Thủ tục xin giấy phép bán, kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ

Xem ngay: Thủ tục và điều kiện xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Quyền, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ trong bài viết này.

Thế nào là hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ?

Rượu là một đồ uống có cồn, được sản xuất từ quá trình lên men tinh bột của các loại ngũ cốc (gạo, ngô, các loại hạt…), dịch đường của cây và hoa quả (nho, táo...) hoặc pha chế từ cồn thực phẩm. Vậy thế nào là bán rượu tiêu dùng tại chỗ? 

Theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP: Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho khách hàng để tiêu dùng ngay tại địa điểm kinh doanh. 

Trong thực tế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hoạt động bán bán rượu tiêu dùng tại chỗ diễn ra vô cùng phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn, hay tại các địa điểm vui chơi giải trí khác.

Đối tượng và điều kiện kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ  

1. Đối tượng được bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là thủ tục tục bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức muốn bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Theo đó, các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán karaoke hay thậm chí là một doanh nghiệp đều bắt buộc phải đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

2. Điều kiện để được bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Kinh doanh rượu được xếp trong danh mục ngành nghề kinh doanh hạn chế và được quản lý chặt chẽ. Theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn nhỏ hơn 5,5 độ phải làm thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc đăng ký với Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp quận/huyện. 

Như vậy theo quy định mới này thì Chính phủ đã chính thức bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ nhưng thương nhân vẫn sẽ phải làm thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo mẫu số 13 về giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ được đính kèm tại Mục II Phụ lục Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

Để được cấp phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Là doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX hoặc hộ kinh doanh được thành lập hợp pháp; 
  • Địa chỉ kinh doanh rõ ràng, cố định, có quyền sử dụng hợp pháp đối với địa điểm kinh doanh;
  • Rượu phải được đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và được cung cấp bởi cá nhân, tổ chức có giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu;  
  • Địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải đạt tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức tự sản xuất rượu để bán rượu đó tiêu dùng tại chỗ thì phải có giấy phép sản xuất rượu theo quy định của pháp luật.

Thủ tục xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Quy trình, thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ gồm 3 bước dưới đây:

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Thành phần hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ mới nhất gồm có:

  • Giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ (theo mẫu số 13 đính kèm tại Mục II Phụ lục Nghị định 17/2020/NĐ-CP);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
  • Bản sao giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rượu (giấy phép phân phối rượu, giấy phép bán buôn rượu, giấy phép bán lẻ rượu...).

>> TẢI MẪU: Đơn đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp quận/huyện, nơi thương nhân đặt trụ sở kinh doanh. 

Ví dụ: 

Bạn là thương nhân kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ có trụ sở tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội thì bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ tới Phòng Kinh tế quận Đống Đa hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng phường Láng Hạ.

➨ Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời gian từ 10 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế & Hạ tầng phải xét duyệt và đưa ra quyết định chấp thuận hay từ chối đơn đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ. 

Trường hợp từ chối đơn đăng ký, cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ lý do và trả lời thương nhân bằng văn bản.

Trong trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ tới thương nhân trong vòng 3 ngày việc tính từ thời điểm tiếp nhận đơn đăng ký.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có một số quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân phân phối;
  • Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.

Tương ứng với quyền và nghĩa vụ trên, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ không được phép thực hiện các hành vi bị coi là vi phạm quy tắc sau đây:

  • Kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ mà không đúng với nội dung ghi trong đơn đăng ký;
  • Sử dụng cồn thực phẩm, cồn công nghiệp hoặc nguyên khác không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bị cấm trong sản xuất, pha chế rượu;
  • Trưng bày, mua bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật;
  • Bán rượu tiêu dùng tại chỗ cho người chưa thành niên, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động;
  • Tổ chức chương trình khuyến mãi hoặc quảng cáo không đúng quy định của pháp luật.

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bán rượu tiêu dùng tại chỗ của Anpha

Anpha đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ làm giấy phép bán buôn - bán lẻ rượu cũng như đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ cho các cơ sở kinh doanh bia rượu tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc với chi phí vô cùng ưu đãi. 

Vì vậy, nếu bạn đang cần xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ cho quán ăn, nhà hàng, hay quán bar hay quán karaoke… thì đừng bỏ qua dịch vụ của Anpha.


Anpha cung cấp dịch vụ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với:

  • Phí dịch vụ chỉ từ 5.000.000 đồng;
  • Miễn phí tư vấn đầy đủ các điều kiện, quy định kinh doanh bia rượu;
  • Hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và cử nhân viên mang qua tận nơi cho bạn ký, đóng dấu;
  • Thay bạn nộp hồ sơ lên UBND quận/huyện và nhận kết quả;
  • Bàn giao giấy phép tận nơi, đúng hẹn.

>> Xem chi tiết: Dịch vụ xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

GỌI NGAY

Một số câu hỏi về xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

1. Thế nào là bán rượu tiêu dùng tại chỗ?

Theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP, bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng ngay tại địa điểm bán hàng. Đây là hoạt động thường thấy ở các nhà hàng, khách sạn, quán ăn…


2. Những đối tượng nào phải đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ ?

Đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là thủ tục tục bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức muốn bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán karaoke đều phải thực hiện thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.


3. Hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ bao gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ mới nhất gồm có:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Đơn đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

4. Nộp hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ ở đâu ?

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế & Hạ tầng cấp quận/huyện, nơi thương nhân đặt trụ sở kinh doanh.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Trần Lan - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH