Thủ tục mở cửa hàng - garage sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô

Kinh nghiệm mở cửa hàng sửa chữa ô tô, garage bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô: cần giấy phép gì, chi phí mở gara ô tô, mã ngành kinh doanh gara ô tô, xe hơi...

Điều kiện kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ô tô

Kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe hơi, xe ô tô thuộc lĩnh vực giao thông vận tải là ngành nghề có điều kiện. Do đó để có thể kinh doanh dịch vụ này, bạn cần phải có các giấy phép sau đây:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa chữa xe ô tô;
  2. Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (*);
  3. Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

(*): Giấy phép PCCC (giấy phép con) chỉ áp dụng cho những garage kinh doanh sửa chữa, bảo dưỡng ô tô có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên.

Xem thêm: 

>> Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

>> Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô, mở showroom xe hơi.

Quy trình, thủ tục mở cửa hàng bảo dưỡng xe ô tô, garage xe hơi

Theo quy định của pháp luật, cá nhân hoặc tổ chức muốn mở cửa hàng, garage (gara) ô tô, bao gồm các dịch vụ như: sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ô tô… bắt buộc phải thành lập công ty.

Trường hợp bạn chỉ kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô (không bao gồm dịch vụ bảo dưỡng, bảo hành ô tô) thì có thể mở gara sửa xe ô tô theo mô hình hộ kinh doanh.

>> Xem thêm: Cách mở cửa hàng sửa chữa xe ô tô - Mô hình hộ kinh doanh.

------

Dưới đây, Anpha sẽ hướng dẫn chi tiết các thủ tục pháp lý cần thiết để mở gara ô tô cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe hơi theo mô hình doanh nghiệp.

1. Hồ sơ, thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Quy trình thực hiện thủ tục mở gara sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm 4 bước sau:

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ mở công ty bảo hành, bảo dưỡng, sửa xe ô tô gồm những thành phần sau:

  1. Điều lệ công ty - gara bảo dưỡng, chăm sóc xe ô tô;
  2. Giấy đề nghị thành lập công ty sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô;
  3. Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  4. Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu:
    • Người đại diện pháp luật;
    • Các cổ đông/thành viên góp vốn;
    • Người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).
  5. Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty sửa chữa, bảo dưỡng ô tô.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty sửa chữa, bảo dưỡng ô tô tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính.

Bạn có thể chọn 1 trong 3 cách sau để nộp hồ sơ:

>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kinh doanh sửa chữa ô tô online.

➨ Bước 3: Nhận kết quả sau 3 - 5 ngày làm việc.

Từ 3 - 5 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng ô tô và con dấu nếu hồ sơ hợp lệ. 

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối và nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

➨ Bước 4: Thực hiện các thủ tục pháp lý sau khi có GPKD (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, bạn cần nhanh chóng thực hiện các thủ tục pháp lý quan trọng sau: nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, treo biển hiệu công ty, mở tài khoản, mua chữ ký số (token)... 

Xem thêm:

>> Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp;

>> 6 việc cần làm sau khi có giấy phép kinh doanh.

------

Để rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, cũng như tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian, bạn có thể sử dụng dịch vụ xin giấy phép đăng ký kinh doanh gara ô tô tại Kế toán Anpha.

Chi tiết dịch vụ như sau:

  • Tổng chi phí trọn gói dịch vụ: từ 1.000.000 đồng;
  • Thời gian hoàn thành dịch vụ: từ 3 - 5 ngày làm việc;
  • Bạn chỉ cần cung cấp 2 thông tin cơ bản sau:
    • Thông tin cá nhân hộ chiếu/CCCD/CMND của người đại diện pháp luật, các cổ đông, thành viên góp vốn;
    • Thông tin dự kiến thành lập công ty như: tên, vốn, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp…

Nếu có thắc mắc về dịch vụ thành lập công ty sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, bạn có thể liên hệ theo số hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết.

GỌI NGAY

2. Thủ tục xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Như Anpha chia sẻ ở trên, trường hợp garage kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng hay sửa chữa ô tô có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên bắt buộc phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Chi tiết thủ tục xin giấy phép PCCC như sau:

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép PCCC.

Chi tiết bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC gồm những thành phần sau:

  1. Phương án phòng cháy chữa cháy (*);
  2. Bảng thống kê các phương tiện PCCC;
  3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - bản sao;
  4. Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;
  5. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
  6. Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC - bản sao.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về PCCC.

(*): Phương án phòng cháy chữa cháy của gara ô tô sẽ do người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

Bạn có thể nộp hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo 1 trong 3 cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Cục hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;
  • Cách 2: Nộp online qua Cổng dịch vụ công (nếu có);
  • Cách 3: Nộp qua dịch vụ bưu điện Việt Nam (VNPost).

➨ Bước 3: Chờ nhận kết quả từ 5 - 15 ngày làm việc.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối.

Lưu ý:

Trường hợp, cửa hàng, garage sửa chữa, bảo dưỡng ô tô có diện tích dưới 500m2 hoặc có khối tích dưới 5.000m3 thì không cần xin xin phép PCCC. Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh vẫn phải có phương án phòng cháy chữa cháy. Phương án chữa cháy này sẽ do trưởng công an cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng.

------

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc với cơ quan thẩm quyền hoặc không có thời gian tự thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận PCCC, có thể tham khảo dịch vụ làm giấy phép PCCC của Anpha.

Tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng, garage bảo dưỡng xe ô tô, chăm sóc xe ô tô mà chi phí xin giấy chứng nhận PCCC sẽ khác nhau. Bạn liên hệ với Anpha theo số hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí và báo giá chính xác.

GỌI NGAY

3. Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được thực hiện như sau:

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - bản sao;
  3. Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô - bản chính;
  4. Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ.

Bạn nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.

➨ Bước 3: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện;
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô. 

Lưu ý:

Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.

Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, cơ quan sẽ thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp, bao gồm các biện pháp khắc phục những hạng mục chưa đạt yêu cầu (nếu có).

➨ Bước 4: Nhận kết quả 

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra sẽ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp, cơ quan sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đánh giá lần đầu, nếu doanh nghiệp không khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu thì kết quả đánh giá và hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô sẽ bị hủy.

Mã ngành đăng ký kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô

Để kinh doanh dịch vụ sửa chữa xe ô tô, bảo dưỡng xe hơi, bạn có thể đăng ký mã ngành như sau:

Mã ngành 4520 - Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

Chi tiết hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa ô tô gồm:

  • Xử lý chống rỉ;
  • Bảo dưỡng thông thường;
  • Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn xe ô tô;
  • Sửa chữa phần cơ, phần điện, hệ thống đánh lửa tự động;
  • Sửa chữa thân xe, các bộ phận của ô tô, tấm chắn, cửa sổ, ghế, đệm, nội thất ô tô, bơm vá săm, lốp ô tô, lắp đặt hoặc thay thế.

Câu hỏi thường gặp về thủ tục mở cửa hàng sửa chữa ô tô, garage ô tô

1. Muốn mở cửa hàng, gara sửa xe ô tô, chăm sóc xe hơi cần đáp ứng điều kiện gì?

Cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô cần đảm bảo có các giấy tờ pháp lý sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy (*);
  • Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

(*): Giấy phép PCCC (giấy phép con) chỉ áp dụng cho những garage kinh doanh sửa chữa, bảo dưỡng ô tô có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên.

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh - mở cửa hàng sửa xe, gara ô tô như thế nào?

Quy trình, thủ tục mở gara ô tô, cửa hàng sửa xe ô tô gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký mở cửa hàng sửa xe ô tô, gara ô tô;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT nơi đặt trụ sở chính;
  • Bước 3: Chờ nhận kết quả sau 3 - 5 ngày làm việc;
  • Bước 4: Thực hiện các thủ tục pháp lý sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như: xin giấy phép PCCC, xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô… 

>> Xem chi tiết: Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa chữa xe ô tô.

3. Chi phí mở garage ô tô tại Kế toán Anpha là bao nhiêu?

Tại Kế toán Anpha, chi phí mở công ty sửa chữa ô tô, bảo dưỡng ô tô chỉ từ 1.000.000 đồng (tùy khu vực cụ thể mà chi phí sẽ có sự chênh lệch). 

Thời gian hoàn thành dịch vụ là từ 3 ngày làm việc. Anpha sẽ thay bạn thực hiện mọi thủ tục và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gara xe hơi tận nơi theo yêu cầu.

Liên hệ Anpha qua số hotline 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

4. Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm những gì?

Chi tiết thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (giấy phép con để được phép hoạt động ngành nghề) gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản chính bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

5. Mã ngành đăng ký kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô là gì?

Để đăng ký kinh doanh dịch vụ sửa chữa hay bảo dưỡng xe ô tô, bạn có thể đăng ký mã ngành 4520: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.

>> Xem chi tiết: Mã ngành đăng ký kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH