
Các loại báo cáo phải nộp cho cơ quan thuế, các loại tờ khai thuế phải nộp là gì? Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài, tiền thuế GTGT, thuế TNCN và thuế TNDN.
Các loại báo cáo thuế, tờ khai thuế phải nộp trong năm cho cơ quan thuế
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm doanh nghiệp cần nộp khá nhiều loại báo cáo và tờ khai thuế khác nhau như lệ phí môn bài, thuế môi trường, thuế giá trị gia tăng... Tuy nhiên, thông thường doanh nghiệp sẽ nộp 5 loại báo cáo, tờ khai thuế chính dưới đây:
- Lệ phí (thuế) môn bài;
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT);
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN);
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
- Báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn thành và nộp các báo cáo, tờ khai thuế trên theo thời hạn quy định của pháp luật, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp, doanh nghiệp có phát sinh những loại thuế, báo cáo khác như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế môi trường… thì doanh nghiệp phải nộp tờ khai bổ sung.
Vậy, lịch nộp báo cáo thuế, thời hạn nộp tờ khai thuế được quy định như thế nào? Mức tiền thuế phải nộp là bao nhiêu? Và mức xử phạt chậm nộp thuế như thế nào? Kế toán Anpha sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn ngay sau đây.
>> Xem thêm: Thuế là gì và các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau thành lập.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (thời hạn nộp tờ khai thuế)
Luật Quản lý thuế 2019 đã quy định thời hạn kê khai thuế cho từng loại thuế khác nhau. Theo đó, thời hạn khai thuế của 5 loại tờ khai, báo cáo thuế mà Anpha chia sẻ ở phần trên như sau.
1. Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài
➤ Quy định thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài
Đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh và doanh nghiệp mới bắt đầu sản xuất, kinh doanh phải kê khai lệ phí môn bài và nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế trước ngày 30/01 của năm sau năm thành lập.

Doanh nghiệp chỉ cần nộp tờ khai lệ phí môn bài một lần duy nhất khi mới thành lập (vừa nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), ngoại trừ một số trường hợp sau:
- Thành lập mới (năm đầu thành lập);
- Trong năm có sự thay đổi về vốn điều lệ đã đăng ký;
- Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Ví dụ:
Công ty Anpha thành lập trong năm 2023 thì Anpha phải nộp tờ khai lệ phí môn bài trước 30/01/2024.
➤ Mức thuế môn bài doanh nghiệp cần nộp theo quy định mới tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP
Mức lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải đóng được căn cứ vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:
Bậc
|
Vốn điều lệ/vốn đầu tư
|
Mức lệ phí môn bài
|
1
|
Trên 10 tỷ đồng
|
3.000.000đ/năm
|
2
|
Từ 10 tỷ đồng trở xuống
|
2.000.000đ/năm
|
3
|
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác
|
1.000.000đ/năm
|
Ví dụ:
Công ty Anpha thành lập ngày 22/08/2023 với mức vốn điều lệ đăng ký là 9.900.000.000 đồng:
- Năm 2023: Miễn lệ phí môn bài;
- Thời hạn kê khai lệ phí môn bài năm 2024: Chậm nhất ngày 30/01/2024;
- Mức lệ phí môn bài năm 2024: 2.000.000 đồng.
➤ Các trường hợp miễn lệ phí môn bài có thời hạn
Doanh nghiệp được miễn nộp lệ phí môn bài trong một thời hạn nhất định đối với các trường hợp sau:
- Đối với doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể:
- Miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu thành lập (tính từ ngày được cấp GPKD);
- Trong thời hạn được miễn thuế môn bài, nếu doanh nghiệp thành lập đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) thì đơn vị phụ thuộc đó cũng được miễn lệ phí môn bài.
- Các doanh nghiệp thông thường khác được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc mới bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngoài các trường hợp miễn lệ phí môn bài mà Anpha đề cập, Nghị định 22/2020/NĐ-CP còn quy định khá nhiều đối tượng được miễn thuế môn bài như: cơ sở mẫu giáo công lập, cơ sở giáo dục trung học phổ thông công lập, cơ sở hoạt động sản xuất muối (bao gồm hộ cá thể, cá nhân và nhóm cá nhân)...
Xem thêm:
>> Thuế môn bài là gì? Các bậc thuế & hạn nộp thuế môn bài;
>> Các trường hợp miễn lệ phí môn bài - Cập nhật liên tục;
>> Quy định về lệ phí môn bài theo Nghị định 22/2020;
>> Nghị định 22 về lệ phí môn bài doanh nghiệp.
Thời hạn nộp báo cáo, thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng hay theo quý, được quy định như sau:
➤ Đối tượng kê khai thuế theo quý/theo tháng
Đối tượng kê khai thuế GTGT
|
Theo quý
|
Theo tháng
|
- Doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống;
- Doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh:
- Giai đoạn đầu: Khai thuế theo quý;
- Sau 12 tháng (tính từ ngày hoạt động): Căn cứ vào doanh thu để nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng/quý.
|
- Doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng;
- Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai theo quý nhưng đề nghị chuyển sang kê khai thuế theo tháng.
|
Đối tượng kê khai thuế TNCN
|
Theo quý
|
Theo tháng
|
- Doanh nghiệp phát sinh thuế TNCN dưới 50 triệu đồng;
- Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý.
|
- Doanh nghiệp phát sinh thuế TNCN trên 50 triệu đồng;
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành nghề không chịu thuế GTGT.
|
➤ Thời hạn nộp báo cáo thuế, nộp tờ khai thuế GTGT & thuế TNCN

Ví dụ:
- Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT và tờ khai thuế TNCN quý 2/2024 chậm nhất là 31/07/2024;
- Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT và tờ khai thuế TNCN tháng 8/2024 chậm nhất là 20/09/2024.
Lưu ý:
1) Mặc dù doanh nghiệp có phát sinh hoặc không phát sinh doanh thu và không phát sinh khấu trừ thuế TNCN trong tháng/quý thì vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT và nộp tờ khai thuế TNCN theo quy định.
2) Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế theo từng lần phát sinh thì thời hạn nộp báo cáo thuế, tờ khai thuế là chậm nhất vào ngày thứ 10, tính từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
3. Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn, chứng từ để tự tạm tính số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hàng quý.
Theo đó, nếu trong quý có phát sinh thuế TNDN thì chỉ cần nộp tiền thuế TNDN (chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý sau) mà không cần nộp tờ khai thuế TNDN theo quý.
Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN theo năm của doanh nghiệp là chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 (tính từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính).

Ví dụ:
Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 nộp chậm nhất là ngày 31/03/2024.
4. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Từ ngày 01/07/2022 thì doanh nghiệp, hộ cá thể và cá nhân kinh doanh đều bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Do vậy, việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng được bãi bỏ kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực, ngoại trừ 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in của cơ quan thuế do lỗi hệ thống ảnh hưởng đến việc cấp mã hóa đơn điện tử;
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, giải thể hoặc chuyển đổi quyền sở hữu.
Tìm hiểu thêm:
>> Thời hạn nộp tờ khai thuế cho thuê tài sản;
>> Thời hạn nộp tờ khai chuyển nhượng vốn;
>> Quy định kê khai thuế theo từng lần phát sinh;
>> Quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử;
>> Hướng dẫn cách nộp tờ khai thuế qua mạng điện tử.
Trong quá trình kinh doanh có nhiều lý do khiến doanh nghiệp chậm nộp báo cáo, chậm nộp tờ khai thuế. Và dưới đây là quy định các mức xử phạt chậm nộp tờ khai, chậm nộp báo cáo thuế.
1. Công thức phạt chậm nộp tiền thuế môn bài
Phạt chậm nộp tiền lệ phí môn bài được tính theo công thức dưới đây:
Số tiền phạt chậm nộp
|
=
|
Mức lệ phí môn bài
|
x
|
0.03%
|
x
|
Số ngày chậm nộp
|
2. Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và lệ phí môn bài
Tùy theo thời hạn nộp chậm như thế nào, có tình tiết tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng hay không mà mức phạt sẽ khác nhau.
Về cơ bản, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức phạt nộp chậm tờ khai thuế như sau:
Thời hạn chậm
|
Mức phạt
|
Từ 1 - 5 ngày
|
Cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ (vi phạm lần đầu)
|
Từ 1 - 30 ngày
|
Từ 2.000.000đ - 5.000.000đ
|
Từ 31 - 60 ngày
|
Từ 5.000.000đ - 8.000.000đ
|
Từ 61 - 90 ngày
|
Từ 8.000.000đ - 15.000.000đ
|
Trên 90 ngày (không phát sinh thuế phải nộp)
|
Từ 8.000.000đ - 15.000.000đ
|
Trên 90 ngày (có phát sinh thuế phải nộp & đã nộp đủ số tiền thuế)
|
Từ 15.000.000đ - 25.000.000đ
|
3. Mức phạt chậm nộp tờ khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mà nộp muộn thì mức phạt được quy định dựa trên số ngày chậm nộp.
Thời hạn chậm
|
Mức phạt
|
Từ 1 - 5 ngày
|
Cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ
|
Từ 1 - 10 ngày
|
Từ 1.000.000đ - 3.000.000đ
|
Từ 11 - 20 ngày
|
Từ 2.000.000đ - 4.000.000đ
|
Từ 21 - 90 ngày
|
Từ 4.000.000đ - 8.000.000đ
|
Trên 90 ngày
|
Từ 5.000.000 - 15.000.000đ
|
Gia hạn nộp thuế, gia hạn thời hạn nộp tờ khai thuế
Theo quy định thì việc gia hạn nộp báo cáo, nộp tờ khai chỉ áp dụng cho đối tượng nộp thuế không có khả năng nộp đúng thời hạn do thiên tai, bệnh dịch, tai nạn bất ngờ… với thời gian gia hạn là:
- Không quá 30 ngày đối với việc nộp báo cáo, tờ khai thuế theo tháng/quý/năm hoặc theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế;
- Không quá 60 ngày đối với doanh nghiệp nộp quyết toán thuế (tính từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế).
1. Quy định gia hạn thời hạn nộp thuế trong năm 2025 cho cơ quan thuế
Trong năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN. Theo Điều 4 Nghị định này quy định về thời gian gia hạn như sau:
- Gia hạn 6 tháng đối với:
- Thuế GTGT của tháng 2 và tháng 3 năm 2025;
- Thuế GTGT của quý I năm 2025.
- Gia hạn 5 tháng đối với:
- Thuế GTGT của tháng 4, tháng 5 và tháng 6 năm 2025;
- Thuế GTGT quý II năm 2025;
- Thuế TNDN tạm nộp của quý I và quý II năm 2025.
- Chậm nhất đến hết ngày 31/12/2025, hộ kinh doanh cá thể và cá nhân kinh doanh phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN năm 2025.
Lưu ý:
1) Thời gian gia hạn được tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân.
2) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế có chi nhánh, đơn vị trực thuộc tự tiến hành kê khai thuế GTGT trực tiếp với cơ quan thuế thì các chi nhánh và đơn vị trực thuộc này cũng được gia hạn nộp thuế GTGT, với điều kiện chi nhánh và đơn vị trực thuộc phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực được gia hạn nộp thuế.
3) Quy định gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TNCN và thuế TNDN trong năm 2025 của Nghị định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025.
2. Đối tượng được gia hạn nộp thuế năm 2025
Tại Điều 3 Nghị định 82/2025/NĐ-CP quy định về những trường hợp được gia hạn nộp thuế như sau.
➤ Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân hoạt động sản xuất thuộc các ngành nghề, lĩnh vực sau đây:
- Xây dựng;
- Sản xuất thức uống;
- Nông - lâm nghiệp và thủy sản;
- Sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Dệt và sản xuất trang phục, sản xuất da và các sản phẩm, hàng hóa liên quan;
- Chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm bằng gỗ, tre, nứa (không bao gồm tủ, bàn, ghế, giường);
- Sản xuất tủ, bàn, ghế, giường;
- Sản xuất sản phẩm có nguồn gốc từ rơm, rạ, vật liệu tết bện;
- Sản xuất giấy và các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ giấy;
- Sản xuất các sản phẩm từ plastic, cao su, khoáng phi kim loại khác;
- Sản xuất kim loại và gia công cơ khí;
- Xử lý và tráng phủ kim loại;
- Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm quang học và máy vi tính;
- Sản xuất ô tô, mô tô, xe máy và các loại xe có động cơ khác;
- Xuất bản âm nhạc và các hoạt động xuất bản nói chung khác;
- Sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và hoạt động điện ảnh;
- Khai thác khí đốt tự nhiên và dầu thô (*);
- Thoát nước và xử lý nước thải;
- In và sao chép bản ghi các loại;
- Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, hóa chất và sản phẩm hóa chất;
- Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt các thiết bị, máy móc;
- Sản xuất sản phẩm, hàng hóa từ kim loại đúc sẵn (không bao gồm máy móc, thiết bị);
- Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP;
- Sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo Quyết định 319/QĐ-TTg
Ghi chú:
(*) Không gia hạn thời gian nộp thuế TNDN của dầu thô, condensate và khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng.
➤ Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân hoạt động kinh doanh thuộc các ngành nghề, lĩnh vực sau đây:
- Vận tải kho bãi;
- Kinh doanh bất động sản;
- Dịch vụ hỗ trợ khai khoáng;
- Dịch vụ lưu trú và kinh doanh ăn uống;
- Hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch cùng các dịch vụ hỗ trợ nhằm mục đích quảng bá và tổ chức tua du lịch;
- Giáo dục và đào tạo;
- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội;
- Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm;
- Hoạt động sáng tác, giải trí (bao gồm vui chơi giải trí), chiếu phim, thể thao và nghệ thuật;
- Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa nói chung khác;
- Hoạt động phát thanh, truyền hình;
- Hoạt động dịch vụ thông tin, lập trình máy vi tính, cung cấp dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác có liên quan máy vi tính.
➤ Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Lưu ý:
Chỉ những doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực kể trên có phát sinh doanh thu trong năm 2024 hoặc năm 2025 mới được áp dụng quy định gia hạn thời hạn nộp thuế.
Xem chi tiết:
>> Thủ tục kê khai, báo cáo thuế và mức phạt báo cáo thuế;
>> Mức phạt và cách tính tiền phạt chậm nộp thuế;
>> Dịch vụ làm thủ tục, hồ sơ kê khai thuế ban đầu;
>> Dịch vụ kế toán (báo cáo thuế) trọn gói.
Một số câu hỏi thường gặp về thời hạn nộp báo cáo thuế, tờ khai thuế
1. Các loại báo cáo thuế, tờ khai thuế mà doanh nghiệp cần nộp là gì?
Hàng tháng, hàng quý, hàng năm doanh nghiệp cần nộp khá nhiều loại báo cáo và tờ khai thuế khác nhau (thuế môn bài, thuế môi trường, thuế giá trị gia tăng…). Tuy nhiên, thông thường doanh nghiệp sẽ nộp 5 loại báo cáo, tờ khai thuế chính dưới đây:
- Lệ phí môn bài;
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (tùy đối tượng);
- Báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Báo cáo tình hình sử dụng hóa điện tử có bắt buộc không?
Doanh nghiệp, hộ cá thể và cá nhân kinh doanh bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022. Theo đó, việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng được bãi bỏ kể từ thời điểm này, ngoại trừ 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in của cơ quan thuế do lỗi hệ thống ảnh hưởng đến việc cấp mã hóa đơn điện tử;
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, giải thể hoặc chuyển đổi quyền sở hữu.
3. Doanh nghiệp mới thành lập có phải nộp tờ khai lệ phí môn bài không?
Theo Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp mới thành lập nộp hồ sơ kê khai lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc khi bắt đầu sản xuất, kinh doanh.
Có nghĩa là, doanh nghiệp mới thành lập không phải nộp tờ khai lệ phí môn bài vào năm thành lập, mà chậm nhất đến ngày 30/01 của năm sau năm thành lập mới phải nộp tờ khai.
Xem chi tiết:
>> Quy định về thuế môn bài năm 2025;
>> Hướng dẫn thủ tục kê khai thuế ban đầu (cho doanh nghiệp mới thành lập).
4. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN được quy định như thế nào?
Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc vào việc doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng hay theo quý, cụ thể:
- Kê khai thuế theo quý: Chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu tiên quý sau;
- Kê khai thuế theo tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng sau.
>> Xem chi tiết: Thời hạn nộp báo cáo, tờ khai thuế.
5. Mức xử phạt chậm nộp tờ khai thuế, chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Tùy theo thời hạn nộp chậm như thế nào, có tình tiết tiết giảm nhẹ, tăng nặng hay không mà mức xử phạt chậm nộp tờ khai thuế, báo cáo thuế sẽ khác nhau.
>> Xem chi tiết: Mức chậm nộp tờ khai thuế.
Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.