Thủ tục xin giấy phép kinh doanh sửa chữa, bảo hành xe ô tô

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô (chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô). Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô

Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô

Căn cứ Điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô như sau:

  1. Cơ sở bảo dưỡng nằm trên khu đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp; 
  2. Mặt bằng, nhà xưởng đủ tiêu chuẩn để thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng xe;
  3. Có khu vực tiếp nhận, bàn giao, sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra xe ô tô;
  4. Có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện và khu vực rửa xe;
  5. Trang bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô;
  6. Có trang thiết bị đo lường việc bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô tuân thủ các quy định của pháp về đo lường;
  7. Có thiết bị chẩn đoán động cơ và tình trạng kỹ thuật của xe phù hợp với loại xe cần bảo hành, bảo dưỡng tại cơ sở. Các phần mềm thiết bị chẩn đoán phải đảm bảo quy định về quyền sở hữu trí tuệ;
  8. Có hệ thống quản lý và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng dịch vụ bảo hành và bảo dưỡng ô tô;
  9. Có cam kết của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước hoặc doanh nghiệp nước ngoài về việc hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp linh kiện và phụ kiện phục vụ việc bảo dưỡng, bảo hành ô tô.

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô, bạn cần thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (giấy phép con) như sau: 

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm:

  1. Giấy đề nghị cấp chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
  3. Bản kê khai cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
  4. Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ điều kiện cấp phép kinh doanh sửa chữa ô tô.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.

Nếu bạn vẫn chưa hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh cho cơ sở bảo hành xe ô tô (xe hơi) thì có thể tham khảo thêm bài viết hướng dẫn của Anpha:

>> Thủ tục đăng ký thành lập công ty sửa chữa ô tô.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh sửa chữa, bảo dưỡng ô tô cho Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải qua 2 phương thức: nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính.

➨ Bước 3: Xét duyệt hồ sơ

  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ:
    • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ gửi văn bản yêu cầu cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô sửa đổi, bổ sung;
    • Nếu hồ sơ hợp lệ: Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ gửi thông báo thời gian và tiến hành thẩm định thực tế cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Thời gian thẩm định thường tối đa 15 ngày kể từ ngày ra thông báo.
  • Sau khi kết thúc thẩm định, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ thông báo kết quả kiểm tra và hướng dẫn sửa đổi các hạng mục chưa đạt yêu cầu. 

➨ Bước 4: Nhận kết quả 

  • Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra sẽ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô;
  • Trường hợp không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra sẽ gửi văn bản từ chối kèm theo lý do. 

Lưu ý:

Trong vòng 6 tháng kể từ lần đánh giá đầu tiên, nếu doanh nghiệp không sửa đổi các hạng mục chưa đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra sẽ hủy kết quả đánh giá và từ chối hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.

>> Xem chi tiết: Thủ tục kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.

--------

Ngoài ra, Anpha cũng có một lưu ý quan trọng đối với các garage sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ô tô có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên. Để hoạt động kinh doanh hợp pháp, thì ngoài đảm bảo 2 loại giấy tờ cần thiết như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (giấy phép con), cơ sở bắt buộc phải có giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy.

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép PCCC cho cơ sở bảo dưỡng xe ô tô.

Trách nhiệm khi được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

Cơ sở được cấp giấy chứng nhận bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô cần thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  1. Thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô khi khách hàng giao xe tới cơ sở;
  2. Tuân thủ quy định về bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô;
  3. Phối hợp với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong quá trình triệu hồi xe theo quy định;
  4. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ kỹ thuật viên theo yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô;
  5. Tiếp tục vận hành cơ sở đảm bảo các điều kiện cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
  6. Tuân thủ việc kiểm tra giám sát định kỳ và kiểm tra đột xuất của cơ quan có thẩm quyền;
  7. Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô:
    • Phải xử lý và hoàn tất hết các công việc chưa hoàn thành với khách hàng trước khi bị thu hồi giấy chứng nhận;
    • Chịu trách nhiệm với tất cả các công việc đó trong thời hạn bảo hành đã cam kết. 

Các câu hỏi thường gặp về thủ tục xin giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô

1. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo dưỡng, bảo hành ô tô như thế nào?

Quy trình, thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ giấy tờ cần thiết để xin giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải;
  • Bước 3: Cục Đăng kiểm Việt Nam xét duyệt hồ sơ và thẩm định thực tế;
  • Bước 4: Chờ nhận kết quả trong 5 ngày làm việc.

>> Xem chi tiết: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô (tải mẫu miễn phí).

2. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô gồm những giấy tờ gì?

Bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm:

  1. Giấy đề nghị cấp chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
  3. Bản kê khai cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
  4. Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo dưỡng, bảo hành xe ô tô.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.

3. Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô bị mất có cấp lại được không?

Nếu giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của bạn bị hỏng hoặc mất, bạn cần làm thủ tục xin cấp lại.

>> Xem chi tiết: Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

4. Điều kiện kinh doanh sửa chữa ô tô cần đảm bảo những yếu tố nào?

Để được cấp phép kinh doanh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô cần đáp ứng các điều kiện về: mặt bằng, trang thiết bị, hệ thống quản lý, đội ngũ nhân viên và có cam kết hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp linh kiện của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. 

>> Xem chi tiết: Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH