Phân biệt mã số thuế doanh nghiệp, MST 10 số và MST 13 số

Mã số thuế là gì? Mã số doanh nghiệp là gì? Mã số thuế có phải là mã số doanh nghiệp? Cấu trúc mã số thuế? So sánh MST công ty 10 số và mã số thuế 13 số.

Mã số thuế là gì? Mã số doanh nghiệp là gì? Cấu trúc mã số thuế (MST)

1. Mã số thuế là gì? Mã số doanh nghiệp là gì?

Mã số thuế (MST) hay còn gọi là mã số doanh nghiệp:

  • Tên tiếng Anh là tax code;
  • Được cấp bởi cơ quan quản lý thuế;
  • Là một dãy số với 10 số, do đó MST công ty còn được gọi là MST 10 số;
  • Được sử dụng trong suốt quá trình hoạt động cho đến khi giải thể (trừ một số trường hợp khác được pháp luật quy định). 

Thông qua mã số thuế công ty, các cơ quan quản lý thuế có thể dễ dàng xác định chính xác và quản lý từng đối tượng nộp thuế. Đồng thời, người nộp thuế còn có thể tra cứu doanh nghiệp qua mã số thuế nhanh chóng.

2. Quy định về cấu trúc mã số thuế công ty

Cấu trúc mã số thuế như sau:

N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13
Trong đó:
  • N1N2: Là số phân khoảng tỉnh cấp mã số thuế (theo “Danh mục mã phân khoảng tỉnh”);
  • N3N4N5N6N7N8N9: Được quy định theo cấu trúc tăng dần từ 0000001 đến 9999999;
  • N10: Là chữ số kiểm tra;
  • N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10: Được cấp cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế;
  • N11N12N13: Được cấp cho các đơn vị trực thuộc theo cấu trúc tăng dần từ 001 đến 999;
  • Dấu “-” là ký tự dùng phân tách 10 số đầu và 3 số cuối.

Mã số thuế 10 số là gì?

Như Anpha chia sẻ như trên, mã số thuế 10 số có thể được gọi là mã số thuế công ty hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số kinh doanh đều được. 

Mã số thuế doanh nghiệp được cấp 1 lần cho 1 doanh nghiệp, được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chỉ hết hiệu lực khi doanh nghiệp đó giải thể.

Các đơn vị độc lập dưới đây được cấp mã số thuế 10 số: 

  • Hợp tác xã;
  • Doanh nghiệp;
  • Đại diện hộ kinh doanh, hộ gia đình;
  • Các tổ chức kinh tế có phát sinh nghĩa vụ thuế;
  • Các cá nhân khác… 

Mã số thuế 13 số là gì?

Mã số thuế 13 số hay còn gọi là mã số thuế đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp

Đối tượng được cấp mã số thuế 13 số là:

  • Đơn vị phụ thuộc: chi nhánh công ty, văn phòng đại diện;
  • Địa điểm kinh doanh của hộ và cá nhân kinh doanh;
  • Nhà đầu tư, nhà thầu, hiệp định dầu khí, công ty mẹ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được cử đại diện nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng;
  • Các đơn vị phụ thuộc khác được thành lập hợp pháp và có phát sinh nghĩa vụ thuế… 

Mã số thuế 13 số của chi nhánh, văn phòng đại diện phải được kích hoạt và có hiệu lực trong hệ thống đăng ký thuế trước khi có thông báo hoạt động.

Thủ tục xin cấp mã số thuế công ty, mã số đơn vị trực thuộc

1. Thủ tục xin cấp mã số thuế công ty (MST 10 số)

Như Anpha chia sẻ, mã số thuế doanh nghiệp chính là mã số kinh doanh được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký thuế. Khi đó, thủ tục xin cấp mã số thuế doanh nghiệp chính là thủ tục đăng ký kinh doanh.

1.1 - Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm:

  1. Điều lệ công ty;
  2. Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty;
  3. Danh sách cổ đông hoặc thành viên (tùy vào loại hình thành lập);
  4. Giấy ủy quyền (khi người đại diện pháp luật không trực tiếp làm thủ tục);
  5. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu cổ đông hoặc thành viên và người đại diện pháp luật công ty;
  6. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền thay đại diện pháp luật làm thủ tục thành lập.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Thủ tục xin cấp MST - thành lập doanh nghiệp.

Theo đó:

  • Nơi tiếp nhận đơn đăng ký kinh doanh: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Cách thức gửi đơn đăng ký kinh doanh: trực tiếp, qua mạng hoặc dịch vụ VNPost;
  • Thời gian xử lý hồ sơ xin cấp đăng ký kinh doanh: Trong khoảng 3 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ.

Xem thêm: 

>> Các bước đăng ký kinh doanh online;

>> Hướng dẫn đăng ký thành lập công ty.

--------

Tham khảo thủ tục xin cấp mã số kinh doanh, mã số thuế 10 số của Kế toán Anpha tại bài biết “Dịch vụ thành lập doanh nghiệp”, với thông tin dịch vụ như sau:

Phí dịch vụ thành lập công ty chỉ 250.000 đồng - Toàn quốc;

Thời gian bàn giao giấy phép đăng ký kinh doanh: Sau 3 ngày làm việc;

Cam kết chi phí, cam kết thời gian và cam kết các quyền lợi liên quan như:

  • Miễn phí tư vấn các quy định pháp lý từ tổng quan đến chuyên sâu;
  • Miễn phí bàn giao toàn bộ chứng từ, hồ sơ trong quá trình sử dụng dịch vụ;
  • Miễn phí công chứng toàn bộ giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh… 

GỌI NGAY

1.2 - Thủ tục đăng ký thuế

Thủ tục đăng ký thuế này dành cho các đối tượng không làm thủ tục đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư như văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện… khi làm đăng ký kinh doanh với Sở KH&ĐT mặc định đã được cấp mã số thuế khi làm thủ tục thành lập nên không cần làm thủ tục đăng ký thuế.

Tham khảo hồ sơ đăng ký thuế bao gồm (*):

  1. Tờ khai đăng ký thuế mẫu 01-ĐK-TCT;
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký thuế cho doanh nghiệp (đơn vị độc lập).

(*) Các đầu mục hồ sơ kể trên là bộ hồ sơ cơ bản. Tùy từng trường hợp mà bạn bổ sung một số giấy tờ khác nhau, chẳng hạn: 

  • Đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài thì bổ sung mẫu BK04-ĐK-TCT;
  • Đối với các nhà đầu tư dầu khí thì bổ sung mẫu BK05-ĐK-TCT… 

>> Tham khảo thêm: Cách đăng ký MST nhà thầu nước ngoài.

2. Thủ tục xin cấp mã số thuế chi nhánh - văn phòng đại diện (mã số thuế 13 số)

Mã số thuế 13 số được cấp cho các đơn vị trực thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện… Do vậy, thủ tục xin cấp mã số thuế 13 số có thể được hiểu là thủ tục thành lập chi nhánh hoặc thủ tục thành lập văn phòng đại diện

2.1 - Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty bao gồm:

  1. Thông báo thành lập chi nhánh công ty;
  2. Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh công ty;
  3. Bản sao quyết định về việc thành lập chi nhánh công ty;
  4. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty;
  5. Giấy ủy quyền (khi người đại diện pháp luật không trực tiếp làm thủ tục);
  6. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh;
  7. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người được ủy quyền làm thủ tục.

Xem thêm: 

>> Hồ sơ thành lập chi nhánh cùng tỉnh;

>> Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh.

2.2 - Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện bao gồm:

  1. Thông báo thành lập văn phòng đại diện;
  2. Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện;
  3. Bản sao quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện;
  4. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
  5. Giấy ủy quyền (khi người đại diện pháp luật không trực tiếp làm thủ tục);
  6. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người đứng đầu văn phòng đại diện;
  7. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người được ủy quyền làm thủ tục.

>> Xem thêm: Cách thành lập văn phòng đại diện.

Quá trình các bước nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh và văn phòng đại diện được thực hiện tương tự, cụ thể:

  • Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện;
  • Cách thức gửi đơn xin thành lập: trực tiếp, qua mạng hoặc dịch vụ VNPost;
  • Thời gian xử lý hồ sơ: Trong khoảng 3 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ.

--------

Tham khảo dịch vụ thành lập chi nhánh công tydịch vụ thành lập văn phòng đại diện của Kế toán Anpha: Trọn gói - Tốc độ - Tiết kiệm

Chỉ từ 700.000 đồng;

Chỉ sau 3 ngày làm việc, bàn giao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tận nơi;

Chỉ cần cung cấp 3 thông tin cơ bản: 

  • Mã số thuế công ty; 
  • Địa chỉ đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
  • Người đứng đầu chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

GỌI NGAY

Các lưu ý khi sử dụng mã số thuế

Đối với mã số thuế nói chung, cá nhân, tổ chức cần lưu ý các quy định sau:

  1. Nghiêm cấm việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác;
  2. Mã số thuế là cơ sở để xác định doanh nghiệp, nên doanh nghiệp phải ghi MST vào các chứng từ, hóa đơn khi thực hiện các giao dịch thương mại, thuế, ngân hàng…;
  3. Đối với các trường hợp thay đổi địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện phải thực hiện thông báo cho cơ quan thuế để tránh bị khóa MST, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kê khai qua mạng nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung;
  4. Các trường hợp dẫn đến bị khóa mã số thuế điển hình là: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu, không nộp tờ khai thuế trong suốt thời gian dài…;
  5. Bạn có thể tra cứu mã số thuế doanh nghiệp hoặc tra cứu thông tin doanh nghiệp qua mã số thuế theo 1 trong 2 cách:
    • Tra cứu mã số thuế trên Tổng cục Thuế;
    • Tra cứu thông tin trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

>> Tham khảo thêm: Cách tra cứu mã số thuế công ty.

Các câu hỏi thường gặp về mã số thuế công ty & đơn vị trực thuộc

1. Mã số doanh nghiệp là gì? Mã số kinh doanh là gì?

Mã số doanh nghiệp hay còn gọi là mã số kinh doanh, mã số thuế, mã số thuế 10 số… là dãy số gồm 10 số, được cấp khi doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư.

>> Xem chi tiết: Mã số thuế công ty là gì?


2. Hướng dẫn cách đăng ký mã số doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký mã số doanh nghiệp là thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc còn gọi là thủ tục thành lập công ty.

Đầu tiên, bạn chuẩn bị bộ hồ sơ (theo đường dẫn phía dưới) và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau đó bạn chờ trong khoảng 3 ngày làm việc để cơ quan đăng ký kinh doanh xét duyệt hồ sơ và cấp mã số doanh nghiệp (cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký mã số doanh nghiệp.


3. Mã số doanh nghiệp có mấy số?

Mã số doanh nghiệp gồm 10 số. Mã số này được cấp đúng 1 lần cho 1 doanh nghiệp và chỉ hết hiệu lực khi doanh nghiệp đó giải thể.


4. Hướng dẫn thủ tục đăng ký thuế

Hồ sơ đăng ký thuế bao gồm: tờ khai 01-ĐK-TCT và bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Lưu ý:

Thủ tục đăng ký thuế dành cho các trường hợp không làm thủ tục đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bởi nếu làm đăng ký kinh doanh với Sở KH&ĐT thì mặc định bạn đã được cấp mã số thuế nên không cần làm thủ tục đăng ký thuế nữa.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký thuế cho doanh nghiệp.


5. Mã số thuế 13 số là gì?

Mã số thuế 13 số hay còn gọi là mã số thuế đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp

Các đối tượng được cấp MST 13 số có thể kể đến là: chi nhánh công ty, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hộ và cá nhân kinh doanh, các đơn vị phụ thuộc khác được thành lập hợp pháp và có phát sinh nghĩa vụ thuế…


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH