Hóa Đơn Điện Tử Và Hóa Đơn Đặt In, Loại Nào Tốt Hơn?

Đa phần, mục đích và sự khác biệt lớn nhất để quyết định thành lập công ty hơn là thành lập hộ kinh doanh cá thể là vì doanh nghiệp sẽ được quyền sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng, còn hộ kinh doanh thì không. Nhưng hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng bằng 2 cách: đặt in hóa đơn và hóa đơn điện tử qua mạng.

Và để cho mọi người hiểu hơn về điều kiện và cách thức sử dụng từng loại hoá đơn khác nhau như thế nào và nên sử dụng cách nào để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình thì mời các bạn hãy đọc những thông tin dưới đây nhé.

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật.

Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;

1. Hóa đơn đặt in

Hóa đơn đặt in là hóa đơn do doanh nghiệp đặt một đơn vị chuyên in ấn (đủ điều kiện) để đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.

Và thông thường, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc nộp hồ sơ lên chi cục thuế trực tiếp quản lý để xin công văn đủ điều kiện sử dụng hóa đơn đặt in GTGT và sau đó tiến hành đặt in. Chứ không mua hóa đơn từ cơ quan thuế.

Có 2 dạng hóa đơn đặt in, dạng thứ 1 là đóng thành quyển để viết tay, dạng thứ 2 là dùng hệ thống giấy in liên tục, sau đó có thể viết tay hoặc có thể dùng máy in kim để in liên tục để in hóa đơn giao cho khách hàng (dạng này thường áp dụng cho việc in số lượng nhiều).

2. Hóa đơn điện tử

Hoá đơn điện tử là hóa đơn được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các Bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hoá đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

LƯU Ý: Doanh nghiệp sau khi đã đặt in hóa đơn xong phải nộp thông báo phát hành hóa đơn được cơ quan thuế chấp nhận thì 2 hoặc 3 ngày sau đó mới được phép sử dụng xuất hóa đơn, như vậy hóa đơn mới được coi là hợp lệ. Trường hợp, nếu không làm thông báo phát hành hóa đơn hoặc không được chấp nhận mà doanh nghiệp vẫn sử dụng hóa đơn thì hóa đơn đó coi như không có giá trị, là hóa đơn bất hợp pháp và phải thu hồi.

Với tình hình hiện nay, thì cơ quan thuế cũng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để tiện lợi hơn trong việc quản lý, và nó còn ưu điểm gì nữa?

  • Đối với doanh nghiệp: Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí và thủ tục rườm rà. Khách hàng ở xa không phải mất nhiều thời gian để nhận được hóa đơn từ bạn, chỉ trong vài cú nhấp chuột, họ sẽ nhận được hóa đơn dù đang ở bất cứ nơi nào nếu có internet. Vì thế cũng không xảy ra tình trạng bị thất lạc hóa đơn trong quá trình chuyển phát hóa đơn đến cho khách hàng. Đương nhiên việc thanh toán cũng sẽ nhanh và dễ dàng hơn cho doanh nghiệp.
  • Về chi phí, sử dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp sẽ không phải mất nhiều loại phí so với sử dụng hóa đơn giấy như: Chi phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng và đặc biệt là giảm chi phí lưu trữ hóa đơn;
  • Hóa đơn điện tử sẽ làm giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn; tăng cường khả năng bảo mật; giúp việc lưu trữ, quản lý hóa đơn vĩnh viễn; không có rủi ro mất, nhàu nát như khi lưu trữ hóa đơn giấy...
  • Ngoài ra, một lợi ích khác mà hóa đơn điện tử mang lại là sẽ giúp cho doanh nghiệp đi thủ tục hành chính thuế. Thay vì, khi sử dụng hóa đơn giấy thì doanh nghiệp phải nộp đơn đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in lên cơ quan thuế, và phải kèm theo nhiều thủ tục khác để cơ quan thuế đồng ý cho doanh nghiệp đủ điều kiện sử dụng thì rất là lâu và tốn nhiều chi phí. Khi sử dụng hóa đơn điện tử, cơ bản các thủ tục hành chính thuế sẽ được thực hiện điện tử. Chỉ cần thông báo qua mạng gửi đến cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn điện tử và được sử dụng ngay sau khi thông báo được chấp nhận.
  • Bên cạnh đó, các cơ quan Thuế hay cơ quan Hải quan cũng sẽ dễ dàng quản lý và có đầy đủ cơ sở dữ liệu về hóa đơn; hỗ trợ, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, đối chiếu hóa đơn cho doanh nghiệp...

Vậy Doanh nghiệp có thể đăng ký song song hai hình thức lập hóa đơn giấy (đặt in, tự in) và hóa đơn điện tử hay không?

Đọc tới đây, mọi người sẽ có một thắc mắc là doanh nghiệp có thể sử dụng cùng một lúc cả hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử không?

Câu trả lời là có thể. Hiện nay, doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng hai hình thức lập hóa đơn song song. Và vẫn phải lập Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn hàng kỳ cho cả 2 hình thức.

Kim Tư - P.Pháp lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH