Thế nào là quyền tự do kinh doanh đối với cá nhân, tổ chức?

Quyền tự do kinh doanh là gì? Có phải là quyền tự do thành lập doanh nghiệp? Ví dụ về quyền tự do kinh doanh. Tổng quan quy định quyền tự do kinh doanh.

Quyền tự do kinh doanh là gì? 

Quyền tự do kinh doanh là quyền của cá nhân, tổ chức được tự do lựa chọn, tự do hành động và tự do quản lý các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm, nhằm mục đích tạo lợi nhuận.

Tự do kinh doanh được coi là một yếu tố quan trọng để khuyến khích sự sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Tuy nhiên, tự do kinh doanh phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, nghĩa là cá nhân hay tổ chức đều phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định cũng như các nghĩa vụ tương đương.

Ví dụ về quyền tự do kinh doanh:

  • Bạn có quyền tự do thành lập doanh nghiệp nhưng phải thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Bạn có quyền tự do kinh doanh thuốc lá điện tử nhưng phải:
    • Đáp ứng các điều kiện kinh doanh thuốc lá điện tử;
    • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư và giấy phép kinh doanh thuốc lá (bán lẻ, bán buôn, phân phối).

Tham khảo chi tiết: 

>> Thủ tục thành lập công ty (hướng dẫn chi tiết);

>> Thủ tục đăng ký kinh doanh thuốc lá điện tử (vape, pod).

Quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền tự do kinh doanh là:

➧ Quyền cơ bản của công dân, theo đó mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh bất kì ngành nghề nào, trừ những ngành nghề pháp luật cấm như:

  • Kinh doanh mại dâm;
  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
  • Kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh chất ma túy theo Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020;
  • Kinh doanh hóa chất và khoáng vật theo Phụ lục II Luật Đầu tư 2020;
  • Kinh doanh, mua bán người, mô, xác, các bộ phận cơ thể người hoặc bào thai người;
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật/động vật hoang dã có nguồn gốc tự nhiên theo Phụ lục I của Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp; 
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật/động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020.

>> Tham khảo thêm: Danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện.

➧ Thực hiện các quyền trong nội dung tự do kinh doanh của doanh nghiệp tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

  • Tự do thành lập công ty;
  • Tự do chọn lựa quy mô hoạt động và ngành nghề kinh doanh;
  • Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng;
  • Tự do chọn lựa nguồn nhân lực theo nhu cầu kinh doanh;
  • Tự do lựa chọn hình thức, phương thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng vốn;
  • Tự do sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của doanh nghiệp;
  • Được từ chối cung cấp nguồn lực nếu trái quy định pháp luật khi cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
  • Được chủ động ứng dụng khoa học, các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tỷ lệ cạnh tranh;
  • Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Quyền tự do kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

>> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói;

>> Thuế phải nộp sau khi thành lập công ty.

➧ Thực hiện các quyền trong nội dung tự do kinh doanh của nhà đầu tư tại Điều 5 Luật Đầu tư 2020:

  • Tự do hoạt động đầu tư kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm (*);
  • Tự do quyết định và chịu trách nhiệm về các hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Được tiếp cận và được quyền sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
  • Được nhà nước công nhận, bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác;
  • Được nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hoạt động đầu tư kinh doanh và phát triển bền vững;
  • Được nhà nước tôn trọng, thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam là thành viên.

Ghi chú:

(*) Đối với ngành nghề đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

>> Ngoài ra, để được tư vấn về điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư miễn phí, bạn có thể tham khảo chi tiết tại: Dịch vụ xin cấp giấy phép đầu tư - Có kết quả từ 25 ngày làm việc.

4 biện pháp bảo đảm quyền tự do kinh doanh 

Các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư sẽ được pháp luật bảo hộ quyền tự do kinh doanh dựa trên các biện pháp sau.

1. Thủ tục hành chính

Pháp luật đảm bảo quyền tự do kinh doanh thông qua các thủ tục hành chính, giúp các nhà kinh doanh dễ dàng trong việc gia nhập thị trường, giải quyết mọi vấn đề trong quá trình hoạt động bao gồm cả việc tạm ngừng, giải thể.

2. Giải quyết tranh chấp

Pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích của người kinh doanh khi xảy ra các tranh chấp, kiện tụng trong quá trình hoạt động.

3. Biện pháp chế tài

Áp dụng biện pháp chế tài xử lý các hành vi vi phạm quyền tự do kinh doanh thông qua 3 cách thức:

  • Xử phạt hành chính: Thi hành biện pháp xử phạt hành chính nhằm bảo vệ quyền tự do kinh doanh, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền tự do kinh doanh;
  • Biện pháp dân sự: Bù đắp các tổn thất, thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhà kinh doanh trong trường hợp vi phạm quyền tự do kinh doanh;
  • Biện pháp hình sự: Thi hành biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tự do kinh doanh nếu hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

4. Các biện pháp khác

Áp dụng một số biện pháp khác nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh được vận hành hiệu quả như: hỗ trợ tiếp cận về vốn, đất đai, khoa học, kỹ thuật, pháp lý, chính sách thuế…

Câu hỏi liên quan đến quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức

1. Thế nào là quyền tự do kinh doanh?

Quyền tự do kinh doanh là quyền của cá nhân, tổ chức được tự do lựa chọn, tự do hành động và tự do quản lý các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm, nhằm mục đích tạo lợi nhuận. 

2. Cho ví dụ về quyền tự do kinh doanh?

Các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm ví dụ như:

  • Cá nhân, tổ chức có quyền tự do thành lập doanh nghiệp nhưng phải thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh thuốc lá điện tử (vape, pod) nếu đáp ứng các điều kiện kinh doanh và có đầy đủ giấy phép hoạt động.

3. Pháp luật quy định về quyền tự do kinh doanh như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền tự do kinh doanh là:

  • Quyền cơ bản của công dân, mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh, trừ những ngành nghề pháp luật cấm;
  • Được thực hiện các quyền trong nội dung tự do kinh doanh đối với doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Được thực hiện các quyền trong nội dung tự do kinh doanh đối với nhà đầu tư theo Luật Đầu tư 2020.

>> Tham khảo chi tiết: Quy định về quyền tự do kinh doanh - Cập nhật mới nhất.

4. Cá nhân, tổ chức được đảm bảo quyền tự do kinh doanh như thế nào?

Các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư sẽ được pháp luật bảo hộ quyền tự do kinh doanh dựa trên các biện pháp sau:

  • Thực hiện các thủ tục hành chính;
  • Giải quyết tranh chấp trong quá trình hoạt động;
  • Chế tài xử lý hành vi vi phạm quyền tự do kinh doanh thông qua việc: xử phạt hành chính, biện pháp dân sự, hình sự;
  • Các biện pháp khác nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh được vận hành hiệu quả.

>> Tham khảo thêm: Biện pháp đảm bảo quyền tự do kinh doanh.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH