Hướng dẫn cách làm tạm trú, cách đăng ký tạm trú online - trực tiếp. Quy trình làm thủ tục đăng ký tạm trú và hồ sơ đăng ký tạm trú cho người thuê nhà, ở trọ.
Đăng ký tạm trú là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Cư trú 2020, đăng ký tạm trú chính là một trong các thủ tục đăng ký cư trú nhằm thông báo về sự lưu trú, khai báo hay điều chỉnh thông tin về cư trú tại một nơi cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
>> Có thể bạn cần: Phân biệt lưu trú và tạm trú.
Đi thuê nhà, ở trọ có phải đăng ký tạm trú không?
1. Cá nhân hoặc sinh viên ở trọ có cần đăng ký tạm trú không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020, công dân phải thực hiện đăng ký tạm trú khi:
- Đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp, mà chỗ ở này ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã, khác với nơi người đó đã đăng ký thường trú để học tập, lao động hay vì mục đích khác;
- Thời gian sinh sống (cư trú) tại nơi ở nói trên từ 30 ngày trở lên.
➧ Như vậy, những trường hợp đi thuê nhà, ở trọ có tính chất tương đồng với quy định kể trên thì phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú (khai báo tạm trú). |
2. Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú?
Áp theo quy định trên thì bạn có thể hiểu, việc đăng ký tạm trú là trách nhiệm của mỗi công dân. Tức là khi đi thuê nhà, người thuê phải tự đăng ký tạm trú, ngoại trừ trường hợp trong hợp đồng thuê hoặc giữa 2 bên có thỏa thuận rằng chủ nhà sẽ là người đại diện làm tạm trú cho khách thuê.
Riêng đối với trường hợp khách thuê nhà là người nước ngoài thì chủ nhà phải có trách nhiệm khai báo tạm trú cho người thuê.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2020, thủ tục đăng ký tạm trú, khai báo tạm trú được thực hiện như sau:
➧ Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú - Mẫu CT01;
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (hợp đồng thuê nhà, thuê trọ).
>> TẢI MẪU MIỄN PHÍ: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
Lưu ý:
1) Công dân sử dụng tờ khai thay đổi thông tin cư trú do cơ quan đăng ký tạm trú cấp hoặc có thể tải trên mạng theo mẫu quy định.
2) Trường hợp người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ (trừ trường hợp đã bổ sung trong hồ sơ văn bản về ý kiến đồng ý).
➧ Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký tạm trú theo hướng dẫn của Anpha ở trên, người đăng ký tạm trú tiến hành nộp đến cơ quan đăng ký cư trú, nơi mình dự kiến tạm trú.
➧ Bước 3. Cơ quan đăng ký tạm trú tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ → Cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày thông báo kết quả;
- Trường hợp người đăng ký đủ điều kiện tạm trú nhưng hồ sơ chưa đủ → Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện → Gửi văn bản thông báo từ chối tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú (có nêu rõ lý do).
➧ Bước 4. Nộp lệ phí đăng ký tạm trú theo quy định
Sau khi xác nhận hồ sơ đăng ký tạm trú đầy đủ, hợp lệ và người đăng ký tạm trú đủ điều kiện tạm trú theo quy định, cơ quan đăng ký tạm trú thông báo người nộp hồ sơ đóng lệ phí đăng ký tạm trú.
Tùy hình thức đăng ký tạm trú mà lệ phí nộp nhà nước như sau:
- Xin tạm trú online:
- Đăng ký theo danh sách: 5.000 đồng/người/lần;
- Đăng ký cá nhân hoặc theo hộ gia đình: 7.000 đồng/người/lần.
- Xin tạm trú tại cơ quan nhà nước:
- Đăng ký theo danh sách: 10.000 đồng/người/lần;
- Đăng ký cá nhân hoặc theo hộ gia đình: 15.000 đồng/người/lần.
➧ Bước 5. Cơ quan đăng ký tạm trú cập nhật thông tin cư trú mới của công dân
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật vào cơ sở dữ liệu về cư trú thông tin về nơi tạm trú mới và thời hạn tạm trú.
Đồng thời, cơ quan đăng ký tạm trú thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.
➧ Bước 6. Nhận thông báo kết quả đăng ký tạm trú (nếu có)
Công dân căn cứ theo ngày hẹn ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn thông báo kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
>> Có thể bạn quan tâm: Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.
Theo quy định, người đi thuê nhà, ở trọ có thể thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú online (đăng ký tạm trú trực tuyến) qua ứng dụng VNeID hoặc qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
➧ Cách 1. Đăng ký tạm trú qua ứng dụng VNeID
Để đăng ký tạm trú qua ứng dụng VNeID, công dân thực hiện quy trình các bước như sau:
- Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VNeID bằng tài khoản định danh điện tử (*);
- Bước 2: Tại mục “Thủ tục hành chính”, nhấn chọn “Thông báo lưu trú” → Chọn “Đăng ký tạm trú”;
- Bước 3: Chọn “Tạo mới yêu cầu” → Khai báo thông tin theo biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn trên màn hình;
- Bước 4: Đính kèm bản chụp hoặc bản quét giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
- Bước 6: Nhấn “Nộp hồ sơ” và nhận kết quả.
------
(*) Nếu chưa có tài khoản VNeID thì bạn cần tải ứng dụng và tiến hành đăng ký tài khoản. Kế toán Anpha đã hướng dẫn chi tiết tại bài viết: Cách cài đặt mã định danh (VNeID).
➧ Cách 2. Đăng ký tạm trú qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an
Để đăng ký tạm trú online qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
- Bước 2: Đăng nhập tài khoản dịch vụ công quốc gia;
- Bước 3: Chọn mục “Thủ tục hành chính”;
- Bước 4: Tìm kiếm từ khóa “Tạm trú”;
- Bước 5: Màn hình hiển thị kết quả tìm kiếm, tìm và nhấn chọn “Đăng ký tạm trú”;
- Bước 5: Nhấn chọn “Nộp hồ sơ”;
- Bước 6: Điền các thông tin bắt buộc theo yêu cầu hiển thị trên màn hình;
- Bước 7: Tải các giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu hồ sơ hiển thị trên màn hình;
- Bước 8: Tại mục “Nhận thông báo”, chọn phương thức nhận thông báo;
- Bước 9: Nhấn chọn “Cam kết lời khai” và chọn “Ghi và gửi hồ sơ” hoặc chọn “Ghi” (tùy theo nhu cầu công dân).
>> Tham khảo chi tiết: Cách đăng ký tạm trú online (có hình ảnh minh họa).
Quy định xử phạt khi không đăng ký tạm trú
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trường hợp công dân đi thuê nhà, đi ở trọ nhưng không thực hiện đăng ký tạm trú trong vòng 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi tạm trú thì có thể bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng.
Riêng đối với trường hợp thuê nhà của người nước ngoài, nếu chủ cho thuê không khai báo tạm trú cho khách thuê là người nước ngoài thì bị phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng.
Lưu ý:
Các mức phạt ở trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp đối tượng vi phạm là tổ chức thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt ở trên (quy định tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Các câu hỏi thường gặp khi khai báo tạm trú cho người thuê nhà
1. Đi thuê nhà, ở trọ có phải đăng ký tạm trú không?
Trường hợp đi thuê nhà, ở trọ ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã, nơi đã đăng ký thường trú để học tập, lao động hay vì mục đích khác với thời gian cư trú từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện khai báo tạm trú (đăng ký tạm trú).
>> Tham khảo: Cách đăng ký tạm trú cho người thuê nhà.
2. Hồ sơ đăng ký tạm trú cho người thuê nhà gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú - Mẫu CT01;
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (hợp đồng thuê nhà, thuê trọ).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
3. Cách đăng ký tạm trú, làm thủ tục đăng ký tạm trú gồm những bước nào?
Thủ tục đăng ký tạm trú, khai báo tạm trú được thực hiện như sau:
- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú;
- Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú;
- Bước 3. Cơ quan đăng ký tạm trú tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ;
- Bước 4. Nộp lệ phí đăng ký tạm trú theo quy định;
- Bước 5. Cơ quan đăng ký tạm trú cập nhật thông tin cư trú mới của công dân;
- Bước 6. Nhận thông báo kết quả đăng ký tạm trú (nếu có).
>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký tạm trú.
4. Đăng ký tạm trú online (khai báo tạm trú online) khi đi thuê nhà được không?
Được. Người đi thuê nhà, ở trọ có thể thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú online (đăng ký tạm trú trực tuyến) qua ứng dụng VNeID hoặc qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
>> Tham khảo chi tiết: Cách đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà.
5. Có được đăng ký tạm trú ở hai nơi cùng một thời điểm không?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Cư trú 2020, thông tin về cư trú phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật và tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
Như vậy, tại một thời điểm nhất định công dân chỉ được đăng ký tạm trú tại một nơi.
6. Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú
Việc đăng ký tạm trú là trách nhiệm của mỗi công dân, tức là khi đi thuê nhà thì người thuê phải đăng ký tạm trú cho mình (ngoại trừ trường hợp trong hợp đồng thuê hoặc giữa 2 bên có thỏa thuận về việc chủ nhà là người đăng ký tạm trú cho người thuê).
Riêng đối với trường hợp người thuê nhà là người nước ngoài thì chủ nhà là người có trách nhiệm khai báo tạm trú cho người thuê.
>> Xem thêm: Cách đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.
7. Không khai báo tạm trú cho người thuê nhà thì bị phạt bao nhiêu?
Trường hợp không khai báo tạm trú cho người thuê nhà, ở trọ trong vòng 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi tạm trú thì có thể bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng.
Riêng đối với trường hợp thuê nhà của người nước ngoài, nếu chủ cho thuê không khai báo tạm trú cho khách thuê là người nước ngoài thì bị phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.