Ý nghĩa số căn cước công dân và cách tra cứu CCCD online

Căn cước công dân để làm gì? Hướng dẫn cách tra cứu căn cước công dân online. Tra cứu MST cá nhân, thông tin cá nhân, BHXH… bằng CCCD được không?

Ý nghĩa các số trên CCCD (căn cước công dân)

1. Quy định số căn cước công dân

Theo Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA, các mã số trên CCCD (mã số định danh cá nhân) gồm:

  • Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;
  • Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh.
2. Ý nghĩa 12 số CCCD 

Căn cứ Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, cấu trúc số căn cước công dân là dãy số tự nhiên gồm 12 số mang ý nghĩa như sau:

3 chữ số đầu tiên: Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.

Ví dụ: Bạn khai sinh tại Hà Nội thì 3 chữ số đầu sẽ là 001, Hưng Yên là 033, Thái Bình là 034... 

1 chữ số tiếp theo là mã giới tính, mã thế kỷ. Loại mã này được quy định theo bảng sau:

Thời gian Mã giới tính
Nam Nữ
1900 - 1999 Thế kỷ 20 0 1
2000 - 2099 Thế kỷ 21 2 3
2100 - 2199 Thế kỷ 22 4 5
2200 - 2299 Thế kỷ 23 6 7
2300 - 2399 Thế kỷ 24 8 9

Ví dụ: Bạn là nữ, sinh năm 2003 thuộc thế kỷ 21 thì mã giới tính sẽ là 3.

2 chữ số tiếp theo là mã năm sinh (2 số cuối trong năm sinh của bạn). 

Ví dụ: Bạn sinh năm 1999 thì mã năm sinh là 99.

6 chữ số cuối là khoảng mã số ngẫu nhiên.

Số căn cước công dân để làm gì?

Số CCCD được sử dụng để khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành liên quan, theo đó CCCD thường được ứng dụng trong các trường hợp sau: 

1. Xác định thông tin về nhân thân trong các thủ tục, giao dịch

Số CCCD thường được yêu cầu cung cấp trong quá trình làm thủ tục hành chính, làm hợp đồng hay trong các giao dịch nhằm giúp xác định thông tin về nhân thân, lai lịch của người làm thủ tục. Việc cung cấp này nhằm khẳng định một người đã tham gia vào thủ tục hành chính, giao dịch hoặc hợp đồng.

2. Tra cứu thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Số CCCD hiện chính là mã định danh cá nhân được nhà nước quản lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, các thông tin này sẽ được Bộ Công an thống nhất quản lý, cập nhật và chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng số CCCD để thực hiện kiểm tra thông tin của người được cấp. 

3. Thay thế mã số thuế cá nhân

Căn cứ theo Khoản 7 Điều 35 của Luật Quản lý thuế 2019, khi mã định danh cá nhân (số CCCD) đã cấp cho toàn bộ người dân thì mã này sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế. Như vậy, người dân có thể sử dụng số CCCD để thay thế cho mã số thuế cá nhân khi thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế, mở tài khoản ngân hàng và đăng ký các giao dịch điện tử.

4. Thay thế CCCD/CMND, hộ chiếu, giấy tờ khi mua bán nhà

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2021/NĐ-CP, mã định danh cá nhân có thể được sử dụng thay thế cho bản sao CCCD/CMND, hộ chiếu hay các giấy tờ có giá trị chứng thực cá nhân khác khi thực hiện thủ tục liên quan đến kinh doanh bất động sản, nhà ở (chuyển quyền sở hữu, mua bán…) trong trường hợp: 

  • Công dân Việt Nam đã được cấp mã số định danh cá nhân;
  • Cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp - đăng ký đầu tư, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được kết nối. 

Như Anpha chia sẻ phần trên thì mã định danh cá nhân chính là số căn cước công dân. Như vậy, công dân khi cần thực hiện các giao dịch, thực hiện thủ tục liên quan đến đất đai, nhà cửa, có thể cung cấp số CCCD thay thế cho bản sao CCCD/CMND, hộ chiếu. 

>> Tìm hiểu thêm: Mã số định danh có thể thay thế CCCD và MST không?

Hướng dẫn cách tra cứu căn cước công dân online (có hình ảnh)

Để tiến hành tra cứu số căn cước công dân online, bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào hệ thống Cổng dịch vụ công Bộ Công an;

Bước 2: Chọn “Đăng nhập” tại góc phải màn hình;

Bước 3: Chọn “Tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia”;

Bước 4: Nhấn chọn “Tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia” để đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia;

Lưu ý:

Chọn “Tài khoản định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an” hoặc “Tài khoản cấp bởi Bưu điện Việt Nam” nếu bạn đã tạo tài khoản của các trang này. 

Bài viết liên quan:

>> Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử VNeID;

>> Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu VNeID.

Bước 5: Đăng nhập tài khoản:

  • Nếu đã có tài khoản, tiến hành chọn 1 trong 4 cách đăng nhập sau: CMT/CCCD, usb ký số, sim ký số hoặc VNPT SmartCA;
  • Nếu chưa có tài khoản, nhấn chọn “Đăng ký” ở dưới màn hình để tạo tài khoản, sau đó quay lại và đăng nhập vào hệ thống.

>> Tham khảo chi tiết: Đăng ký tài khoản dịch vụ công quốc gia (có hình ảnh).

Bước 6: Nhập mã xác thực (OTP) được gửi qua số điện thoại ➞ Chọn “Xác nhận”;

Bước 7: Chọn mục “Thông báo lưu trú”;

Bước 8: Xem số CCCD tại mục “Thông tin người thông báo”;

Tra cứu mã số thuế cá nhân, BHXH, thông tin cá nhân bằng số CCCD

Để có thể tra cứu thông tin cá nhân, tra cứu mã số thuế cá nhân hoặc tra cứu thông tin BHXH thì bạn có thể tham khảo các quy trình tra cứu thông tin online dưới đây:

1. Tra cứu mã số thuế (MST) cá nhân bằng số CCCD

Cách 1: Tra cứu mã số thuế tại trang Tổng cục Thuế

Bước 1: Truy cập vào website Tổng cục Thuế;

Bước 2: Sau đó chọn tab “Thông tin về người nộp thuế TNCN”;

Bước 3: Điền thông tin “Số chứng minh thư/Thẻ căn cước” và “Mã xác nhận” để tiến hành tra cứu;

Bước 4: Chọn “Tra cứu” để nhận kết quả. Các thông tin nhận được sau khi tra cứu bao gồm: mã số thuế cá nhân, họ và tên, cơ quan thuế, số CCCD/CMND...

Cách 2: Tra cứu mã số thuế tại trang Thuế điện tử 

Bước 1: Truy cập vào website Thuế điện tử;

Bước 2: Chọn mục “Cá nhân”;

Bước 3: Màn hình sẽ hiển thị trang Thuế Việt Nam ➡ Nhấn chọn “Tra cứu thông tin NNT”; 

Bước 4: Chọn loại giấy tờ là “Căn cước công dân” hoặc “Chứng minh thư” (tùy thuộc MST của bạn được đăng ký dựa trên thông tin nào) ➞ Nhập CCCD/CMND tại mục “Số giấy tờ” và nhập “Mã kiểm tra”, sau cùng nhấn chọn “Tra cứu”.

Sau khi hoàn tất, hệ thống sẽ hiển thị kết quả tra cứu bao gồm:mã số thuế cá nhân của người nộp thuế, họ tên, cơ quan thuế, ngày cấp, tình trạng.

2. Tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CCCD 

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Bước 2: Nhập các thông tin bắt buộc (thông tin đánh dấu sao) như tỉnh/TP, số CCCD, họ tên để thực hiện chức năng tra cứu mã số BHXH;

Bước 3: Nhấn chọn “Tôi không phải người máy” để xác nhận và nhấn nút “Tra cứu”.

Sau khi hoàn tất, hệ thống sẽ hiển thị kết quả tra cứu bao gồm mã số BHXH và các thông tin cá nhân, mã số hộ gia đình và trạng thái. 

------

Ngoài cách dùng số CCCD (mã định danh cá nhân), bạn còn có thể tải ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội điện tử Việt Nam để tra cứu thông tin BHXH cùng các thôngtin liên quan.

>> Tìm hiểu chi tiết: Hướng dẫn đăng ký tài khoản VssID.

3. Tra cứu thông tin cá nhân online 

Bước 1: Truy cập vào hệ thống Cổng dịch vụ công Bộ Công an;

Tiến hành đăng nhập vào hệ thống theo các bước đã trình bày ở phần trên (từ bước 1 đến bước 6).

Bước 2: Chọn mục “Tra cứu hồ sơ” ➞ Nhấn chọn “Thông tin công dân” ở cột bên trái màn hình. Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ hiển thị kết quả bao gồm các thông tin: họ tên, giới tính, tình trạng hôn nhân, ngày sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo... 

Câu hỏi thường gặp liên quan đến số CCCD (mã định danh cá nhân)

1. Số CCCD có ý nghĩa gì?

Dãy số trên CCCD gồm 12 mã số, tương ứng với từng ý nghĩa sau: 

  • 3 chữ số đầu tiên: mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;
  • 1 chữ số tiếp theo là mã giới tính;
  • 2 chữ số tiếp theo là mã năm sinh;
  • 6 chữ số cuối là khoảng mã số ngẫu nhiên; 

2. 3 số đầu CCCD có ý nghĩa gì?

3 số đầu của dãy số CCCD là các mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.

3. Công dụng của số CCCD là gì? 

Số CCCD có những công dụng sau: 

  • Xác định thông tin về nhân thân trong các thủ tục, giao dịch;
  • Tra cứu thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
  • Thay thế mã số thuế cá nhân;
  • Thay thế CCCD/CMND, hộ chiếu, giấy tờ khi mua bán nhà.

>> Xem chi tiết: Dãy số căn cước công dân có ý nghĩa, công dụng gì.

4. Có mấy cách tra cứu MST cá nhân bằng CCCD online?

Có 2 cách tra cứu mã số thuế cá nhân bằng số CCCD:

  • Cách 1: Tra cứu mã số thuế tại website Tổng cục Thuế;
  • Cách 2: Tra cứu mã số thuế tại website Thuế điện tử; 

>> Xem chi tiết: Tra cứu mã số thuế cá nhân bằng CCCD.

5. Tra cứu BHXH bằng CCCD gồm mấy bước?

Tra cứu BHXH bằng CCCD gồm 3 bước:

  • Bước 1: Truy cập cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
  • Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin cần thiết để thực hiện chức năng tra cứu mã số BHXH;
  • Bước 3: Chọn ô “Tra cứu” để nhận kết quả.

>> Xem chi tiết tại: Tra cứu BHXH bằng CCCD - Có hình ảnh cụ thể.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH