Thông tư 80 hướng dẫn Luật Quản lý thuế theo Nghị định 126

Tóm tắt Thông tư 80 hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126 về kê khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...

Thông tư 80/2021/TT/BTC ngày 29/09/2021 (hiệu lực từ 01/01/2022) đã hướng dẫn một số khoản thu ngân sách nhà nước từ Luật Quản lý thuếNghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ và tỷ giá quy đổi; khai thuế, tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế và mẫu biểu khai thuế; hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ gia hạn nộp thuế; hồ sơ miễn, giảm thuế… 

Tổng quan Thông tư 80/2021/TT-BTC

Thông tư 80/2021/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư sau:

  1. Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ;
  2. Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
  3. Thông tư 31/2017/TT-BTC ngày 18/04/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/06/2016 hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
  4. Thông tư 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 quy định về hoạt động của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
  5. Thông tư 71/2020/TT-BTC ngày 07/05/2010 hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe gắn máy 2 bánh ghi giá bán xe ô tô, xe gắn máy 2 bánh trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá thị trường;
  6. Thông tư 06/2017/TT-BTC ngày 20/01/2017 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 34a Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
  7. Thông tư 79/2017/TT-BTC ngày 01/08/2017 sửa đổi, bổ sung Tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

Ngoài ra, Thông tư 80/2021/TT-BTC còn bãi bỏ nội dung, bổ sung, hướng dẫn khá nhiều vấn đề về khai thuế, tính thuế, nộp thuế, các trường hợp người nộp thuế chủ động xác định số tiền thuế được miễn, giảm… 

Hướng dẫn về khai thuế, tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế và nộp thuế TNDN

Tổng quan, Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn các vấn đề về thuế cụ thể cho từng đối tượng, lĩnh vực hoạt động như sau:

1. Hoạt động chuyển nhượng bất động sản

➤ Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế theo quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp theo quý để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) vào ngân sách nhà nước từng tỉnh, nơi thực hiện chuyển nhượng bất động sản. 

➤ Số thuế tạm nộp trong năm tại các tỉnh được trừ vào thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản mỗi tỉnh theo mẫu 03-8A/TNDN. Trường hợp thuế tạm nộp chưa được trừ hết thì được trừ tiếp tục vào số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quyết toán tại trụ sở chính theo mẫu mẫu 03/TNDN.

Lưu ý:

Số thuế tạm nộp không bao gồm số tiền thuế tạm nộp cho các hạng mục sau: doanh thu thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê mua, thu tiền đặt cọc của khách hàng theo tiến độ mà doanh thu này chưa được tính vào doanh thu tính thuế TNDN trong năm.

➤ Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Khai thuế TNDN cho hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu 03/TNDN;
  • Xác định thuế TNDN phải nộp theo mẫu mẫu 03-8A/TNDN;
  • Nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh, nơi thực hiện chuyển nhượng bất động sản.

2. Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất

➤ Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp theo quý để nộp thuế TNDN tại từng tỉnh, nơi có cơ sở sản xuất (bao gồm nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế TNDN).

➤ Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp:

  • Kê khai thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu 03/TNDN;
  • Phụ lục bảng phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các địa phương, nơi được hưởng nguồn thu đối với cơ sở sản xuất theo mẫu 03-8/TNDN;
  • Nộp tiền thuế TNDN phân bổ cho từng tỉnh, nơi có cơ sở sản xuất.

Lưu ý:

Trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì người nộp thuế thực hiện thủ tục như sau:

>> Khai quyết toán thuế theo mẫu 03/TNDN tại cơ quan trực tiếp quản lý thuế;

>> Xác định thuế TNDN phải nộp theo mẫu 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN tại cơ quan thuế, nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

➤ Sau quyết toán thuế, nếu số tiền thuế TNDN tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh thì người nộp thuế nộp bổ sung số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Ngược lại, nếu số tiền thuế TNDN tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC và Điều 60 Luật Quản lý thuế.

3. Kinh doanh dịch vụ viễn thông

Đối với người nộp thuế có chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở tỉnh khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cùng tham gia hoạt động lĩnh vực viễn thông cước trả sau thì nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế GTGT phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu theo mẫu 01-6/GTGT.

Hướng dẫn về khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế TNCN

1. Phân bổ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 

Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định cụ thể trường hợp phân bổ thuế thu nhập cá nhân như sau: 

  • Khấu trừ thuế TNCN đối với các khoản thu nhập từ việc trúng thưởng xổ số điện toán;
  • Khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập tiền lương, tiền công được trả lại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại các đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại các tỉnh khác. 

2. Khai thuế, nộp thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công

Đối với tổ chức, cá nhân chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động làm việc tại các đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh (khác nơi đặt trụ sở chính) thì thực hiện thủ tục với cơ quan quản lý thuế trực tiếp như sau;

  • Khấu trừ thuế theo quy định;
  • Nộp tờ khai thuế TNCN theo mẫu 05/KK/TNCN;
  • Phụ lục bảng xác định số thuế TNCN phải nộp cho các đơn vị địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu 05-1/PBT-KK-TNCN;
  • Nộp thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh, nơi người lao động làm việc;
  • Số thuế TNCN xác định cho từng tỉnh theo tháng/quý tương đương với kỳ khai thuế TNCN và không xác định lại khi quyết toán thuế TNCN.

Các trường hợp người nộp thuế xác định số tiền thuế được miễn, giảm

Tùy vào mỗi loại thuế mà đối tượng nộp thuế sẽ được tự xác định số tiền thuế miễn, giảm cụ thể:

1. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

Người nộp thuế được hưởng ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế và thu nhập miễn thuế theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Đối với thuế tài nguyên

Miễn thuế tài nguyên đối với các đối tượng sau:

  • Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản tự nhiên;
  • Cá nhân được phép khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô phục vụ nhu cầu sinh hoạt;
  • Hộ gia đình, cá nhân khai thác nước thiên nhiên phục vụ nhu cầu sinh hoạt;
  • Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện phục vụ sinh hoạt;
  • Đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, thuê;
  • Đất khai thác để san lấp, xây dựng chương trình an ninh, quân sự, đê điều.

3. Thuế (lệ phí) môn bài

Các đối tượng nộp thuế thuộc trường hợp miễn lệ phí môn bài được nêu tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

4. Thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh số thuế phải nộp sau quyết toán của từng năm dưới 50.000 đồng.

Theo đó, nếu cá nhân có tổng thu nhập ước tính trong năm dương lịch chưa đến mức chịu thuế TNCN thì nộp bản cam kết thu nhập cá nhân mẫu 08/CK-TNCN để doanh nghiệp không bị không trừ 10% thuế TNCN. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH