Giấy phép kinh doanh là gì? Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại đây.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là 2 loại giấy tờ pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp phải có nếu muốn đi vào hoạt động một cách hợp pháp.
Theo kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của Anpha, hầu hết cá nhân, tổ chức vừa thành lập đều chưa hiểu rõ 2 loại giấy này nên thường nhầm lẫn chúng là 1. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay thường được gọi tắt là giấy chứng nhận kinh doanh) có tên tiếng Anh là Certificate of Business registration, là văn bản bằng bản điện tử hoặc bản giấy do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Có thể nói, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) là loại giấy tờ đầu tiên của doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh. Trên đó sẽ ghi lại những thông tin cơ bản của doanh nghiệp như:
- Tên công ty;
- Vốn điều lệ;
- Địa chỉ trụ sở chính;
- Mã số doanh nghiệp (hay còn gọi là mã số thuế công ty);
- Thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty.
Từ đó có thể hiểu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy tờ chứng minh doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp.
Giấy phép kinh doanh (giấy phép con) là gì?
1. Định nghĩa về giấy phép kinh doanh (GPKD)
Giấy phép kinh doanh (tên tiếng Anh là Business license) hay còn được gọi là giấy phép con, là loại giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Tức là, cá nhân hoặc tổ chức chỉ được cấp giấy phép kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề kinh doanh.
Trong giao tiếp hàng ngày, mọi người thường dùng thuật ngữ “giấy phép kinh doanh” để nói về “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, dẫn đến nhiều trường hợp bị nhầm lẫn khi làm hồ sơ với cơ quan nhà nước.
Một trong những điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh là bạn phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nói cách khác, giấy phép kinh doanh được cấp sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cuối cùng, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp dưới các hình thức như: giấy phép, giấy xác nhận, văn bản xác nhận hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh…
2. Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì tùy vào ngành nghề hoạt động mà doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện thủ tục xin giấy phép con. Dưới đây là một số giấy phép con của một số ngành nghề có điều kiện.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy khi hoạt động ngành nghề khách sạn, nhà hàng, nhà ở, quán karaoke, cửa hàng xăng dầu…;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các ngành nghề, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thực phẩm…;
- Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với ngành nghề kinh doanh du lịch, lữ hành;
- Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu, giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu đối với ngành nghề kinh doanh rượu, thức uống có cồn;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự khi kinh doanh dịch vụ bảo vệ…
Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu về khái niệm, Anpha sẽ giúp bạn phân biệt kỹ hơn về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh dựa trên các tiêu chí, cơ sở sau: ý nghĩa pháp lý, điều kiện cấp, hồ sơ xin cấp, thủ tục cấp giấy phép và thời hạn của 2 loại giấy phép trên.
1. Ý nghĩa pháp lý của giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1.1. Giấy phép kinh doanh
- Là sự cho phép bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cá nhân/tổ chức đủ điều kiện hoạt động kinh doanh một số ngành, nghề có điều kiện;
- Tùy ngành nghề mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục liên quan để được cấp giấy phép kinh doanh.
1.2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Là loại giấy tờ được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp với mục đích quản lý và bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2.1. Giấy phép kinh doanh
Đối với mỗi ngành nghề khác nhau, quy định về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cũng sẽ khác nhau. Khi đó, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh có thể là: về cơ sở vật chất, về chứng chỉ hành nghề, bằng cấp, vốn điều lệ, vốn ký quỹ hoặc người đại diện pháp luật…
Ví dụ:
Anpha ví dụ cụ thể về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh ở 2 trường hợp: xin giấy phép VSATTP và xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa để bạn thấy được sự khác nhau về điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh ở mỗi ngành nghề.
➧ Xin giấy phép VSATTP
Để xin giấy phép vệ sinh ATTP, chủ cơ sở chế biến thức ăn, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng điều kiện:
- Đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh đối với các dụng cụ nấu nướng, chế biến;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận ĐKKD;
- Trang bị đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ đựng riêng cho thực phẩm chín và thực phẩm sống;
- Người trực tiếp chế biến, kinh doanh tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành;
- Nước dùng cho hoạt động kinh doanh, chế biến đạt quy chuẩn, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
➧ Xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Điều kiện để doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa như sau:
- Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký xin hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt trụ sở chính;
- Có phương án kinh doanh cụ thể, chương trình du lịch rõ ràng;
- Người phụ trách phải tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành lữ hành trở lên hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Lưu ý: Như Anpha chia sẻ phần trên, để được cấp giấy phép kinh doanh, cá nhân/tổ chức phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dù là ngành nghề nào thì bạn cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu hiện hành;
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên doanh nghiệp phải được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 ;
- Nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
3.1. Giấy phép kinh doanh
Về cơ bản, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh sẽ gồm có những thành phần sau:
- Giấy đề nghị xin giấy phép kinh doanh có điều kiện;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/cổ đông sáng lập/thành viên góp vốn;
- Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của người trực tiếp điều hành đối với lĩnh vực hoạt động;
- Các loại văn bản, tài liệu liên quan chứng minh đủ điều kiện kinh doanh đối với từng ngành, nghề cụ thể.
Lưu ý:
Đối với các ngành, nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu về thông tin giấy tờ, văn bản liên quan đi kèm khác nhau.
Ví dụ:
➧ Khi xin giấy phép vệ sinh ATTP, hồ sơ ngoài giấy tờ chung, bạn sẽ phải nộp thêm các văn bản, giấy tờ khác như: bản thuyết minh về trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ đảm bảo điều kiện VSATTP, giấy xác nhận sức khỏe, giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP của chủ doanh nghiệp, người trực tiếp sản xuất.
