Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh - Mới

Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh như thế nào? Nên lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc cho chi nhánh? Tất cả sẽ được Anpha hướng dẫn giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Quy định về việc thành lập chi nhánh công ty

Khi doanh nghiệp ngày càng phát triển, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng thì thành lập chi nhánh là một trong những phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định rõ: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập nhằm thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm chức năng đại diện theo ủy quyền. 

Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh trong nước hoặc nước ngoài, cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với các quy định cơ bản như sau:

  1. Địa chỉ chi nhánh có thể trùng với địa chỉ công ty mẹ;
  2. Ngành nghề của chi nhánh công ty phải được đăng ký đúng với ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Có nghĩa là, chi nhánh công ty không được đăng ký mã ngành nghề mà công ty mẹ chưa đăng ký;
  3. Doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều chi nhánh tại một địa phương theo khu vực hành chính.

Trong phạm vi bài viết này, Anpha sẽ hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục thành lập công ty cùng tỉnh với công ty mẹ. Còn nếu bạn muốn mở chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ có thể tham khảo chi tiết tại bài viết thủ tục thành lập công ty khác tỉnh của Anpha.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh với công ty mẹ

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà chi tiết và mức độ phức tạp của hồ sơ, thủ tục mở chi nhánh công ty sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố sau:

➤ Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh

Hồ sơ đăng ký mở chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên:

  1. Thông báo về việc thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên;
  2. Bản sao chứng thực CCCD/CMND/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh;
  3. Bản sao quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh;
  4. Giấy ủy quyền (trường hợp không phải người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên.

Hồ sơ đăng ký mở chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

  1. Thông báo về việc thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  2. Bản sao chứng thực CCCD/CMND/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh;
  3. Bản sao quyết định và biên bản họp của hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh;
  4. Giấy ủy quyền (trường hợp không phải người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên.

Hồ sơ đăng ký mở chi nhánh công ty cổ phần:

  1. Thông báo về việc thành lập chi nhánh;
  2. Bản sao chứng thực CCCD/CMND/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh;
  3. Bản sao quyết định và biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;
  4. Giấy ủy quyền (trường hợp không phải người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần.

➤ Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty ở đâu?

Để đăng ký mở chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ, bạn có thể nộp hồ sơ theo 2 cách thức sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh, nơi công ty mẹ đang đặt trụ sở chính;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh, nơi công ty mẹ đang đặt trụ sở chính theo địa chỉ https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn.

➤ Thời gian xử lý hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

  • Trong vòng từ 3 - 5 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh, nộp lại hồ sơ.

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Hình thức hạch toán của chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ

Có 2 hình thức hạch toán chi nhánh bao gồm: hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc.

Khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty, bạn cần cân nhắc lựa chọn hình thức hạch toán phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vì việc lựa chọn hình thức hạch toán sẽ quyết định nhiều đến công việc phải thực hiện sau đó, chi tiết như sau:

Chi nhánh đăng ký hạch toán độc lập Chi nhánh đăng ký hạch toán phụ thuộc
Bắt buộc phải có con dấu riêng, chữ ký số riêng, tài khoản ngân hàng riêng với công ty mẹ Không bắt buộc phải có con dấu, chữ ký số và cũng không cần mở tài khoản ngân hàng riêng
Bắt buộc phải mua và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử riêng Không cần mua hóa đơn điện tử riêng, có thể sử dụng hóa đơn công ty đã mua để sử dụng
Kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT tại nơi đặt chi nhánh Kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT tại nơi đặt trụ sở chính
Kê khai và quyết toán thuế TNDN tại nơi đặt trụ sở chi nhánh Kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT tại nơi đặt trụ sở chính
Phải tự kê khai và nộp BCTC tại nơi đặt chi nhánh Công ty mẹ phụ trách kê khai và nộp BCTC cho chi nhánh
Lưu ý: 
  • Đối với chi nhánh hoạt động ngành ăn uống thì bắt buộc phải đăng ký hạch toán độc lập;
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập do chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí (thuế) môn bài trong thời hạn 3 năm (tính từ ngày chuyển đổi). Trong thời gian này, nếu doanh nghiệp thành lập chi nhánh thì chi nhánh cũng được miễn lệ phí môn bài.

Để được tư vấn hình thức hạch toán chi nhánh phù hợp cũng như tối ưu thời gian & chi phí mở chi nhánh thì bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Anpha - trọn gói chỉ 700.000 đồng.

GỌI NGAY

Lưu ý khi thành lập chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ

1. Về tên chi nhánh

  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu; phần tên riêng không sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”;
  • Tên chi nhánh phải bao gồm: Tên doanh nghiệp + cụm từ “Chi nhánh”;
  • Ngoài tên tiếng Việt, doanh nghiệp có thể đăng ký bằng tên nước ngoài và tên viết tắt theo quy định;
  • Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn ở trụ sở chi nhánh.

2. Về tính pháp lý

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân và không có vốn điều lệ. Do đó, chi nhánh chỉ có thể thực hiện các hoạt động trong phạm vi được ủy quyền của công ty.
  • Doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung con dấu của chi nhánh.

Các câu hỏi thường gặp khi lập chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ

1. Chi nhánh công ty là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập nhằm để thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh trong nước hoặc nước ngoài, cùng tỉnh hoặc khác tỉnh.


2. Chi nhánh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân không?

Theo Bộ Luật Dân sự, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân và không có vốn điều lệ. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.


3. Chi nhánh công ty có con dấu không?

Có. Con dấu chi nhánh sẽ được công ty mẹ quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu.


4. Hồ sơ và thủ tục thành lập chi nhánh công ty cùng 1 tỉnh được quy định như thế nào?

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà chi tiết và mức độ phức tạp của hồ sơ, thủ tục đăng ký mở chi nhánh công ty sẽ khác nhau, như theo loại hình doanh nghiệp, có vốn nước ngoài hay 100% vốn Việt Nam.


5. Chi nhánh hạch toán độc lập có vốn điều lệ không?

Như đã đề cập ở câu 2 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân và không có vốn điều lệ.


6. Chi nhánh hạch toán độc lập có phải khai báo thuế, lập báo cáo tài chính độc lập với công ty mẹ không?

Có. 

Theo quy định, chi nhánh hạch toán độc lập sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế tương tự như công ty mẹ: có con dấu, chứng từ sổ sách kế toán độc lập, được xuất hóa đơn… Vì vậy, chi nhánh hạch toán độc lập sẽ tự kê khai thuế theo quý, nộp thuế và làm báo cáo tài chính độc lập với công ty mẹ.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH