Mức Phạt Mất Hóa Đơn

Những kinh nghiệm THỰC TẾ và dựa vào quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn và Thông tư 176/2016/TT-BTC đã được đúc kết và đã nêu rõ từng trường hợp xử lý các vấn đề mất, hỏng hóa đơn.

1. Trường hợp mất hóa đơn giá trị gia tăng đặt in nhưng chưa làm thông báo phát hành hóa đơn.

  • Từ 1 - 5 ngày: không xử phạt nếu việc mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi thông báo phát hành hóa đơn được khai báo với cơ quan thuế trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra sự việc mất cháy hỏng hóa đơn.
  • Từ 6 - 10 ngày: Phạt cảnh cáo nếu việc mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn và có tình tiết giảm nhẹ hoặc bị xử phạt ở mức tối thiểu của khung hình phạt
  • Sau ngày thứ 10: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu việc mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế sau ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

2. Trường hợp mất hóa đơn giá trị gia tăng khi đã làm thông báo phát hành hóa đơn

  • Trong trường hợp làm mất các liên hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ (và đã xuất hóa đơn thay thế) thì chỉ bị phạt cảnh cáo.
  • Nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn khi đã làm phát hành thông báo hóa đơn với cơ quan thuế nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến nơi lưu trữ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
  • Nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập và đã giao cho khách hàng, người bán đã kê khai nộp thuế, giữa người bán và người mua đã ký hợp đồng, các chứng từ chứng minh giữa hai bên có giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt ở mức tối thiểu là 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Cũng trong trường hợp đó, nếu có hai tình tiết giảm nhẹ thì chỉ bị phạt cảnh cáo.
  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn nhưng còn liên giao cho khách hàng (có nghĩa là mất liên 1 và 3 lưu tại doanh nghiệp) thì bị xử phạt theo Luật Kế toán ở mức 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Trường hợp người bán đã tìm được hóa đơn đã mất trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người bán không còn bị phạt tiền.
  • Trường hợp tổ chức hay cá nhân thông báo mất nhiều hóa đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế xác định được tổ chức, cá nhân đó gộp nhiều lần mất hóa đơn vào để báo cáo với cơ quan thuế thì sẽ bị phạt theo từng lần mất hóa đơn theo Luật Kế toán.

3. Trường hợp mất hóa đơn bán hàng mua từ cơ quan thuế

  • Từ 1 - 5 ngày: Nếu việc mất, cháy, hỏng hóa đơn đã mua nhưng chưa lập được khai với cơ quan thuế kể từ ngày xảy ra sự việc thì không bị phạt.
  • Từ 6 - 10 ngày: Nếu việc mất, cháy, hỏng hóa đơn đã mua nhưng chưa lập được khai với cơ quan thuế kể từ ngày xảy ra sự việc và có tình tiết giảm nhẹ thì chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc không có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tối thiểu là 6.000.000 đồng.
  • Sau ngày thứ 10: Nếu việc mất, cháy, hỏng hóa đơn đã mua nhưng chưa lập được khai với cơ quan thuế kể từ ngày xảy ra sự việc sẽ bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Ví dụ: Công ty TNHH A mua hóa đơn vào ngày 10/1 chưa làm thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế nhưng ngày 11/1 lại bị mất hóa đơn không biết lý do. Ngày 13/1, Công ty TNHH A khai với cơ quan thuế về trường hợp mất hóa đơn thì sẽ không bị phạt.

Cũng ở trường hợp như trên, nếu công ty A ngày 17/1 mới đi khai báo mất hóa đơn thì sẽ bị xử phạt hành chính tối thiểu là 6.000.000 đồng.

Bùi Lê - Phòng Kế Toán

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH