Hóa đơn trực tiếp và hóa đơn VAT (hóa đơn GTGT) khác nhau thế nào? Công thức tính thuế GTGT hóa đơn bán hàng trực tiếp. Mua hóa đơn trực tiếp ở đâu?
I. Hóa đơn trực tiếp là gì?
Trong số các hóa đơn lưu hành hiện nay, phổ biến có 2 loại: hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) và hóa đơn trực tiếp.
Hóa đơn trực tiếp (hay hóa đơn bán hàng) là chứng từ do người bán lập để ghi nhận thông tin bán hàng hay thông tin cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Vậy hóa đơn trực tiếp khác hóa đơn VAT như thế nào? Nội dung dưới đây Anpha sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn.
II. Phân biệt hóa đơn trực tiếp và hóa đơn VAT (hóa đơn GTGT)
Hóa đơn bán hàng trực tiếp và hóa đơn VAT (hóa đơn GTGT hay hóa đơn đỏ) được ứng dụng cho các trường hợp khác nhau, cụ thể:
➧ Hóa đơn VAT: Dùng cho các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
➧ Hóa đơn bán hàng trực tiếp: Dùng cho các doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp.
>> Xem thêm: Phương pháp kê khai thuế GTGT.
Ngoài trường hợp áp dụng, hóa đơn trực tiếp và hóa đơn VAT còn có các điểm khác nhau theo bảng sau.
Chỉ tiêu |
Hóa đơn trực tiếp |
Hóa đơn GTGT |
Tên hóa đơn |
Hóa đơn bán hàng |
Hóa đơn giá trị gia tăng |
Thuế suất |
Không thể hiện |
Có thể hiện |
Mẫu số |
2 |
1 |
III. Hóa đơn trực tiếp mua ở đâu?
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể đăng ký mua hóa đơn trực tiếp thông qua đơn vị nhà cung cấp hóa đơn điện tử (đơn vị này được dẫn truyền thông tin đến Chi cục Thuế) áp dụng theo Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021.
IV. Quy định về hóa đơn trực tiếp
1. Cách tính thuế hóa đơn trực tiếp
Cách 1: Theo phương pháp trực tiếp trên GTGT bằng GTGT nhân với thuế suất áp dụng cho vàng, bạc, đá quý
➧ Đối tượng áp dụng:
- Cơ sở kinh doanh và tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập tại Việt Nam, không thực hiện đầy đủ chế độ chứng từ;
- Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
➧ Công thức tính thuế GTGT phải nộp đối với vàng, bạc, đá quý:
Thuế GTGT
|
=
|
(Giá bán
|
-
|
Giá mua vào tương ứng với phần bán ra)
|
x
|
10%
|
Lưu ý:
Trong kỳ tính thuế:
- Nếu phát sinh thuế GTGT âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được bù trừ vào giá trị dương (+) của vàng, bạc, đá quý;
- Trường hợp không phát sinh GTGT dương (+), hoặc GTGT dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển sang kỳ sau. Tuy nhiên, đến hết năm dương lịch, nếu phần giá trị gia tăng âm (-) không khấu trừ hết thì không được chuyển sang năm sau.
Cách 2: Theo phương pháp trực tiếp trên GTGT bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu
➧ Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu mỗi năm dưới 1 tỷ đồng;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, đăng ký theo phương pháp trực tiếp;
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
- Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã.
➧ Công thức tính thuế GTGT phải nộp trong trường hợp này:
Thuế GTGT
|
=
|
Doanh thu bán hàng
|
x
|
Tỷ lệ % (*)
|
(*) Mức tỷ lệ % như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: Tỷ lệ 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu: Tỷ lệ 5%;
- Vận tải, sản xuất, xây dựng bao thầu nguyên vật liệu: Tỷ lệ 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: Tỷ lệ 2%.
2. Hình thức kê khai thuế hóa đơn trực tiếp
Đối với hóa đơn bán hàng trực tiếp thì không cần kê khai thuế.
3. Hình thức thanh toán đối với hóa đơn bán hàng từ 20 triệu đồng
Đối với hóa đơn bán hàng từ 20 triệu đồng trở lên, bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng để đủ điều kiện được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
- Khoản chi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt cho những hóa đơn hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT).
V. Câu hỏi thường gặp về hóa đơn trực tiếp
1. Hóa đơn bán hàng là gì?
Hóa đơn bán hàng (hóa đơn trực tiếp) là chứng từ mà người bán lập ra để ghi nhận doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ.
2. Công ty kinh doanh lĩnh vực cầm đồ, kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Doanh thu tháng 5/2023 là 1 tỷ, công ty tính thuế GTGT phải nộp như thế nào?
Thuế GTGT phải nộp = 1 tỷ x 5% = 50 triệu đồng.
Xuân Hồng - Phòng Kế toán Anpha
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT