuyên sâu, trách nhiệm của kế toán trưởng là đề xuất chiến lược phù hợp nhất đối với doanh nghiệp theo từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, người nắm giữ vị trí này còn phải theo dõi, kiểm tra các loại hợp đồng kinh doanh để đảm bảo tính pháp lý và tiến hành xử lý các thiệt hại (nếu có).

Đối với nghiệp vụ tài chính, kế toán trưởng sẽ tham mưu cho cấp trên về cách quản lý và xử lý những vấn đề tài chính kịp thời, đồng thời là người quản lý giúp doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả nhất.

2. Quyền hạn và trách nhiệm kế toán trưởng

Theo Điều 55 Luật Kế toán kế toán trưởng sẽ có các quyền hạn và trách nhiệm sau:

➧ Trách nhiệm

  • Đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật trong lĩnh vực kế toán, tài chính;
  • Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định;
  • Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán.

➧ Quyền hạn

  • Có quyền tự quyết trong các vấn đề chuyên môn và nghiệp vụ kế toán;
  • Đối với các kế toán trưởng của cơ quan nhà nước hoặc của các đơn vị/đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước, doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ sẽ có các quyền khác như:
    • Được quyền đề xuất những thay đổi về nhân sự, chế độ đãi ngộ đối với nhân viên kế toán dựa trên kết quả làm việc thực tế;
    • Được cung cấp thông tin tài chính một cách minh bạch và kịp thời là điều kiện tiên quyết để kế toán trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ;
    • Bảo lưu ý kiến bằng văn bản khi có ý kiến khác với người ra quyết định;
    • Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện pháp luật khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong tổ chức.

Câu hỏi thường gặp về kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng là gì?

Theo Điều 53 Luật Kế toán 2015, kế toán trưởng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất về việc tổ chức, quản lý công tác kế toán của đơn vị.

>> Tìm hiểu chi tiết: Khái niệm kế toán trưởng.

2. Chứng chỉ kế toán trưởng cần có?

Theo Điều 54 Luật Kế toán năm 2015, để trở thành kế toán trưởng thì bạn bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng. Đây là loại chứng chỉ được cấp bởi Bộ Tài chính, dùng để chứng nhận người học đã hoàn thành các bài kiểm tra cấp chứng chỉ của khóa bồi dưỡng đối với vị trí này.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán gồm:

  • Có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán và tài chính;
  • Có kinh nghiệm 2 năm đối với người có trình độ đại học và 3 năm đối với người có trình độ trung cấp ngành kế toán;
  • Chứng chỉ có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp, sau 5 năm buộc học lại khóa nếu muốn cấp lại.

Ngoài chứng chỉ bồi dưỡng, một số loại chứng chỉ kế toán quốc tế nên có như:

  • CMA - chứng chỉ kế toán quản trị;
  • CPA - chứng chỉ kế toán kiểm toán viên;
  • CIA - chứng chỉ kiểm toán nội bộ… 

>> Tìm hiểu thêm: Điều kiện & tiêu chuẩn công việc của kế toán trưởng.

3. Mô tả công việc của kế toán trưởng

Vai trò của kế toán trưởng trong doanh nghiệp vô cùng quan trọng để đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của sổ sách, tham mưu cho ban lãnh đạo các vấn đề tài chính… Do đó mà lượng công việc của kế toán trưởng cũng không hề nhỏ, bao gồm:

  • Quản lý bộ phận kế toán;
  • Giám sát việc quyết toán;
  • Lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp;
  • Phân tích & dự báo tài chính;
  • Tham mưu tình hình tài chính cho lãnh đạo.

>> Tìm hiểu chi tiết: Công việc của kế toán trưởng.

4. Trách nhiệm của kế toán trưởng trong doanh nghiệp gồm những gì?

Kế toán trưởng có những trách nhiệm sau đối với doanh nghiệp:

  • Đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định pháp luật trong lĩnh vực kế toán, tài chính;
  • Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định;
  • Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán.

5. Các kỹ năng kế toán trưởng cần có là gì?

Để trở thành kế toán trưởng thì những kỹ năng cần có sẽ gồm:

  • Kiến thức chuyên môn sâu rộng;
  • Kỹ năng phân tích và đánh giá;
  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử;
  • Kỹ năng quản lý;
  • Thành thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ;
  • Và một số kỹ năng khác.

6. Lộ trình trở thành kế toán trưởng sẽ qua mấy giai đoạn?

Để trở thành kế toán trưởng bạn sẽ phải trải qua một lộ trình như sau:

  1. Bắt đầu với vị trí thực tập sinh kế toán: Sau khi tốt nghiệp bạn có thể bắt đầu ở vị trí thực tập sinh để học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời ở vị trí này bạn có thể áp dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế, phát triển các kỹ năng cần có cho nghiệp vụ kế toán;
  2. Thăng tiến lên kế toán viên: Ở vị trí này bạn sẽ có thể là kế toán viên thuế, kế toán công nợ, kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán thu chi, kế toán lương… Là một kế toán viên bạn sẽ có thể trau dồi các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho các vị trí cao hơn sau này; 
  3. Thăng tiến lên kế toán tổng hợp: Sau khi đã có kinh nghiệm và kỹ năng ở các vị trí kế toán viên khác nhau bạn có thể bắt đầu sang vị trí kế toán tổng hợp. Vị trí này sẽ trực tiếp hỗ trợ kế toán trưởng nên đòi hỏi bạn phải có các nghiệp vụ chuyên môn, khả năng tổng hợp và bao quát các hoạt động kế toán của đơn vị kế toán;
  4. Trở thành kế toán trưởng khi bạn đã có đủ những kỹ năng và kinh nghiệm để đảm nhiệm vị trí này.

Lưu ý:

Thời gian thăng tiến lên các cấp bậc nhanh hay chậm sẽ còn dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi người.

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH