Phân biệt đơn vị trực thuộc theo Luật Doanh nghiệp 2020 - Mới

Đơn vị trực thuộc doanh nghiệp là gì? Phân loại đơn vị phụ thuộc: chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện theo hình thức kê khai, hạch toán thuế...

Đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp là gì?

Đơn vị trực thuộc (Dependent Units) là đơn vị hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp, gồm:

  • Đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh;
  • Đơn vị trực thuộc không hoạt động kinh doanh;
  • Đơn vị khác được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập: trường học, trung tâm nghiên cứu, bệnh viện…

Đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp gồm chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa cấu trúc đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp như sau:

  • Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh cụ thể;
  • Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp mà không nhằm mục đích tạo ra doanh thu;
  • Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, bao gồm chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: 

>> Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?

>> Sự khác biệt giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện.

Phân biệt các loại đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp

1. Về phạm vi hoạt động

➤ Chi nhánh:

Là đơn vị phụ thuộc được doanh nghiệp thành lập tại một địa điểm nhất định nhằm mục đích thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp tùy vào sự ủy quyền.
Chi nhánh có mã số thuế, con dấu riêng và đăng ký ngành nghề theo ngành nghề của doanh nghiệp.
Tóm lại, chi nhánh được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra doanh thu và các nhiệm vụ mà doanh nghiệp ủy quyền.

Tham khảo: 

>> Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty vốn Việt Nam - Trọn gói 700.000 đồng;

>> Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty vốn nước ngoài - Hoàn thành từ 5 ngày làm việc. 

➤ Văn phòng đại diện:

Là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, tuy không thực hiện chức năng kinh doanh mà chỉ đại diện theo ủy quyền nhưng văn phòng đại diện vẫn được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng. Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện ở trong nước hoặc nước ngoài và được đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

Tham khảo: 

>> Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty vốn Việt Nam - Trọn gói 700.000 đồng;

>> Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài - Hoàn thành từ 20 ngày làm việc.

➤ Địa điểm kinh doanh:

Là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ. Địa điểm kinh doanh có thể khác địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh - Từ 3 ngày có kết quả.

GỌI NGAY

2. Về vấn đề kê khai thuế, hạch toán kế toán 

➤ Chi nhánh: 

Chi nhánh công ty có thể chọn lựa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập, khi đó:

  • Chi nhánh hạch toán độc lập: kê khai thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNCN, lệ phí môn bài (thuế môn bài) tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh (tương tự như doanh nghiệp);
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
    • Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính: kê khai và nộp tiền lệ phí môn bài, thuế GTGT tại cơ quan thuế của trụ sở chính;
    • Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính: kê khai và nộp tiền lệ phí môn bài, thuế GTGT tại cơ quan thuế nơi đặt chi nhánh.

Lưu ý:

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng hoặc khác tỉnh với trụ sở chính đều không phải nộp hồ sơ kê khai thuế TNDN, mà kê khai tập trung tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở chính và kê khai thuế TNCN tại cơ quan quản lý thuế nơi đặt chi nhánh.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn kê khai thuế GTGT cho chi nhánh công ty.

➤ Văn phòng đại diện: 

  • Văn phòng đại diện hoạt động với mục đích đại diện, tiếp thị, tìm hiểu thị trường, nếu không tham gia sản xuất, kinh doanh, không có thu nhập từ bán hàng hóa, dịch vụ thì không phải phát hành hóa đơn, không sử dụng hóa đơn và không đóng lệ phí môn bài;
  • Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng (quý) đối với những sắc thuế văn phòng đại diện phát sinh phải nộp/nộp thay;
  • Văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ và kê khai thuế TNCN đối với tiền công, tiền lương của nhân viên tại văn phòng đại diện (nếu có).

Lưu ý:

Việc khấu trừ và kê khai thuế của văn phòng đại diện sẽ được thực hiện tập trung tại trụ sở chính.

➤ Địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa nên phải nộp lệ phí môn bài và thuế GTGT.

  • Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính thì doanh nghiệp kê khai, đóng thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
  • Địa điểm kinh doanh không cùng tỉnh với trụ sở chính thì kê khai, đóng thuế tại cơ quan quản lý thuế tại địa điểm kinh doanh;
  • Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng, khi hạch toán thuế địa điểm kinh doanh phải hạch toán phụ thuộc theo hình thức kê khai tập trung.

Xem thêm:

>> Cách kê khai thuế GTGT địa điểm kinh doanh khác tỉnh;

>> Cách lập tờ khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh.

Các câu hỏi liên quan đến đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

1. Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp là gì?

Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp như đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh, đơn vị trực thuộc không hoạt động kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị khác được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.


2. Cơ cấu của đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp?

Đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp gồm chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.


3. Phân biệt các loại đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp?

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có sự khác biệt về phạm vi hoạt động và vấn đề kê khai thuế, hạch toán kế toán.

>> Tìm hiểu chi tiết: Phân biệt các loại đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp.


4. Một doanh nghiệp có thể mở bao nhiêu đơn vị phụ thuộc?

Doanh nghiệp có thể đặt một hay nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.


5. Văn phòng đại diện có cần nộp lệ phí (thuế) môn bài không?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định đối với lệ phí môn bài của văn phòng đại diện có 2 trường hợp:

  • Nếu có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài;
  • Nếu không tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không nộp lệ phí môn bài.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH