Kiểm toán là gì? Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Tại sao phân loại kiểm toán thành kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ? Cùng Anpha tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Kiểm toán (audit) là gì?
Kiểm toán (tiếng Anh là audit) hay kiểm toán viên (auditor) là người chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của báo cáo tài chính do kế toán viên cung cấp.
Thông thường, công việc của kiểm toán viên là thu thập, đối chiếu và đánh giá thông tin, dữ liệu mà kế toán cung cấp, dựa trên những chuẩn mực kiểm toán được quy định bởi pháp luật.
Báo cáo kiểm toán là tài liệu vô cùng đáng tin đối với nhà đầu tư trong việc đánh giá tính minh bạch và sự chính xác của báo cáo tài chính. Ngoài ra, báo cáo kiểm toán còn là cơ sở pháp lý để đánh giá mức độ chịu trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của công ty đối với cơ quan nhà nước.
Căn cứ theo hình thức tổ chức, kiểm toán có 3 loại gồm: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
1. Kiểm toán nhà nước
Theo Luật Kiểm toán nhà nước thì kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước, được thành lập và điều hành bởi Quốc hội, hoạt động độc lập và tuân theo quy định của pháp luật.
Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng tiền, tài sản và ngân sách của nhà nước nhằm hạn chế tối đa tình trạng tham nhũng.
2. Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và những công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
Kiểm toán độc lập chịu trách nhiệm về tính trung thực của báo cáo tài chính do kế toán cung cấp, đánh giá mức độ phù hợp về chuẩn mực kiểm toán theo quy định pháp luật.
>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục & hồ sơ thành lập công ty kiểm toán độc lập.
3. Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là công việc kiểm toán được tiến hành trong nội bộ, có thể là công tác kiểm toán nội bộ đối với cơ quan nhà nước, công tác kiểm tác nội bộ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, hoặc đối với doanh nghiệp.
Kiểm toán viên nội bộ tập trung đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế của nội bộ, kiểm tra tính chính xác của hệ thống kế toán và kiểm soát chất lượng thực thi các công việc khác được giao.
1. Nội dung hoạt động kiểm toán nhà nước
Theo Luật Kiểm toán nhà nước, nội dung hoạt động của kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Kiểm toán tài chính nhằm đánh giá, xác định tính trung thực, đúng đắn của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính đối với đơn vị được kiểm toán;
- Kiểm toán tuân thủ nhằm đánh giá và xác nhận tính tuân thủ pháp luật, quy định, quy chế mà đơn vị kiểm toán phải thực hiện;
- Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong việc quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công.
2. Nội dung hoạt động kiểm toán độc lập
Theo Luật kiểm toán độc lập, nội dung hoạt động của kiểm toán độc lập bao gồm:
- Kiểm toán báo cáo tài chính nhằm kiểm tra và đưa ý kiến độc lập về tính trung thực và hợp lý dựa trên những chuẩn mực kiểm toán của báo cáo tài chính;
- Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong hệ thống quản lý, sử dụng tài sản, tiền và nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán;
- Kiểm toán tuân thủ nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, quy định trong việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán;
- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành nhằm tăng mức độ tin cậy của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, từ đó làm cơ sở cho quá trình phê duyệt quyết toán;
- Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và các công việc kiểm toán khác.
>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty kiểm toán độc lập
3. Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ
Hoạt động của kiểm toán nội bộ bao gồm:
- Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm;
- Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị;
- Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ;
- Kiểm tra đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền;
- Lập báo cáo kiểm toán, thông báo và gửi kết quả kiểm toán theo quy định;
- Đề xuất các phương pháp khắc phục sai sót nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Chức năng, ý nghĩa và vai trò của kiểm toán
1. Chức năng của kiểm toán
Chức năng của kiểm toán về cơ bản là xác minh và đưa ra ý kiến khách quan.
➤ Chức năng xác minh: với mục đích xác định tính trung thực của các dữ liệu, tính pháp lý về việc thực hiện nghiệp vụ hay lập báo cáo tài chính. Có thể nói, xác minh chính là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của ngành nghề này.
➤ Chức năng đưa ra ý kiến: thể hiện qua hoạt động tư vấn về chất lượng thông tin. Cụ thể:
- Tư vấn đối với cơ quan nhà nước về những bất cập trong chế độ tài chính kế toán, từ đó kiến nghị đến các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, điều chỉnh, hoàn thiện sao cho phù hợp;
- Tư vấn đối với các đơn vị được kiểm toán bằng cách chỉ ra những thiếu sót trong hệ thống kế toán nội bộ, công tác quản lý tài chính từ đó đề xuất phương pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
2. Ý nghĩa, vai trò của kiểm toán
- Tạo niềm tin cho những người quan tâm đến báo cáo tài chính: những thông tin do kiểm toán cung cấp luôn có mức độ chính xác cao, tạo được niềm tin cho những người đang quan tâm đến các đối tượng kiểm toán: doanh nghiệp, ngân hàng, nhà cung cấp, nhà quản lý… ;
- Hướng dẫn nghiệp vụ: kiểm toán đưa ra những ý kiến khách quan nhằm củng cố nề nếp hoạt động tài chính của đơn vị từ những mối quan hệ về đầu tư, kinh doanh, phân phối đến các hoạt động thanh toán;
- Nâng cao hiệu quả quản lý: khi các đơn vị được kiểm toán đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh… thì kiểm toán sẽ đảm bảo đơn vị đang đi đúng hướng, duy trì kỷ cương, quản lý hệ thống tài chính chặt chẽ… và trở thành cố vấn công minh giúp đơn vị kiểm toán phát triển hơn.
Có nên thành lập công ty kiểm toán độc lập không?
Qua bài viết, có thể bạn cũng nhận thấy được tầm quan trọng của dịch vụ kiểm toán đối với doanh nghiệp. Thế nhưng, thực tế thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự mình làm tốt công việc này và đa phần thì họ đều cần đến sự hỗ trợ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.
Thêm vào đó, cùng sự phát triển không ngừng của thị trường Việt Nam sẽ kéo theo nhiều doanh nghiệp mới thành lập, từ đó nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán cũng tăng cao và cơ hội thành công khi thành lập công ty kiểm toán độc lập cũng rộng mở hơn.
Hãy để Anpha đồng hành cùng bạn trên con đường thực hiện hóa ước mơ thành lập công ty kiểm toán độc lập với phí phải chăng, thời gian nhanh chóng, hiệu quả tuyệt đối.
GỌI NGAY
Các câu hỏi thường gặp về phân loại kiểm toán
1. Có nên thành lập công ty kiểm toán độc lập không?
Có. Vì kiểm toán là một trong những công việc không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Không những thế, ngày càng có nhiều công ty mới thành lập thì nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán sẽ càng cao.
>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty kiểm toán độc lập.
2. Kiểm toán tiếng Anh là gì?
Kiểm toán tiếng Anh là Audit, kiểm toán viên hành nghề chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của báo cáo tài chính do kế toán cung cấp.
3. Cách phân loại kiểm toán?
Có 2 cách để phân loại kiểm toán gồm:
- Phân loại kiểm toán theo hình thức tổ chức;
- Phân loại kiểm toán theo mục đích hoạt động.
4. Phân loại kiểm toán theo hình thức tổ chức gồm những loại nào?
Căn cứ theo hình thức tổ chức thì kiểm toán được chia thành:
- Kiểm toán nhà nước;
- Kiểm toán độc lập;
- Kiểm toán nội bộ.
>> Tham khảo chi tiết: Phân loại kiểm toán theo hình thức tổ chức.
5. Phân loại kiểm toán theo mục đích hoạt động gồm những loại nào?
Tùy vào quy định của pháp luật về từng loại hình kiểm toán mà kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ sẽ chịu trách nhiệm và có mục đích hoạt động khác nhau.
>> Tham khảo chi tiết: Phân loại kiểm toán theo mục đích hoạt động.
Liên hệ Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được tư vấn miễn phí về dịch vụ.