➧ Khi xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, hồ sơ sẽ cần thêm các văn bản, tài liệu liên quan như: bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương án chữa cháy…
3.2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ cơ bản sẽ gồm có những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Văn bản, giấy tờ hợp lệ đối với từng loại hình doanh nghiệp (*):
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện pháp luật;
- Văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ).
(*): Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà nội dung văn bản, giấy tờ sẽ có sự khác nhau. Bạn có thể tham khảo chi tiết hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp TNHH và công ty cổ phần tại bài viết sau:
>> Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp TNHH;
>> Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần.
4. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
4.1. Giấy phép kinh doanh
Do mỗi ngành, nghề kinh doanh khác nhau có những yêu cầu về điều kiện khác nhau, do đó cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời gian xét duyệt và cấp giấy phép cũng sẽ có sự khác biệt.
Ví dụ:
➧ Xin giấy chứng nhận ATTP:
- 1 trong 3 cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh, cá nhân/tổ chức lựa chọn cơ quan phù hợp);
- Thời gian xét duyệt hồ sơ: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
➧ Xin giấy phép PCCC:
- 1 trong 2 cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC (tùy vào ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh mà cá nhân, tổ chức lựa chọn cơ quan phù hợp);
- Thời gian xét duyệt hồ sơ: Từ 5 - 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý:
Đối với giấy phép kinh doanh, cơ quan thẩm quyền sẽ kiểm tra, thẩm định trực tiếp tại cơ sở kinh doanh. Nếu cơ sở đảm bảo đúng quy định, cơ quan sẽ tiến hành cấp giấy phép.
4.2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp, theo đó:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn nội dung cần bổ sung, sửa đổi;
- Trường hợp từ chối cấp, cơ quan thẩm quyền gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Thời hạn của giấy phép kinh doanh, giấy phép đăng ký kinh doanh
5.1. Giấy phép kinh doanh
Hầu hết các giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều có thời hạn sử dụng. Thời hạn cụ thể sẽ căn cứ vào ngành nghề cũng như loại giấy phép kinh doanh.
Ví dụ:
➧ Giấy phép PCCC, giấy phép bán buôn rượu có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp;
➧ Giấy phép VSATTP có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp.
Lưu ý:
Khi giấy phép hết hạn, cá nhân/tổ chức bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh ngành nghề đó.
5.2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hiện tại, luật không có quy định về thời hạn sử dụng đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Anpha cung cấp dịch vụ làm giấy phép con, giấy phép đăng ký kinh doanh nhanh chóng và tiện lợi giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề cùng đội ngũ nhân viên am hiểu chuyên sâu về pháp lý, thủ tục làm các loại giấy phép, Anpha cam kết sẽ hoàn thành và bàn giao giấy phép cho bạn trong thời gian sớm nhất.
Đặc biệt khi sử dụng dịch làm giấy phép tại Anpha, bạn sẽ nhận được các “đặc quyền” miễn phí mà không phải nơi cũng có như:
- Miễn phí tư vấn các vấn đề về pháp lý trước khi xin giấy phép;
- Miễn phí công chứng giấy tờ, trình hồ sơ khách hàng ký tận nơi;
- Miễn phí bàn giao giấy phép tận nhà theo yêu cầu;
- Miễn phí tư vấn các vấn đề pháp lý, thuế và kế toán trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.
-------
Bạn có thể tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết về dịch vụ: Dịch vụ làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - hoàn thành hồ sơ trong 120 phút.
Đối với dịch vụ giấy phép kinh doanh (giấy phép con), tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể mà thời gian hoàn thành và mức chi phí tại Anpha sẽ có sự khác nhau.
GỌI NGAY
Câu hỏi về giấy phép kinh doanh & giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Giấy phép kinh doanh (giấy phép con) là gì?
- Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép được cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Giấy phép kinh doanh chỉ được cấp khi cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Giấy phép kinh doanh được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) là văn bản bằng bản điện tử hoặc bảng giấy do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi lại những thông tin cơ bản của doanh nghiệp như: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khác nhau như thế nào?
Vì đây là 2 loại giấy phép khác nhau nên điều kiện để được cấp giấy phép cũng sẽ khác nhau:
- Đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần đảm bảo đủ 4 điều kiện sau:
- Hồ sơ đăng ký hợp lệ;
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên doanh nghiệp phải được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
- Đối với giấy phép kinh doanh: Tùy vào từng ngành, nghề cụ thể mà yêu cầu về điều kiện cấp giấy phép sẽ không giống nhau.
>> Xem chi tiết tại: Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh.
4. Cơ quan nào cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Giấy phép kinh doanh: Tùy vào ngành, nghề mà cơ quan cấp giấy phép sẽ khác nhau. Ví dụ, giấy phép ATVSTP sẽ do Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Giấy phép PCCC sẽ do Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC cấp.
5. Anpha có cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không?
Có. Hiện tại Anpha cung cấp cả 2 dịch vụ làm giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bạn liên hệ Anpha qua số hotline 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được miễn phí tư vấn và báo giá chi tiết.
6. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà không có giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh được không?
- Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề không có điều kiện thì chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là doanh nghiệp đã được phép hoạt động kinh doanh;
- Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Khi có đủ cả 2 loại giấy phép, doanh nghiệp mới được phép hoạt động kinh doanh.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.