Quy định về giấy phép lao động cho người nước ngoài - MỚI

Tìm hiểu: Quy định về giấy phép lao động cho người nước ngoài đối với các trường hợp được miễn, cấp lại hoặc gia hạn… giấy phép lao động tại bài viết này.

Để được làm việc hợp pháp tại Việt Nam, người nước ngoài cần phải có giấy phép lao động (work permit) - loại giấy phép thể hiện thông tin hợp pháp về lao động nước ngoài. Trong bài viết này, Anpha sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số trường hợp đặc biệt liên quan đến giấy phép lao động cho người ngoại quốc tại Việt Nam.

Quy định về trường hợp cần xin giấy phép lao động (work permit)

Giấy phép lao động là loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với người ngoại quốc có ý định làm việc tại Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP, đối tượng là công dân nước ngoài vào Việt Nam sẽ được cấp giấy phép lao động nếu thực hiện những mục đích sau:

  • Lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hoặc tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
  • Thực hiện hợp đồng lao động, chào bán dịch vụ, thực hiện các hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thể thao, bảo hiểm và y tế;
  • Người có quốc tịch nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam;
  • Người có quốc tịch nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam nhằm tự nguyện tham gia tình nguyện hoặc hoạt động cho tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam được hoạt động theo quy định pháp luật của Việt Nam.

Vậy để được cấp giấy phép lao động, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động người nước ngoài cần thực hiện thủ tục xin cấp cấp giấy phép lao động tại Sở/Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm lao động nước ngoài chính thức làm việc. 

>> Tham khảo bài tiết: Thủ tục xin giấy phép lao động.

Quy định về trường hợp cần gia hạn giấy phép lao động

Giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài chỉ có thời hạn sử dụng tối đa là 2 năm. Do đó, khi giấy phép lao động sắp hết hạn mà doanh nghiệp, tổ chức vẫn muốn tiếp tục sử dụng lao động nước ngoài thì phải làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động.

Việc gia hạn giấy phép lao động chỉ được chấp thuận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Giấy phép lao động chỉ được gia hạn 1 lần duy nhất.
  2. Giấy phép lao động phải còn thời hạn sử dụng;
  3. Thời điểm làm thủ tục gia hạn trước khi giấy phép lao động hết hạn tối thiểu 5 ngày và tối đa 45 ngày;
  4. Lao động nước ngoài phải có đầy đủ sức khỏe và giấy tờ chứng minh tiếp tục làm việc tại đơn vị sử dụng lao động;
  5. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động (lần 2).

>> Tham khảo bài viết: Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Quy định về trường hợp được miễn giấy phép lao động

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động bao gồm:

  1. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn công ty TNHH sở hữu giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  2. Chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần sở hữu giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  3. Người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp trong phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bao gồm: kinh doanh, giáo dục, môi trường, thông tin, xây dựng, phân phối, du lịch, văn hóa giải trí, tài chính, y tế và vận tải;
  4. Là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật tại Việt Nam có thời gian làm việc dưới 1 tháng và không quá 3 lần trong vòng 1 năm;
  5. Là học sinh hoặc sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam; học việc tập sự trên tàu biển Việt Nam;
  6. Là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  7. Kết hôn với công dân Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Đối với các trường hợp này, doanh nghiệp, tổ chức không cần phải xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, nhưng phải làm thủ tục xin xác nhận miễn giấy phép lao động tại Sở/Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm người lao động bắt đầu làm việc ít nhất 10 ngày.

>> Tham khảo bài viết: Các trường hợp miễn giấy phép lao động (work permit).

Quy định về trường hợp được cấp lại giấy phép lao động

1. Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động

Người nước ngoài được cấp lại giấy phép lao động trong các trường hợp sau đây:

  • Thất lạc giấy phép lao động còn thời hạn;
  • Giấy phép lao động bị hư, hỏng trong quá trình sử dụng;
  • Có nhu cầu thay đổi thông tin trong giấy phép lao động còn thời hạn (họ tên, quốc tịch, địa điểm làm việc...).

2. Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động

➨ Thành phần hồ sơ xin cấp lại work permit

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động gồm:

  • Văn bản đề nghị xin cấp lại giấy phép lao động; 
  • 2 ảnh thẻ màu (phông trắng);
  • Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp (trường hợp mất giấy phép thì phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
  • Các giấy tờ chứng minh trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung trên giấy phép lao động;
  • Bản gốc hoặc công chứng văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trong trường hợp phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

➨ Cơ quan, thời gian xử lý hồ sơ

  • Đơn vị giải quyết hồ sơ: Sở Lao động, Thương binh & Xã hội;
  • Thời gian giải quyết hồ sơ: Kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ cần có, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết trong vòng 3 ngày làm việc;
  • Phí cấp lại giấy phép lao động: Lệ phí cấp lại giấy phép lao động tại Việt Nam sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Quy định về trường hợp thu hồi giấy phép lao động

1. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động

Người nước ngoài sẽ bị thu hồi giấy phép lao động trong các trường hợp sau:

  • Giấy phép lao động đã hết thời hạn;
  • Hợp đồng lao động chấm dứt, hết hiệu lực;
  • Nội dung giấy phép lao động được cấp không đúng với nội dung hợp đồng lao động thực tế;
  • Lao động nước ngoài thực hiện không đúng với quy định tại Nghị định 152/2020 NĐ-CP hoặc vi phạm pháp luật Việt Nam. 

2. Thủ tục thu hồi giấy phép lao động

Lao động nước ngoài đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi giấy phép ở trên phải chủ động làm thủ tục để trả lại giấy phép lao động cho cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ trả lại giấy phép lao động gồm có:

  • Giấy phép lao động bản gốc đã được cấp trước đó;
  • Văn bản ghi rõ lý do việc trả lại giấy phép lao động, có xác nhận của tổ chức, doanh nghiệp nơi người nước ngoài đang làm việc, công tác;
  • Văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép sẽ được gửi cho người lao động nước ngoài trong vòng 5 ngày làm việc.

Lưu ý:

Trường hợp giấy phép lao động bị thu hồi mà người nước ngoài bị phát hiện vẫn làm việc tại Việt Nam thì sẽ bị xử phạt hành chính được quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP và bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Một số câu hỏi liên quan đến giấy phép lao động

1. Lệ phí nhà nước khi cấp lại giấy phép lao động là bao nhiêu?

Lệ phí cấp lại giấy phép lao động tại Việt Nam sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tùy theo từng vị trí địa lý nhất định.


2. Người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động mà vẫn làm việc tại Việt Nam được không?

Không. Nếu bị phát hiện vẫn làm việc tại Việt Nam khi giấy phép lao động đã thu hồi thì người nước ngoài sẽ bị xử phạt hành chính được quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP và bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.


3. Trường hợp nào được miễn giấy phép lao động?

Người nước ngoài thuộc các trường hợp sau đây thì được miễn giấy phép lao động:

  • Thành viên, cổ đông công ty sở hữu vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Có thời hạn làm việc dưới 1 tháng và không quá 3 lần trong vòng 1 năm;
  • Là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Kết hôn với công dân Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

>> Tham khảo chi tiết: Các trường hợp được miễn giấy phép lao động.


4. Trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động?

Người nước ngoài được cấp lại giấy phép lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thất lạc giấy phép lao động còn thời hạn;
  • Giấy phép lao động bị hư, hỏng trong quá trình sử dụng;
  • Có nhu cầu thay đổi thông tin trong giấy phép lao động còn thời hạn (họ tên, quốc tịch, địa điểm làm việc...).

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Trần Lan - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH