Bạn muốn đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh nhưng gặp khó khăn về hồ sơ, thủ tục thành lập. Đừng bỏ qua các hướng dẫn chi tiết và lưu ý quan trọng sau.
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ khái niệm về địa điểm kinh doanh:
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.
Như vậy, địa điểm kinh doanh có thể hiểu là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và là nơi mà doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.
Ví dụ: Công ty Anpha có trụ sở chính ở quận Cầu Giấy, Hà Nội và một số cửa hàng của công ty tại Đống Đa, Nam Từ Liêm. Theo quy định hiện nay, ngoài trụ sở chính, công ty Anpha có thể lập địa điểm kinh doanh cho các cửa hàng đã nêu trên với điều kiện các cửa hàng đó phải có đăng ký kinh doanh.
Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định sau đây:
Tên địa điểm kinh doanh
Theo quy định tại Điều 20 của NĐ 78/2015 thì tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Ví dụ: ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ ABC
Nơi đặt địa điểm kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
- Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
Ví dụ: Công ty có trụ sở chính tại TP HCM. Theo nghị định cũ 78/2015 thì công ty muốn đăng ký địa điểm kinh doanh tại HÀ NỘI thì không được. Theo quy định mới của nghị định 108/2018 thì đăng ký được.
Phạm vi ngành nghề của địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.
Hồ sơ bao gồm:
TẢI MIỄN PHÍ Mẫu hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.
Cách nộp hồ sơ:
Có hai cách nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh là đăng ký qua mạng và nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT.
Cách 1: Nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng
Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua link: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/
Bước 1
|
Chọn phương thức nộp hồ sơ
- Nộp hồ sơ bằng: Chữ ký số công cộng
- Nộp hồ sơ bằng: Tài khoản đăng ký kinh doanh
|
Bước 2
|
Chọn loại đăng ký trực tuyến: thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc;
|
Bước 3
|
Chọn loại hình: đăng ký địa điểm kinh doanh
Nhập thông tin doanh nghiệp/đơn vị chủ quản
|
Bước 4
|
Chọn loại tài liệu (scan và tải tài liệu đính kèm)
|
Bước 5
|
Ký xác thực và nộp hồ sơ
|
Cách 2: Nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi hồ sơ lập địa điểm kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian giải quyết hồ sơ:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả xử lý hồ sơ;
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh, đồng thời cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ và các bạn nộp lại hồ sơ sửa đổi, bổ sung, sau đó chờ kết quả như ban đầu.
Dưới đây là 3 lưu ý cơ bản mà doanh nghiệp cần biết:
- Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng;
- Chế độ kế toán của địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính của công ty hoặc chi nhánh chủ quản;
- Địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản.
1. Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.
Hay nói cách khác, địa điểm kinh doanh có thể hiểu là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và là nơi mà doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.
2. Phải đặt tên địa điểm kinh doanh thế nào cho đúng?
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu. Hoặc bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp, và phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
3. Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?
Được. Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
4. Địa điểm kinh doanh có được sử dụng con dấu không?
Không. Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu.
5. Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế không?
Có. Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài hàng năm với số tiền: 1.000.000đ/năm.
Nếu thắc mắc của bạn không nằm trong số này, hoặc cần tìm hiểu kĩ hơn về thủ tục thì hãy liên lạc với Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Phạm Đức – Phòng pháp lý Anpha
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT