Điều kiện và thủ tục thành lập công ty kinh doanh chứng khoán

Chi tiết: Công ty đầu tư chứng khoán là gì? Công ty kinh doanh chứng khoán là gì? Điều kiện thành lập công ty chứng khoán? Thủ tục mở công ty chứng khoán?

Công ty chứng khoán là gì? Điều kiện thành lập công ty chứng khoán

1. Công ty chứng khoán là gì?

Hiện nay, đầu tư chứng khoán (hay còn gọi là chơi chứng khoán) là lĩnh vực thu hút khá nhiều nhà đầu tư bởi lợi nhuận mà ngành nghề này mang lại. Từ đó, các công ty chứng khoán cũng lần lượt được thành lập với tốc độ đáng kể. 

Anpha chia sẻ thêm các thuật ngữ về lĩnh vực chứng khoán như sau:

  • Đầu tư chứng khoán là việc nắm giữ, mua, bán chứng khoán của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán;
  • Kinh doanh chứng khoán bao gồm các hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp các dịch vụ về chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Công ty chứng khoán là công ty được thành lập theo quy định của pháp luật dưới loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. Tùy từng trường hợp mà công ty chứng khoán được cấp quyền thực hiện 1 hoặc nhiều nghiệp vụ chứng khoán như: tư vấn đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

2. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán

Đầu tư chứng khoán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, trước khi tiến hành các bước thành lập công ty chứng khoán, doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện của ngành nghề như sau:

Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn

  • Sở hữu tối thiểu 10% vốn điều lệ của 1 công ty chứng khoán;
  • Cá nhân liên quan đến cổ đông, thành viên góp vốn nói trên sở hữu tối đa 5% vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác;
  • Tùy vào cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân hay tổ chức mà cần lưu ý thêm: 

>> Nếu là cá nhân thì không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
>> Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, được phép hoạt động, có lãi 2 năm liên tục liền trước năm xin cấp giấy phép và có ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần báo cáo tài chính của năm trước liền kề.

Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn

  • Tối thiểu 2 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức;
  • Tối thiểu 65% vốn điều lệ tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức;
  • Nếu công ty chứng khoán thuộc loại hình công ty TNHH 1 thành viên thì chủ sở hữu công ty chứng khoán phải thuộc 1 trong 3 trường hợp sau: doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại, tổ chức nước ngoài.

Điều kiện về cơ sở vật chất của công ty chứng khoán

  • Có trụ sở cố định, đảm bảo cho việc kinh doanh chứng khoán;
  • Trang thiết bị văn phòng, hệ thống công nghệ phải phù hợp với các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

Điều kiện về nhân sự

  • Tối thiểu 1 chuyên viên kiểm soát tuân thủ;
  • Tối thiểu 3 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán ứng với từng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;
  • Tổng giám đốc (giám đốc) đảm bảo các điều kiện sau:

>> Có chứng chỉ quản lý quỹ hoặc phân tích tài chính;
>> Không đang trong thời gian thi hành án, bị cấm hành nghề hoặc bị xử phạt hành chính trong vòng 6 tháng gần nhất đối với lĩnh vực chứng khoán nói chung;
>> Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm các công ty tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm đối với phòng nghiệp vụ hoặc lĩnh vực bất kỳ đối với phòng tài chính, kế toán, đầu tư.

Điều kiện về vốn pháp định

Tùy vào nghiệp vụ kinh doanh của công ty đầu tư chứng khoán mà quy định về mức vốn pháp định sẽ khác nhau, cụ thể: 

Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

Mức vốn pháp định

Tư vấn đầu tư chứng khoán

10 tỷ đồng

Môi giới chứng khoán

25 tỷ đồng

Tự doanh chứng khoán

100 tỷ đồng

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

165 tỷ đồng


Lưu ý:
Nếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và toàn bộ tài sản phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát, thì công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có thể chủ động chọn lựa 1 trong 2: ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tự quản lý.

Điều kiện về các loại giấy phép liên quan

Như đã chia sẻ, công ty chứng khoán có 4 nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và nguyên tắc cấp phép thực hiện nghiệp vụ được quy định tại Luật Chứng khoán 2019 như sau:

  • Để được cấp giấy phép tự doanh chứng khoán thì phải được cấp giấy phép hoạt động môi giới chứng khoán;
  • Để được cấp giấy phép bảo lãnh phát hành chứng khoán thì phải được cấp giấy phép tự doanh chứng khoán.

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty chứng khoán

Để có thể hoạt động kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục sau:

1. Bước 1: Thủ tục đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp

Bạn cần đảm bảo các điều kiện thành lập doanh nghiệp như: người thành lập, người đại diện theo pháp luật, địa chỉ công ty, tên công ty, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh… trước khi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin thành lập công ty để tránh trường hợp bị trả hồ sơ hoặc làm gián đoạn quá trình xét duyệt hồ sơ. 

Hồ sơ mở công ty kinh doanh chứng khoán

Theo quy định, công ty chứng khoán chỉ được thành lập và hoạt động dưới loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH.

Chi tiết hồ sơ mở công ty chứng khoán bao gồm:

  1. Điều lệ công ty;
  2. Giấy đề nghị đăng ký thành lập;
  3. Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn (tùy loại hình);
  4. Giấy ủy quyền (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ);
  5. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu cổ đông/thành viên, người đại diện pháp luật và người đại diện nộp hồ sơ.

TẢI MIỄN PHÍ:

Thành lập công ty cổ phần;

Thành lập công ty TNHH 1 TV;

Thành lập công ty TNHH 2 TV trở lên.

Lưu ý:

Tại bước này, bạn cần đăng ký mã ngành chứng khoán, cụ thể: Mã 6612 - Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết

Sở KH&ĐT là cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán. 

Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&ĐT sẽ xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ. 

Tuy nhiên, hiện nay các tỉnh thành lớn như TP. HCM và Hà Nội chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập công ty dưới hình thức điện tử tại Cổng thông tin quốc gia. Vậy nên, để tránh tình trạng phải nộp lại hồ sơ, bạn cần liên hệ trước với cơ quan chức năng xác nhận hình thức nộp hồ sơ.

Xem thêm:

  Thủ tục thành lập công ty;

  Dịch vụ thành lập công ty - Trọn gói 1.000.000 đồng.

2. Bước 2: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh chứng khoán (giấy phép con)

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn tiếp tục chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép con để có thể hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán.

Hồ sơ xin giấy phép con

Chi tiết hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm:

  1. Giấy đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán (mẫu số 64);
  2. Hợp đồng thuê trụ sở công ty hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (mẫu số 65);
  3. Danh sách thông tin nhân sự, cổ đông, thành viên tham gia góp vốn;
  4. Lý lịch tư pháp của các vị trí sau: thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc). 

  Xem thêm: Dịch vụ làm lý lịch tư pháp - Trọn gói từ 1.500.000 đồng.

Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập công ty hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Thời gian giải quyết hồ sơ

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và cấp phép theo quy định thời gian sau:

  • Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất tại trụ sở công ty đầu tư, kinh doanh chứng khoán;
  • Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, gửi đề nghị hoàn thiện cơ sở vật chất, phong tỏa vốn góp và sắp xếp nhân sự. 

Lưu ý
Hướng dẫn sử dụng vốn để hoàn thiện cơ sở vật chất tại bước này được quy định như sau: Một phần vốn góp có thể được chủ sở hữu, cổ đông, thành viên góp vốn sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất. Phần còn lại phải được phong tỏa tại ngân hàng thanh toán và được giải ngân phong tỏa sau khi được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh chứng khoán.

  • Từ chối cấp phép nếu sau tối đa 3 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thiện cơ sở vật chất, phong tỏa số vốn góp còn lại sau khi đầu tư cho cơ sở vật chất và hoàn thiện về mặt nhân sự;
  • Tiến hành cấp phép trong vòng 5 ngày làm việc nếu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận đủ các tài liệu sau: giấy xác nhận phong tỏa vốn, biên bản kiểm tra cơ sở vật chất cùng các giấy tờ liên quan khác.

Các việc cần làm sau khi mở công ty chứng khoán

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh ngành nghề chứng khoán, bạn cần lưu ý thực hiện tiếp tục các thủ tục sau:

1. Nộp tờ khai lệ phí môn bài

Bạn có thể tham khảo dịch vụ khai thuế ban đầu của Kế toán Anpha với trọn gói chỉ từ 500.000 đồng.

Với dịch vụ kê khai thuế ban đầu, Anpha sẽ thay bạn hoàn thành tối thiểu 7 hạng mục công việc (bao gồm khai lệ phí môn bài), chi tiết: 

  • Mở và thông báo tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế;
  • Làm thủ tục mua hóa đơn điện tử chỉ từ 143.000 đồng và hướng dẫn sử dụng;
  • Đăng ký mua chữ ký số chỉ từ 1.350.000 đồng;
  • Đăng ký tài khoản kê khai thuế điện tử;
  • Đăng ký hình thức kế toán, phương thức khấu hao tài sản cố định;
  • Soạn thảo hồ sơ khai thuế ban đầu và nộp tờ khai thuế môn bài lần đầu;
  • Đại diện khách hàng nộp thuế môn bài.

Lưu ý: Khách hàng sẽ thanh toán chi phí mua hóa đơn điện tử và chữ ký số cho nhà cung cấp.

2. Treo biển hiệu công ty

Tại địa điểm đặt trụ sở chính, bạn phải treo bảng hiệu công ty với các thông tin như: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại… theo đúng nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tham khảo dịch vụ làm bảng hiệu công ty của Kế toán Anpha, chi phí 200.000 đồng/bảng mica với kích thước 20x30cm.

3. Tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động

Tham gia bảo hiểm xã hội là việc bắt buộc sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mức xử phạt do vi phạm hành chính về việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động từ 500.000 đồng - 75.000.000 đồng. 

  Tham khảo: Thủ tục đăng ký BHXH lần đầu.

4. Thuê kế toán viên để xử lý sổ sách, chứng từ 

Sổ sách, chứng từ kế toán phải được thực hiện theo đúng quy định, chế độ kế toán hiện hành. Đó là lý do ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thuê kế toán viên để xử lý chứng từ, sổ sách kế toán phát sinh. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói chỉ từ 2.500.000 đồng, thay cho việc thuê kế toán nội bộ. 

  Tham khảo: Dịch vụ làm sổ sách kế toán.

Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty đầu tư chứng khoán

1. Công ty đầu tư chứng khoán là gì?

Công ty đầu tư chứng khoán là công ty chuyên nắm giữ, mua, bán chứng khoán của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán có thể được thành lập dưới loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH.


2. Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty chứng khoán

Để mở công ty chứng khoán, bạn cần thực hiện 2 bước: đăng ký thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép con.

➧ Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chứng khoán: điều lệ công ty, giấy đề nghị đăng ký thành lập, danh sách cổ đông/thành viên, giấy ủy quyền, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu cổ đông/thành viên, người đại diện pháp luật và người đại diện nộp hồ sơ.
➧ Hồ sơ xin giấy phép hoạt động lĩnh vực chứng khoán: giấy đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán (mẫu số 64), hợp đồng thuê trụ sở công ty hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (mẫu số 65), danh sách thông tin nhân sự, cổ đông, thành viên tham gia góp vốn, lý lịch tư pháp của các vị trí sau: thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc).

  Tham khảo chi tiết: Các bước mở công ty chứng khoán.


3. Các mã ngành chứng khoán

Mã 6612 - Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán.


4. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán

Để được cấp giấy phép kinh doanh lĩnh vực chứng khoán, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau: 

  • Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn;
  • Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn;
  • Điều kiện về cơ sở vật chất của công ty chứng khoán;
  • Điều kiện về nhân sự;
  • Điều kiện về vốn pháp định;
  • Điều kiện về các loại giấy phép liên quan.

  Tham khảo chi tiết: Điều kiện mở công ty chứng khoán.


5. Kinh doanh chứng khoán cần bao nhiêu vốn?

Tùy vào nghiệp vụ kinh doanh của công ty đầu tư chứng khoán mà quy định về mức vốn pháp định sẽ khác nhau, cụ thể:

  • 10 tỷ đồng đối với tư vấn đầu tư chứng khoán;
  • 25 tỷ đồng đối với môi giới chứng khoán;
  • 100 tỷ đồng đối với tự doanh chứng khoán;
  • 165 tỷ đồng đối với bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH